1. Pirates of Silicon Valley (1999)

Pirates of Silicon Valley (1999). Pirates of Silicon Valley (1999).

Đây là một bộ phim kinh điển cho thấy khởi đầu của Steve Jobs và Bill Gates khi họ xây dựng đế chế công nghệ của riêng mình vào những năm 1980s.

Câu chuyện với 2 nhân vật lừng lẫy trong giới công nghệ cho đến tận bây giờ. Một sự đối đầu của 2 ông lớn là Apple và Microsoft cạnh tranh nhau từng miếng đất màu mỡ của sự phát triển hệ điều hành.

Bộ phim nêu lên những thử thách, thành tựu và sự ganh đua của họ, cũng như sự khác biệt trong cách mà các vị cha già công nghệ này quản lí kinh doanh.

Bộ phim mang lại thông điệp rằng, nếu có ai đó bắt chước ý tưởng của bạn thì cũng không hề hấn gì. Quan trọng là cách bạn thực hiện nó và làm tốt tới mức nào. Không ai có thể bắt chước bạn ở khoản đó.

2. “The social network”

“The social network”. “The social network”.

Một bộ phim khắc họa hành trình đi đến thành công của tỷ phú trẻ nhất thế giới - Mark Zuckerberg bằng mạng xã hội Facebook.

Bộ phim là câu chuyện về chàng sinh viên Mark Zuckerberg của đại học Harvard. Sau một lần bị cho thôi học 6 tháng vì đột nhập vào mạng và làm nghẽn mạng của trường, Zuckerberg được cặp song sinh Cameron và Tyler Winklevoss tìm đến, đề nghị anh làm lập trình viên cho website Harvard Connection dành riêng cho sinh viên Harvard.

Zuckerberg từ chối lời đề nghị này, nhưng sau đó đã cùng người bạn thân Eduardo Saverin góp vốn thành lập Facebook (tên ban đầu là Thefacebook).

Trong The Social Network, ban đầu Zuckerberg đã có thể tự mình ra mắt Facebook. Tuy nhiên sau đó anh đã kêu gọi người bạn thân nhất trở thành đối tác kinh doanh để cùng khởi động dự án này.

Và khi câu chuyện tiếp diễn, người xem thấy được sự rạn nứt dần xuất hiện khi giữa 2 người tồn tại những ý kiến phát triển công ty khác nhau. Cuối cùng cả hai đường ai nấy đi.

Không chỉ trong The Social Network, mà ngay trong cuộc sống hiện tại, có rất nhiều ví dụ chứng minh cho câu nói: bạn tốt chưa chắc là đồng nghiệp tốt.

Vậy nên những người chủ doanh nghiệp cần cẩn thận, không mạo hiểm sự phát triển của doanh nghiệp và các mối quan hệ bạn bè của mình.

3. Sói già phố Wall

Sói già phố Wall. The Wolf of wall street (Sói già phố Wall).

The Wolf of Wall Street (Sói già phố Wall) là một bộ phim tiểu sử, hài châm biếm (dark comedy) dựa theo cuốn hồi ký của Jordan Belfort.

Jordan Belfort đi lên từ bàn tay trắng, tạo ra sự nghiệp đồ sộ cho riêng mình. Tuy nhiên, không giống như những bộ phim khởi nghiệp trước.

Ngoài nhắc đến tài năng của ông, phim còn mang đến thông điệp cảnh tỉnh cho những người có cách làm giàu không trong sạch. Sự gian dối, lừa bịp và tham lam rốt cục sẽ không mang đến cái kết mỹ mãn.

4. Triệu phú khu ổ chuột

Triệu phú khu ổ chuột. Triệu phú khu ổ chuột.

Bộ phim kể lại câu chuyện của một chàng trai trẻ xuất thân từ khu ổ chuột Juhu ở Mumbai khi cậu tham gia chương trình truyền hình “Ai là triệu phú?” phiên bản Ấn Độ. Anh đã trả lời được chính xác các câu hỏi khiến mọi người phải đặt ra một nghi vấn lớn: Đây là Thiên tài hay Kẻ gian lận

Bộ phim cho chúng ta thấy rằng kiến thức không chỉ đến từ sách vở và trường lớp mà còn là từ những trải nghiệm cuộc sống.

