Thời điểm đại dịch là mối nguy nhưng cũng là cơ hội để nhiều doanh nghiệp dịch vụ số tăng trưởng.
Thời điểm đại dịch là mối nguy nhưng cũng là cơ hội để nhiều doanh nghiệp dịch vụ số tăng trưởng.

1. Hỗ trợ tư vấn sức khoẻ qua Livestream/Video 

Sự gia tăng thời gian sử dụng Internet khiến hành vi người dùng thay đổi, và cần các hình thức giao tiếp có tương tác cao.

Ví dụ tại Trung Quốc nơi thực hiện cách ly diện rộng trong từ thời điểm Tết Nguyên đán tới nay, số liệu cùng lúc của Dentsu Aegis Network (DAN) cho thấy lượng người dùng hàng ngày các ứng dụng video đã tăng 42% so với Tết Nguyên đán năm 2019, trong khi thời gian dành cho nền tảng nhắn tin trực tuyến (OTT) tăng 20%.

Nội dung phát trực tiếp đang cho thấy sự tăng trưởng đột biến, bởi ngày càng có khi nhiều người dành thời gian ở nhà.

Điều này dẫn tới khả năng sản xuất và tiêu thụ loại hình nội dung video (Livestream, short video, Vlog, blogger,…) gia tăng.

Chính vì vậy các sản phẩm tư vấn/hỗ trợ sức khoẻ qua video đang trở thành xu hướng mới.

Theo Reuters, một ứng dụng phát trực tiếp các buổi tập luyện tại nhà – Keep Lives đã tăng 15% doanh thu kế từ Tết Nguyên đán tới nay.

Tại Việt Nam, các ứng dụng tư vấn sức khoẻ qua video call cũng bắt đầu xuất hiện trên thị trường sau dịp Tết Nguyên đán 2020, đang có tỷ lệ tăng trưởng tốt, khoảng 20-30% mỗi tháng và mang lại những hiệu quả tích cực cho người dùng, thị trường.

Nhiều phòng tập, đơn vị y tế cũng cho ra mắt chương trình video huấn luyện online, hay trao đổi với bác sĩ qua video trực tiếp.

2. Tận dụng thương mại điện tử

Chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng nhanh qua thương mại điện tử tại Trung Quốc đã tăng 36,2%.

Ngoài thương mại điện tử, chúng bao gồm các lĩnh vực đào tạo từ xa, chơi game, phát trực tiếp, giải trí ảo, điện thoại/công nghệ y tế/bảo hiểm và phần mềm giao tiếp doanh nghiệp/làm việc từ xa cũng đang cho thấy tốc độ tăng trưởng nóng.

Alibaba trong quý I/2020, đã ra mắt một nền tảng để kết nối trực tiếp các nhà cung cấp thiết bị y tế với nhân viên y tế tuyến đầu.

Số liệu từ công ty phân tích thương mại điện tử Yimian với sàn thương mại điện tử Tmall (Trung Quốc) cho thấy mức mua tăng đột biến các sản phẩm thiết bị y tế trên kênh này khi người tiêu dùng xa lánh các cửa hàng truyền thống.

112341_5b3d1c1321274eceb291f9e96830ab1cmv2

Có thể nhìn vào mặt tích cực, việc thực hiện giãn cách xã hội trong đại dịch COVID-19 đang biến đổi hành vi khách hàng toàn cầu trong mọi lĩnh vực kinh doanh, đồng thời tạo ra cơ hội cực lớn với các đơn vị chuyển đổi số tốt.

Những năm 2003, khi đại dịch SARs diễn ra một bước ngoặt bất ngờ trong việc áp dụng thương mại điện tử xuất hiện tại Trung Quốc.

Jingdong, một cửa hàng bán thiết bị điện tử ở Bắc Kinh với ông chủ Richard Liu đã nhanh chóng xoay chuyển mô hình kinh doanh, giờ đây chúng ta đều quen thuộc với tên gọi JD.com.

Cùng năm đó, một nhóm nhân viên ở Alibaba cùng Jack Ma cho ra ý tưởng mới, mà hiện nay cả thế giới đều biết tới như một chợ điện tử lớn nhất thế giới – Taobao.

“Ngay cả những thế hệ lớn tuổi tại Trung Quốc, vốn chống lại thương mại điện tử cũng đang có xu hướng chấp nhận hơn các cách mua hàng qua web trong mùa dịch”, Jason Yu – Tổng Giám đốc của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel Trung Quốc nhận định.

