Sinh viên từ các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm Đại học RMIT Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh/ Viện Đào Tạo Quốc Tế (UEH/ISB), Đại học Tôn Đức Thắng (TĐT), và Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh (HCMUT) đã được mời tham gia cuộc thi Design Factory với mục tiêu chung là “thiết kế giải pháp loại trừ rác thải nhựa”.

Để định hướng chính sách cho cuộc thi, những người phụ trách tổ chức cuộc thi đã nhờ đến sự hỗ trợ từ Hà Lan - quốc gia sớm nhìn nhận tiềm năng của nền kinh tế tuần hoàn (circular economy).

Tiến sĩ Carel Richter - Tổng lãnh sự Hà Lan tại Việt Nam kiêm một trong những giám khảo của cuộc thi. Tiến sĩ Carel Richter - Tổng lãnh sự Hà Lan tại Việt Nam kiêm một trong những giám khảo của cuộc thi.

Tiến sĩ Carel Richter - Tổng lãnh sự Hà Lan tại Việt Nam kiêm một trong những giám khảo của cuộc thi, đã đề cập đến tính cấp thiết của vấn đề, và vai trò của ngành thiết kế trong cam kết đảm bảo phát triển hoàn toàn nền kinh tế tuần hoàn vào năm 2050.

Trong Đêm Chung Kết vào ngày 18/03, các đội đã có cơ hội trình bày ý tưởng trước hội đồng ban giám khảo, sinh viên và công chúng. Các đội chiến thắng cũng đã được công bố ngay trong đêm hôm đó.

“Infinity Rollers Plastic Savior” - nhóm Tensai (TĐT)

Ý tưởng này đã chiến thắng với 31% phiếu bầu thông qua bình chọn trực tuyến của khán giả và nhận được một trong 3 giải thưởng của ban giám khảo.

Theo khán giả lẫn giám khảo, dự án này có triển vọng và khả năng tạo tác động lớn, cũng như tính khả thi và khả năng triển khai trên thị trường.

Thành viên nhóm Tensai (Đại học Tôn Đức Thắng) - chủ nhân của dự án “Infinity Rollers Plastic Savior”. Thành viên nhóm Tensai (Đại học Tôn Đức Thắng) - chủ nhân của dự án “Infinity Rollers Plastic Savior”.

Về dự án, Tensai đã đề xuất tạo ra hệ thống con lăn phân chia làn đường nội ô thành phố từ cao su HDPE và EPDM đã qua tái chế, hỗ trợ đưa phương tiện giao thông trở lại đường một cách an toàn trong trường hợp xảy ra va chạm.

Tại Việt Nam, chấn thương do tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho những người trong độ tuổi 15-29. Do đó, ý tưởng của Tensai không những khả thi, mà còn góp phần giải quyết một vấn đề cấp bách khác trong xã hội.

“Solve the Pen-demic” - nhóm 3T (UEH)

Đối với dự án này, nhóm đã đề xuất lắp đặt các điểm thu thập và phân loại bút nhựa tại các trường học, văn phòng và nhiều địa điểm công cộng khác.

Nhựa sau đó sẽ được nấu chảy để tạo thành các loại bàn ghế nhiều màu sắc và vững chãi, cung cấp cho các trường học với khả năng kinh tế eo hẹp tại nhiều tỉnh thành Việt Nam.

Nhờ ý tưởng đó, nhóm đã nhận được Giải thưởng ban giám khảo thứ hai.

Nhóm 3T (Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) - chủ nhân của dự án “Solve the Pen-demic”, đã giành giải thưởng ban giám khảo. Nhóm 3T (Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) - chủ nhân của dự án “Solve the Pen-demic”, đã giành giải thưởng ban giám khảo.

Giải pháp biến đổi EPS của nhóm Green Dreamer (UEH)

Giải thưởng ban giám khảo cuối cùng thuộc về ý tưởng của nhóm Green Dreamer (UEH), nhằm biến chất thải polystyrene (EPS) thành chất hấp thụ dầu và thuốc nhuộm để giải quyết sự cố tràn dầu, đồng thời cũng là một giải pháp xử lý nước thải.

Thành viên ban giám khảo Alex Huỳnh thuộc Phoenix Holdings - một công ty đầu tư, sở hữu lợi tức kinh doanh tại chuỗi nhà hàng McDonald's tại Việt Nam và chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-11, đã khen ngợi nỗ lực của nhóm và “ngỏ lời” về khả năng hợp tác trong tương lai.

Tổng hợp