Kiến thức của Jamal không đến từ những buổi học được phụ huynh trả tiền, cắp sách đi và cắp sách về, kiến thức của cậu là đến từ những trải nghiệm đau khổ của một đời sống đói nghèo trong khu ổ chuột, là những lần nhảy xuống hố phân, là khi chứng kiến người mẹ thân thương của mình bị đánh chết vì mâu thuẫn tôn giáo, là quãng thời gian bị bắt đi ăn xin ăn cắp…

5. The Pursuit of Happyness (2006)


The Pursuit of Happyness (2006). The Pursuit of Happyness (2006).

The Pursuit of Happyness là một bộ phim được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật về Chris Gardner - một doanh nhân nổi tiếng tại Mỹ.

Câu chuyện kể về một người bán hàng phải sống chật vật, Chris Gardner (Will Smith), một người đã mất tất cả, bao gồm người vợ, căn nhà và tiền bạc của mình.

Thay vì chìm đắm trong than vãn oán trách và thất bại, Chris đã tự mình vực dậy, làm việc chăm chỉ hơn và khôn ngoan hơnđể khiến cuộc sống của mình và con trai tốt đẹp hơn.

Một câu thoại kinh điển trong phim cũng như là một lời khuyên cho các bạn trẻ:

“Đừng bao giờ cho phép một ai bảo rằng con không thể làm điều gì đó. Ngay cả bố. Con có giấc mơ, thì con phải bảo vệ nó. Người ta không thể tự làm điều gì, thì họ cũng muốn cho con biết rằng con không thể làm điều đó. Con muốn gì, hãy giành lấy nó. Chấm hết. Được chứ?” - Chris Gardner

6. The founder (Nhà sáng lập)

The founder (Nhà sáng lập). The founder (Nhà sáng lập).

Đây là Bộ phim có thật kể về câu chuyện lịch sử của Đế chế thức ăn nhanh hàng đầu của Thế giới Mc Donald’s.

Đó là câu chuyện của Ray Kroc, chỉ ra cách phát triển và mở rộng doanh nghiệp, để nhiều người biết đến nó hơn.

Khi khai trương cửa hàng đầu tiên ông thấy không lớn như mong đợi, ông đã quyết định làm lại Đại khai trương nhằm mục đích làm cho nhiều người biết đến Mac Donald’s và đến Mac Donald’s ăn sau đó nhiều hơn. Và ông đã rất thành công với quyết định đó.

Ray Kroc đã làm cho nhiều người biết đến bằng cách phát triển mô hình franchising (nhượng quyền kinh doanh). Ông vận động người nhà, họ hàng và bạn bè thân thiết, mỗi người làm chủ một cửa hàng để đồng loạt cho ra đời những nhà hàng McDolnald’s lớn nhỏ khác nhau nhưng y hệt nhau về cách thức tổ chức, sản phẩm, hình thức, màu sắc biển hiệu.

Đây là câu chuyện có thật nên các chiến lược kinh doanh trong phim đều có thể áp dụng trong thực tế và trong mọi thời đại.

7. Whiplash

Whiplash. Bộ phim Whiplash đã thắng nhiều hạng mục quan trọng tại giải Oscar lần thứ 87.

Nội dung phim xoay quanh Andrew Neyman – một sinh viên đang theo học tại học viện âm nhạc Shaffer. Anh đã nuôi dưỡng ước mơ trở thành một tay trống điêu luyện từ khi còn là một đứa trẻ.

Có 3 từ để diễn tả hành trình theo đuổi đam mê của Andrew Neyman đó là: máu, nước mắt và vinh quang.

Bài học lớn nhất được rút ra từ bộ phim: bất cứ thành công nào cũng đều phải trải qua một thời gian dài ngập chìm trong máu và nước mắt. Một hành trình không hề dễ dàng nhưng sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.

8. Emily in paris

Emily in paris. Emily in paris season 2.

"Emily in Paris" là một trong những bộ phim gây được tiếng vang lớn ở Netflix khi đứng top 1 trending trong tuần đầu tiên công chiếu.

Bộ phim xoay quanh cuôc sống của cô gái tên Emily, tốt nghiệp chuyên ngành thạc sĩ marketing, Emily như có một chiếc bánh từ trời rớt xuống khi công ty cho sang Paris.

Emily không biết tiếng Pháp, cũng không có nhiều kiến thức về văn hoá con người nơi đây. Nhưng nếu như không có kiến thức về văn hoá, con người, ngôn ngữ Pháp việc cần làm là tận dụng mọi cơ hội để học tập và xây dựng thương hiệu cá nhân.

Emily có rất nhiều ý tưởng sáng tạo trong đầu và luôn tận dụng mọi cơ hội mà cô “chớp” được để khai thác và áp dụng vào công việc của mình.

