1. Vui vẻ có điểm dừng
Tâm lý bị kìm hãm nhu cầu mua sắm, giải trí trong một thời gian dài dễ khiến chúng ta có xu hướng chi tiêu “quá trớn”.
Tuy nhiên, hãy luôn ghi nhớ lập kế hoạch cụ thể và lên danh sách chi tiêu một cách rõ ràng, từ tốn, hạn chế lãng phí tiền bạc, hay tệ hơn là rơi vào tình trạng nợ nần.
2. Luôn ghi nhớ mục đích tiết kiệm của bản thân
Đối với những người vẫn luôn duy trì thói quen tiết kiệm và cân bằng chi tiêu, hãy sử dụng khoản tiền đã tích góp được trong thời gian qua để thêm vào quỹ hưu trí của mình.
Hạn chế sử dụng toàn bộ số tiền tiết kiệm được trong đại dịch để sắm sửa sẽ giúp cho người tiêu dùng xây dựng được một quỹ tiết kiệm có lợi cho bản thân trong tương lai.
3. Thêm các khoản thu nhập thụ động
Nếu thời gian dịch bệnh khiến cho kế hoạch tiết kiệm tiền của bạn gặp khó khăn, bây giờ chính là thời điểm hoàn hảo để thiết lập cơ chế tiết kiệm tự động tại ngân hàng.
Mỗi khi nhận lương, một phần thu nhập của bạn sẽ được tự động chuyển vào tài khoản tiết kiệm, giúp xây dựng kế hoạch tiết kiệm thành công.
4. Duy trì các thói quen mua sắm tốt được hình thành trong thời gian dịch bệnh
Khi dịch bệnh diễn ra, để đảm bảo an toàn sức khỏe thì chúng ta luôn vào siêu thị trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể, với danh sách các món đồ cần mua trên tay.
Không chỉ đảm bảo an toàn sức khỏe, việc rút ngắn thời gian mua sắm còn giúp chúng ta tiết kiệm thêm tiền bạc, hạn chế mua sắm những thứ không cần thiết.
5. Loại bỏ những dịch vụ giải trí không cần thiết
Truyền hình cáp từ lâu đã không còn được ưa chuộng vì sự tụt hậu của nó trong kỷ nguyên số.
Các nền tảng phát sóng phim trực tuyến như Netflix, HBO Max,... có giá thành rẻ, nhiều ưu điểm vượt trội đã dần thay thế truyền hình cáp.
Hay đơn giản, ta chỉ cần kết nối internet là đã đã có thể xem được hàng loạt các chương trình hay bộ phim yêu thích.
Chính vì vậy, cắt bỏ hợp đồng truyền hình cáp chính là hành động thiết thực giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền mỗi tháng.
6. Suy nghĩ thấu đáo trước khi đầu tư vào bất động sản
Dịch bệnh khiến cho nhiều ngân hàng giảm mức lãi suất xuống gần như thấp nhất trong lịch sử.
Do vậy nhiều người nảy ra ý định mua nhà thời điểm này để tận dụng lợi thế chi phí lãi suất.
Tuy nhiên người tiêu dùng cần phải đặc biệt lưu ý rằng bất động sản có thể tăng cao đột ngột trong giai đoạn này.
Thiếu kiến thức về thị trường bất động sản và các chu kỳ tăng giá của nó có thể khiến chúng ta rơi vào tình trạng mua lỗ hay thậm chí là nợ nần vì mức lãi suất hoàn toàn có thể điều chỉnh trong thời gian tới.
7. Điều chỉnh thói quen mua hàng trực tuyến
Dịch bệnh đã góp phần thay đổi xu hướng mua hàng của người tiêu dùng thành mua sắm trực tuyến.
Vậy nhưng khi cuộc sống bình thường trở lại, chúng ta không nên lạm dụng việc mua sắm online này.
Các đợt giảm giá liên tục, kèm theo nhiều quảng cáo hấp dẫn từ các trang thương mại điện tử dễ khiến người dùng rơi vào cái bẫy mua hàng.
Chúng ta mua hàng chỉ vì nhìn món hàng đó giá rẻ, có vẻ ngoài hấp dẫn mà không thực sự suy nghĩ đến tính ứng dụng của nó trong đời sống hằng ngày.
Hạn chế mua sắm online sẽ giúp người tiêu dùng tiết kiệm được các khoản chi tiêu không thiết thực.
8. Đầu tư nâng cao giá trị bản thân
Trong thời gian dịch bệnh, nhiều người lao động bị sa thải hoặc cắt giảm lương.
Thực trạng này vô hình chung đã thúc đẩy mọi người nhận ra được sự quan trọng của việc nâng cấp bản thân, nâng cao chuyên môn, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, đầu tư cho giáo dục,...
Khi nền kinh tế dần phục hồi, những người có khả năng vượt trội sẽ dễ dàng tìm thấy những cơ hội mới.
9. Cân nhắc ngân sách của các hoạt động thể thao
Trong thời gian dịch bệnh, nhu cầu tập luyện thể thao của chúng ta cũng bị hạn chế vì lệnh giãn cách.
Do đó, phần lớn mọi người đã đầu tư thêm các thiết bị tập thể dục tại nhà để có thể rèn luyện sức khỏe.
Tuy nhiên hiện nay, chúng ta đã có thể tới phòng tập, các thiết bị tập luyện tại nhà nhiều khả năng sẽ ít được sử dụng đến.
Chính vì vậy, người tiêu dùng hãy cân nhắc và kiểm soát tốt chi tiêu trong khía cạnh này để không lãng phí tiền bạc.
10. Xem xét lại tất cả các thói quen trong thời gian dịch bệnh
COVID-19 đã tạo ra nhiều thói quen mới cho tất cả chúng ta.
Một vài trong số đó có thể kể đến như dịch vụ giao đồ ăn hoặc các dịch vụ tại gia.
Để tiết kiệm chi tiêu thì đây chính là lúc bạn cần phải cân nhắc lại tất cả các thói quen ấy, thói quen nào có lợi nên được duy trì và thói quen nào gây ra thâm hụt ngân sách nên loại bỏ.