3. Chăm sóc sức khoẻ bằng AI

Thạc sĩ Katie Gilsenan chuyên gia phân tích của GlobalWebIndex – trang thống kê được Google cũng như Microsoft tin dùng nhận định:

“Giống như đặt chỗ cho một chiếc taxi thông qua Uber, một cuộc gọi để thăm khám online thông qua các thiết bị điện tử đang trở nên ngày càng phổ biến. Đó là tương lai của việc chăm sóc sức khỏe”.

Người tiêu dùng có thể mua thuốc online, gọi điện và đặt lịch khám bệnh, xét nghiệm ngay tại nhà, hoặc dùng các công cụ Telehealth để tự kiểm tra các thông tin rồi gửi kết quả đến bệnh viện thông qua các thiết bị di động…

Ngoài ra, trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe online công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) cũng đang được ứng dụng sâu, đặc biệt tại một số quốc gia như Mỹ, Anh và Đức.

Ví dụ, Babylon Healthcare thành lập năm 2013, công ty này hiện là một start-up kỳ lân trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ trực tuyến tại Vương quốc Anh.

Tính đến cuối năm 2019, doanh nghiệp này đã tiến tới hầu hết các nước châu Âu và mục tiêu mở rộng sang châu Á, được định giá 2 tỉ USD.

Hay như một start-up khác từ Na Uy – Your.MD (Oslo) đang sử dụng trí thông minh nhân tạo nhằm cung cấp thông tin tư vấn cho người dùng thông qua lịch sử trò chuyện với chatbot.

Với sự trợ giúp từ AI, hai thành phần tạo nên một ứng dụng chăm sóc sức khỏe trực tuyến bao gồm Robotics – sử lí hồ sơ người dùng và Telehealth – nơi khách hàng có thể nhận tư vấn bởi một bác sĩ Al hoặc một bác sĩ có chuyên môn theo yêu cầu.

Năm 2019, trong một cuộc khảo sát dùng thử Telehealth của GlobalWebIndex cho 2 triệu người Mỹ và Anh cho biết 55% mong muốn được sử dụng phương pháp chăm sóc sức khỏe này trong tương lai gần và 13% trong số đó sẵn sàng chia sẻ thông tin tư vấn cho người khác nếu cần.

Cuối năm 2019, lần lượt Apple, Microsoft và Amazon tuyên bố sẽ nghiên cứu AI Healthcare dự kiến sẽ sớm ra mắt trong năm 2020.

Có thể ngay sau khi tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, các hãng sẽ cho ra mắt ứng dụng của riêng họ bởi lúc này người dân trên toàn thế giới sẽ ý thức hơn trong việc nắm bắt tình trạng sức khỏe bản thân và tìm đến các biện pháp khám sức khỏe online.

Với tiềm lực tài chính lớn, 2 gã khổng lồ ngành công nghệ hoàn toàn đủ khả năng để tạo nên xu hướng mới toàn cầu về vấn đề chăm sóc sức khỏe.

Dự báo của Pwc về tăng trưởng dân số ở một số nước châu Á trong giai đoạn 2015-2050.
Dự báo của Pwc về tăng trưởng dân số ở một số nước châu Á trong giai đoạn 2015-2050.
Theo ông David Mckeering, giám đốc nghiên cứu hệ thống thăm khám online của tổ chức nghiên cứu và tư vấn toàn cầu PwC, thị trường khám sức khỏe online sẽ sớm trở nên vô cùng cạnh tranh.

Lý do là bởi, châu Á sẽ sớm vượt mặt lục địa về tốc độ già hóa dân số, khi lượng người từ 65 tuổi trở lên tại đây sẽ chiếm 80% lượng người cao tuổi trên thế giới vào năm 2050.

Đồng thời, báo cáo của PwC dự báo trong khoảng hơn 10 năm tới 2/3 dân số tại châu lục đông dân nhất sẽ là tầng lớp trung lưu.

Việc sở hữu tập khách hàng tiềm năng lớn là một gợi mở để các doanh nghiệp châu Á cung cấp loại hình dịch vụ này.

Đặc biệt là thời điểm trong và sau dịch bệnh, người dân ngày một quan tâm hơn trong việc chăm sóc sức khỏe.