Ví dụ điển hình khi Emily được giao phụ trách một nghệ sĩ nổi tiếng của Mỹ sang Pháp để quảng bá sản phẩm, cô đã nhanh trí gợi ý cho nghệ sĩ ấy mặc trang phục của một thương hiệu thời trang – vốn đang là khách hàng của công ty cô.

Nhờ đó mà Emily có thể quảng cáo chéo trên cả hai tài khoản mạng xã hội, thu hút lượng tương tác đáng kể.

9. Itaewon Class

Itaewon Class. Itaewon Class (2020).

Đầu năm 2020, Itaewon Class là bộ phim được quan tâm nhất với nội dung đặc sắc, xoay quanh con đường khởi nghiệp của nhân vật Park Sae Ro Yi.

Anh từng có quá khứ tù tội, không học hết cấp 3 nhưng lại nuôi tham vọng mở quán tại nơi sầm uất nhất Hàn Quốc - Itaewon.

Anh chàng tự lập cho mình những mục tiêu ngắn hạn để hướng tới kế hoạch to lớn "sau 10 năm sẽ có tiền mở nhà hàng ở Itaewon" và luôn kiên định với ước mơ của mình.

Các mục tiêu ngắn hạn lần lượt là “sau 2 năm sẽ có chứng chỉ trở thành thủy thủ tàu viễn phương”, “sau 7 năm làm việc trên tàu sẽ tiết kiệm đủ tiền mở nhà hàng” và cuối cùng là “dành 1 năm chuẩn bị mở nhà hàng”.

Điểm chung của tất cả mục tiêu này chính là sự rõ ràng thể hiện qua con số cụ thể.

Đối với người bắt đầu khởi nghiệp, những mục tiêu “tốt” rất quan trọng. Cần tránh việc duy trì những mục tiêu mơ hồ vì điều này khiến các kế hoạch không thực tế, không có thời gian hạn định, dẫn đến hiệu quả công việc không cao.

10. La La Land

La La Land. La La Land kể về chuyện tình của cặp đôi trẻ.

La La Land kể cho chúng ta câu chuyện về một cô diễn viên trẻ Mia, một nhạc công chơi Jazz Sebastian cùng những ước mơ và tình yêu của họ thời trẻ.
Đây là một bộ phim buồn, nhưng lại rất đời và nó lột tả đúng cái chông chênh của những người trẻ khi phải đứng giữa hai lựa chọn khó khăn: tình yêu hay sự nghiệp?
Đoạn tình yêu không trọn vẹn của Mia và Sebastian khiến chúng ta nhận ra một hiện thực phũ phàng rằng chúng ta chẳng thể nào có được tình yêu viên mãn lẫn sự nghiệp thành công khi chúng ta vẫn đang trầy trật trên con đường khẳng định mình.
Chúng ta buộc phải lựa chọn giữa tình yêu và sự nghiệp. Thậm chí, còn phải học cách hy sinh để đạt được mục đích.

11.Jiro Dream of Sushi

Jiro Dream of Sushi. Jiro Dream of Sushi (2011).

Bộ phim đã khắc họa cuộc đời ông Jiro Ono, người được mệnh danh là nghệ nhân sushi vĩ đại nhất vẫn còn sống.

Bên cạnh sự khiêm tốn, đạo đức nghề nghiệp và khát vọng đạt đến sự hoàn hảo, khả năng quản lý kèm kỹ thuật sáng tạo đã giúp ông mang về nhà hàng của mình ba ngôi sao Michelin trong mười hai năm liên tiếp.

Bài học đút kết qua bộ phim này, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ phát triển mạnh khi có sự kết hợp giữa tính kiên trì, niềm đam mê và sáng tạo của một doanh nhân. Hãy phấn đấu đạt đến sự hoàn hảo trên con đường tìm kiếm thành công.

12. Start up

Nội dung xoay quanh những người trẻ bắt đầu sự nghiệp ở Sand Box - nơi được mệnh danh là "thung lũng Silicon của Hàn Quốc".

null

Trong đoạn kết của tập 4, Do-san phải lựa chọn giữa Đội Dal-mi hoặc Đội In-jae. Dal-mi thiếu kinh nghiệm và thiếu chứng chỉ - thậm chí cô ấy còn không có bằng đại học. Mặt khác, In-jae có kinh nghiệm làm giám đốc điều hành công ty của cha dượng.

