Xuất hiện với vai trò khách mời trong “The Quốc Khánh Show”, Đoàn Kiều My - Founder YellowBlocks chia sẻ về ba làn sóng khởi nghiệp công nghệ trên thế giới.
Làn sóng thứ nhất là sự bùng nổ của các công ty công nghệ Dotcom khi internet phát triển.
Làn sóng thứ 2 là nền kinh tế chia sẻ với những cái tên như Uber, Airbnb...
Làn sóng thứ là 3 những khái niệm mới mẻ về Deep Tech.
Làn sóng thứ nhất đi cùng sự bùng nổ của các công ty công nghệ Dotcom
Làn sóng khởi nghiệp đầu tiên bắt đầu từ năm 1985 - 1999.
Tất cả những gì diễn ra ở thời đại này là về việc xây dựng cơ sở hạ tầng và nền tảng cho một thế giới trực tuyến.
Làn sóng này được dẫn dắt bởi các công ty đã đặt nền móng để xây dựng Internet như:
Apple, Cisco, IBM, Sun Microsystems, Sprint.
Các công ty này đã phát triển phần cứng, phần mềm và mạng mà mọi người cần để kết nối với internet và với nhau.
Nhóm những người tiên phong trực tuyến này đã chống lại tất cả.
Họ phải mặc cả để giảm chi phí kết nối toàn cầu.
Họ đã phải cầu xin các nhà sản xuất PC xem xét việc sản xuất máy tính của họ với modem tích hợp sẵn.
Cùng với đó, họ phải làm việc với nhau để hình thành quan hệ đối tác và ảnh hưởng đến các chính sách.
Họ đã phải chiến đấu vì mọi thứ.
Những gì những người tiên phong hy sinh đã mang lại cho thế hệ những nhà đổi mới tiếp theo một nền tảng phong phú để xây dựng trên đó.
Giai đoạn này cũng chứng kiến sự sụp đổ của bong bóng Dotcom.
Dù vậy vẫn còn nhiều công ty trụ lại và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.
Công ty Dotcom mang đến làn sóng mới cho nền kinh tế thế giới những năm 1990.
Giá trị công ty tăng mạnh hơn bất kỳ ngành công nghiệp nào khác cùng thời kỳ.
Đáng chú ý là trên thực tế doanh nghiệp internet này có rất ít tài sản vật chất mà vẫn được định giá rất cao trên thị trường chứng khoán.
Amazon là một trong số ít công ty thành công, sống sót sau sự sụp đổ của vụ nổ bong bóng Dotcom.
Mức giá bán lần đầu tiên của công ty trung bình 1$/cổ phiếu và tăng gần 5$ năm 1997.
Đến đầu tháng 1/1998 giá cổ phiếu tăng vọt lên 92$ và năm 1999 đạt 100$/cổ phiếu.
Sau khi bong bóng vỡ, giá cổ phiếu giảm sâu còn 6-7$/cổ phiếu.
Phải mất gần 10 năm đến 2010, cổ phiếu Amazon mới bắt đầu tăng trở lại và có lúc đạt 3.000$/cổ phiếu trong năm 2020.
Hiện tại doanh nghiệp này có mức tăng trưởng bền vững và vẫn tiếp tục duy trì, hiện là một trong những công ty tỷ đô.
Trải qua thời kỳ khó khăn này đã khiến Amazon trở thành một trong những công ty dẫn đầu cho làn sóng khởi nghiệp công nghệ thứ 2.
Làn sóng thứ hai gắn liền với nền kinh tế chia sẻ
Từ năm 2000 - 2015 với sự gia tăng sử dụng Internet, sự thích nghi của điện thoại thông minh theo cấp số nhân, thời đại này được gọi là làn sóng khởi nghiệp thứ hai.
Cũng bởi vậy mà dẫn đến sự bùng nổ của việc tạo ra phương tiện truyền thông xã hội.
Nền kinh tế ứng dụng thịnh vượng dẫn đầu bởi:
Amazon, Google, Facebook, UBER, Flipkart, Ola, Inmobi.
Làn sóng thứ hai là về việc kế thừa từ làn sóng thứ nhất.
