Thế nào là Gamification ? 

Gamification, hay "game hóa" là cách ứng dụng cơ chế, tính năng của game vào các lĩnh vực khác. 

Một số lĩnh vực có thể được game hóa là marketing, giáo dục, văn hóa doanh nghiệp, tuyển dụng và đào tạo, phát triển nhân sự... 

null                     

Gamification trong quản trị nhân sự

Theo quan điểm truyền thống, hoạt động được dán nhãn "trò chơi" có thể không được xem trọng và bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp trong môi trường đào tạo nhân sự.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận các lợi ích mà trò chơi mang lại, trong đó điều quan trọng nhất là nó giúp thay đổi tâm lý của nhân viên, từ "phải làm" thành "muốn chơi". 

Bản thân người từng chơi game sẽ hiểu cảm giác nỗ lực chinh phục một cấp độ để đi tiếp đã kích thích sự tham gia của họ như thế nào.

null                     

Một khảo sát từ Talent Ims cho thấy hiệu quả của Gamification, khi 79% nhân viên khẳng định họ có được động lực và mục đích tại nơi làm việc nhờ công việc được game hóa. 

Trong khi đó, 85% nói sẽ dành nhiều thời gian hơn cho phần mềm được game hóa và 97% nhân viên ở độ tuổi 45+ khẳng định game hóa cải thiện chất lượng công việc của họ.

Từ các số liệu trên, có thể thấy Gamification là công cụ đắc lực của nhà quản trị, giúp ích trong đào tạo nhân sự. 

Những ưu điểm khi áp dụng Gamification trong quản trị nhân sự

Khi được nhà quản trị ứng dụng khéo léo, sáng tạo, Gamification sẽ mang đến nhiều lợi ích, bởi khả năng khơi gợi cảm hứng và sự vui thích, cũng như tạo động lực. 

Thứ nhất, với Gamification, việc "học" sẽ được thay đổi thành "chơi", giúp các hạng mục đào tạo khô khan trở nên bớt nhàm chán. 

Nhà quản trị có thể kiểm soát chất lượng đào tạo thông qua hệ thống nhiệm vụ và đánh giá đúng mức độ phát triển kỹ năng của học viên, nếu áp dụng hình thức game nhập vai (RPG).

Gamification giúp các hạng mục đào tạo khô khan trở nên bớt nhàm chán. Gamification giúp các hạng mục đào tạo khô khan trở nên bớt nhàm chán.

Thứ hai, Gamification còn làm tăng sự gắn kết giữa nhân viên, vừa nâng cao tinh thần đồng đội, vừa cải thiện kỹ năng hợp tác, trong khi vẫn duy trì sự cạnh tranh lành mạnh. 

Ví dụ, nhà quản trị có thể xây dựng một "hệ thống nhiệm vụ" dành cho các nhóm nhân viên, với yêu cầu hoàn thành để tích lũy điểm thưởng và công khai bảng xếp hạng điểm tích lũy cho nhóm cùng cá nhân, đi kèm phần thưởng cụ thể cho từng cột mốc. 

Hệ thống được game hóa này sẽ giúp tăng cường sự cạnh tranh giữa các nhóm và giữa nhân viên với nhau, vì khi đã "vào cuộc chơi", ai cũng muốn được xếp hạng cao nhất để nhận thưởng. 

Do đó, với hoạt động trên, nhân viên sẽ có động lực để tiến bộ và vì tất cả đều chơi chung, cũng như có bảng xếp hạng công khai nên yên tâm về tính công bằng. 

Thêm vào đó, trò chơi chung này cũng là cách để nhân sự mới có trải nghiệm tại tổ chức khi được sớm gắn kết với các thành viên khác.

Gamification làm tăng sự gắn kết giữa nhân viên, vừa nâng cao tinh thần đồng đội, vừa cải thiện kỹ năng hợp tác, trong khi vẫn duy trì sự cạnh tranh lành mạnh. Gamification làm tăng sự gắn kết giữa nhân viên, vừa nâng cao tinh thần đồng đội, vừa cải thiện kỹ năng hợp tác, trong khi vẫn duy trì sự cạnh tranh lành mạnh.

Thứ ba, Gamification làm dữ liệu thú vị hơn. Bộ phận quản lí có thể tạo ra một hệ thống gamification để hướng dẫn các đối tác nhân sự của mình thông qua một tiến trình học tập có cấu trúc. 

Đơn cử, Bosch đã thiết lập một thẻ ghi điểm, thứ sẽ vạch ra con đường trở thành chuyên gia phân tích dữ liệu nhân sự. 

Thẻ điểm này xác định các hoạt động của nhân sự – đối tác chiến lược kinh doanh (HRBP) nên hoàn thành để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra. 

Ngoài việc tạo phiếu ghi điểm với các nhiệm vụ được nhắm mục tiêu, Bosch thành lập các nhóm HRBP khác nhau từ các quốc gia, địa điểm, bộ phận và cấp độ kinh nghiệm khác nhau để tham gia mô phỏng trường hợp kinh doanh.

Gamification làm dữ liệu thú vị hơn. Gamification làm dữ liệu thú vị hơn.

Các nhóm sẽ tập trung vào một điểm đau chung như giữ chân nhân tài hoặc lập kế hoạch cho việc kế nhiệm. Họ đã làm việc cùng nhau để tìm hiểu về phân tích dữ liệu, chia sẻ các thực tiễn tốt nhất và thử thách lẫn nhau.

Mỗi nhóm phát triển một kế hoạch hành động dựa trên những hiểu biết của họ và trình bày việc kế hoạch nhân sự có thể hỗ trợ kế hoạch kinh doanh như thế nào? 

Các HRBP rất thích cách tiếp cận này, và cho rằng “đây là một cách học năng động, cho phép họ hợp tác với nhau để cùng nhau giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và tìm ra giải pháp chung”.

Tổng hợp