Tuy nhiên sự khác biệt chính giữa cách tiếp cận của Dal-mi và In-jae là Dal-mi yêu cầu Do-san tuyển dụng cô ấy , trong khi In-jae muốn tuyển dụng Do-san .

Do-san nói với bạn bè của mình rằng nếu họ chọn Dal-mi, họ sẽ là đồng đội bình đẳng, nhưng nếu họ chọn In-jae, họ sẽ làm việc cho cô ấy với tư cách là cấp dưới của cô ấy.

Qua bộ phim cho ta thấy, đồng đội chính là yếu tố then chốt trong hành trình khời nghiệp, một đội ngũ làm việc ăn ý với nhau sẽ mang đến một sức mạnh to lớn để đi tới thành công.

13. Queen’s Gambit

Queen’s Gambit. Queen’s Gambit do Anya Talor-Joy thủ vai chính.

Queen’s Gambit lấy bối cảnh thập niên 60s, thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô ảnh hưởng toàn cầu.

Liên Xô có phần vượt trội hơn Mỹ trong việc đào tạo ra các kỳ thủ cờ vua hay các đại kiện tướng, nhân vật Borgov trong phim là một điển hình.

Với Beth Harmon (Anya Taylor-Joy đóng) thì hoàn toàn ngược lại. Cô không được tài trợ từ chính phủ, trưởng thành trong nhà tình thương và học đánh cờ từ một nhân viên lao công già nhưng Beth lần lượt giành chiến thắng tại các cuộc thi ở bang Kentucky, nước Mỹ và cả thế giới.

Thành công của Beth không đơn giản là tài năng thiên phú mà đến từ nỗ lực phi thường, sự say mê và khổ luyện của cô. Khi tình yêu dành cho một điều gì đó đủ lớn, người ta có đủ sức mạnh để vượt qua mọi trở ngại, thách thức để đi đến đích cuối cùng của con đường.

14. Facing the giants winthin

Facing the giants winthin. Facing the giants winthin.

Bộ phim kể về câu chuyện của một người đàn ông thất bại, một huấn luyện viên tên là Christian, ông dạy môn bóng bầu dục trong trường trung học Eagles Shiloh của Mỹ. Trong sáu năm huấn luyện, ông chưa bao giờ dẫn dắt Eagles Shiloh của mình tới chiến thắng.

Ông đã lên kế hoạch thay đổi niềm tin cả đội, bằng cách thay đổi niềm tin của người có nhiều ảnh hưởng nhất: đội trưởng Brock.

Sau đó, ông tiếp tục hướng dẫn, thúc đẩy mỗi người nỗ lực tối đa, và thúc đẩy họ tin rằng họ có thể chiến thắng dưới sự hướng dẫn của Thượng Đế. Sự thay đổi tích cực của đội bóng đã lan ra trong trường.

Qua bộ phim cho ta thấy, những trận chiến cuộc đời không phải lúc nào cũng thuộc về những kẻ mạnh, nhưng sớm muộn thì người chiến thắng là người nghĩ rằng mình có thể.

Bộ phim truyền động lực mạnh mẽ cho người xem về tinh thần làm việc, niềm tin vào cuộc sống.

15. Likes Star on Earth (Cậu bé đặc biệt)

"Tất cả những đứa trẻ đều có tài năng nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng leo cây thì cả đời nó sẽ tin mình vô dụng." - lời thoại được trích ra từ bộ phim

Likes Star on Earth (Cậu bé đặc biệt). Likes Star on Earth (Cậu bé đặc biệt).

Một bộ phim Ấn, kể về một cậu bé 8 tuổi tên Ishaan. Mặc dù cậu bé rất giỏi vẽ, nhưng thành tích học tập thấp kém của cậu kiến ba mẹ cậu phải gửi Ishaan vào trường nội trú.

Gần như rơi vào tình trạng tự kỷ do phải xa gia đình, sống trong sự kỳ thị của mọi người thì Ishaan gặp người thầy giáo của mình, thầy đã giúp Ishaan đã trở lại với đam mê vẽ và cha mẹ cũng nhận ra được tài năng của cậu và ủng hộ cậu.

Qua bộ phim về thầy trò Ishaan, những thầy cô giáo đang trực tiếp đứng trên bục giảng nhận ra một chân lí giản dị mà sâu sắc “Khoảng cách giữa thiên tài và người đần độn chỉ khác nhau ở người chỉ dẫn”.

Một người thầy giỏi không chỉ có nhiều kiến thức uyên thâm mà chính là có bao nhiêu học trò thay đổi tốt lên mỗi ngày.

Tổng hợp