Khác với làn sóng trước, làn sóng này không đòi hỏi phải đấu tranh nhiều để thiết lập chính sách, tìm kiếm quan hệ đối tác và phát triển sự kiên trì trong chu kỳ bán hàng.
Thời gian này có rất nhiều sự đầu vào công nghệ và không có nhiều cạnh tranh.
Giai đoạn này gắn với nền kinh tế chia sẻ.
Kinh tế chia sẻ là một mô hình thị trường lai (ở giữa sở hữu và tặng quà) trong đó đề cập đến mạng ngang hàng dựa trên chia sẻ quyền truy cập vào hàng hóa và dịch vụ.
Nền kinh tế chia sẻ dựa trên các nền tảng kỹ thuật số, trong đó khách hàng có quyền truy cập vào hàng hóa và dịch vụ hữu hình hay vô hình .
Một số tác giả khẳng định rằng nền kinh tế chia sẻ đã bắt đầu với công cụ Web 2.0 vì người dùng có khả năng chia sẻ thông tin, kiến thức và các nguồn lực khác
Giữa năm 2011 và 2012, thuật ngữ “nền kinh tế chia sẻ” được đưa ra bàn luận trên nhiều diễn đàn.
Đó là do một số mô hình kinh doanh thành công dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ số ở Thung lũng Silicon là Airbnb và Uber.
Làn sóng thứ hai này làm cho mọi thứ có thể sao chép ở quy mô và khả năng mở rộng vô hạn.
Thiết bị thông minh đã trở thành cổng thông tin để Internet có thể tiếp cận với thế giới của chúng ta.
Nhà cửa, nơi làm việc, xe cộ tất cả đều được ứng dụng công nghệ vào thế giới thực.
Có cảm giác như cánh cổng này một khi đã mở ra thì không thể đóng lại được và đây là lúc làn sóng thứ ba đến.
Làn sóng thứ ba và những ứng dụng của Deep Tech
Deep Tech (Công nghệ nền tảng hay công nghệ sâu) là thuật ngữ dùng để chỉ công nghệ kỹ thuật cơ bản, sử dụng các lý thuyết khoa học được khám phá trước đó cho các ứng dụng thực tế.
Từ đó tạo nên sự dịch chuyển tiến hóa tiếp theo trong công nghệ.
Các công nghệ nền tảng có thể kể đến là AI, Blockchain, Cloud, Data…
Chị Đoàn Kiều My cho biết làn sóng thứ ba đã bắt đầu nổi lên từ cách đây 4 năm, tại ngày giới thiệu thử nghiệm Demo Day của vườn ươm YCombinator mùa đông 2016.
Xem thêm: Nữ tướng công nghệ tiên phong và quan điểm “Thành công đòi hỏi đủ cần cù, đủ thông minh”
Sự kiện đó có sự xuất hiện của hơn 20% Startups ra mắt các sản phẩm thuộc nhóm công nghệ nền tảng (Deep Tech):
Từ robot nông nghiệp, chẩn đoán siêu âm, tới thông tin liên lạc không gian, phương tiện phóng lên quỹ đạo, máy bay siêu âm.
Startup Deep Tech nhắm tới mục tiêu cung cấp công nghệ dựa trên tiến bộ khoa học và đổi mới kỹ thuật công nghệ cao.
Hành trình này đòi hỏi những bài toán R&D dài hơi, kỳ công và yêu cầu sự đầu tư lớn và nghiêm túc để thu được thành quả.
Sau bước hiểu về bản chất, các Startup giờ đây có thể kết hợp nền tảng công nghệ mới, từ đó sẽ hình thành nên những thế hệ Deep Tech ngày càng tối ưu hóa thị trường hơn.
Công nghệ này có thể ứng dụng vào đời sống thay vì chỉ chú trọng tập trung vào những nghiên cứu khoa học mang tính vĩ mô như:
Tìm ra thuốc điều trị ung thư, ký sinh trùng giúp tiêu hủy rác thải nhựa trong vòng vài tháng…
Trong tương lai 10 năm nữa, chúng ta sẽ thấy công nghệ Deep Tech được ứng dụng rộng rãi sử dụng khắp mọi nơi, mọi ngóc ngách của đời sống.
Xem link video đầy đủ buổi trò chuyện của chị trong “The Quốc Khánh Show” tại đây.