Là một nhà bán lẻ trong suốt làn sóng đào vàng của California, Levi Strauss đạt cột mốc quan trọng vào những năm 1870 khi được cấp bằng sáng chế cho phát minh dùng đinh tán để cố định đồ denim, qua đó, phát minh ra quần jean xanh.

Rất hiếm thương hiệu trở thành biểu tượng như Levi’s, và Levi Strauss là một trong những công ty lâu đời nhất của Mỹ. ( nguồn Levi’s) Rất hiếm thương hiệu trở thành biểu tượng như Levi’s, và Levi Strauss là một trong những công ty lâu đời nhất của Mỹ. ( nguồn Levi’s)

Và mới đây, Bergh đã chỉ ra 4 xu hướng chính trong việc định hình thị trường bán lẻ ngày nay bao gồm: tính bền vững, số hóa và thương mại điện tử, khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, cũng như tầm quan trọng của áp lực chi phí và lạm phát.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Levi Strauss Chip Bergh. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Levi Strauss Chip Bergh.

Tính bền vững

Doanh nghiệp bền vững là những thương hiệu tạo ra giá trị tài chính và xã hội thông qua việc bảo vệ môi trường thể hiện trong các hoạt động kinh doanh, vận hành và chuỗi cung ứng.

Hiện nay, xu hướng này lan tỏa đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là ngành bán lẻ. Hiện nay, xu hướng này lan tỏa đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là ngành bán lẻ.

Ngày càng nhiều thương hiệu gia nhập đường đua bền vững và nỗ lực tạo ra sự thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng.

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ hiện nay đưa yếu tố bền vững vào mô hình kinh doanh xuất phát từ việc đây là điều người tiêu dùng muốn, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ hiện nay đưa yếu tố bền vững vào mô hình kinh doanh xuất phát từ việc đây là điều người tiêu dùng muốn, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ.

Ví dụ điển hình là Coca Cola với cam kết thu hồi tối thiểu 75% chai nhựa đã sản xuất ra thị trường vào năm 2020 hay Johnson Johnson đóng góp 35% nhu cầu năng lượng từ những nguồn tái tạo.

Các thương hiệu hiện nay cần chứng minh rằng họ thật sự nỗ lực để trở nên bền vững hơn, chứ không chỉ đơn thuần thực hiện điều đó bằng bề nổi của marketing. Các thương hiệu hiện nay cần chứng minh rằng họ thật sự nỗ lực để trở nên bền vững hơn, chứ không chỉ đơn thuần thực hiện điều đó bằng bề nổi của marketing.

Nghiên cứu năm 2017 của Cone Communications, 87% người tiêu dùng Mỹ sẵn sàng mua sản phẩm từ những doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường, trong khi đó, 76% sẽ tẩy chay những thương hiệu đi ngược lại với giá trị này.

Áp lực mà ngành công nghiệp may mặc đang được đặt ra trên hành tinh là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm.

Tại Levi’s, công ty đang nỗ lực giảm thiểu tác động đến môi trường bằng cách sử dụng các loại sợi như sợi gai dầu, bền vững hơn, đồng thời tìm cách giảm thiểu sử dụng nước. Tại Levi’s, công ty đang nỗ lực giảm thiểu tác động đến môi trường bằng cách sử dụng các loại sợi như sợi gai dầu, bền vững hơn, đồng thời tìm cách giảm thiểu sử dụng nước.

“Tính bền vững từng là một thị trường khá thích hợp theo quan điểm của người tiêu dùng đặc biệt là tại Châu Âu. Giờ đây, nó thực sự mang tính toàn cầu và trải dài qua nhiều thế hệ.

Người tiêu dùng trẻ nói riêng thực sự tập trung vào điều này. Nếu bạn hỏi một thiếu niên ngày nay, họ rất có thể sẽ nói rằng biến đổi khí hậu là vấn đề quan tâm hàng đầu của họ”, Chip Bergh giải thích.

Công nghệ kỹ thuật số 

Về công nghệ kỹ thuật số, ông cảnh báo rằng những công ty không áp dụng nó sẽ không thể trụ lại, đặc biệt là trong thời đại COVID-19 bùng nổ.

Sự chuyển dịch từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo chuỗi cung ứng sang tập trung vào khách hàng dựa trên dữ liệu theo chuỗi kỹ thuật số. Sự chuyển dịch từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo chuỗi cung ứng sang tập trung vào khách hàng dựa trên dữ liệu theo chuỗi kỹ thuật số.

Theo hãng StraitTimes đưa tin, công ty sở hữu thương hiệu thời Zara là Inditex tuyên bố sẽ đóng cửa 1200 cửa hàng trên toàn thế giới để tập trung bán hàng trực tuyến hoặc các shop lớn hơn.

Hơn 1.200 cửa hàng đang trong quá trình đóng cửa so với kế hoạch mở mới chỉ 300, theo Economist. Hơn 1.200 cửa hàng đang trong quá trình đóng cửa so với kế hoạch mở mới chỉ 300, theo Economist.

Cũng do ảnh hưởng nặng nề từ Covid 19, trong tháng 3/2021 ở Việt Nam, hơn 8700 doanh nghiệp thương mại phải rời khỏi thị trường, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư). 

Ngoài ra, hàng loạt siêu thị lớn tại Việt Nam đã phát triển ứng dụng mua sắm trực tuyến như BigC, VinID,…

Dựa trên những số liệu biết nói trên cho thấy rằng kinh doanh trực tiếp là bước tiến cần thiết giúp doanh nghiệp trụ vững trong thời đại số hóa.

Chip Bergh chia sẻ, ông đã vượt ra ngoài thương mại điện tử, để lưu ý tầm quan trọng của công nghệ trong mọi thứ, từ thiết kế sản phẩm đến chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng

Về chuỗi cung ứng, CEO của thương hiệu Levi’s cho biết “toàn cầu hóa đã chết” và các công ty sẽ ngày càng tìm cách sản xuất hàng hóa gần hơn với thị trường mà họ giao dịch.

Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty nhằm mục đích đưa sản phẩm/dịch vụ vào thị trường. Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty nhằm mục đích đưa sản phẩm/dịch vụ vào thị trường.

Quản trị chuỗi cung ứng tốt, doanh nghiệp không những đạt được lợi nhuận cao, mà còn có thể vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành và ngày càng phát triển bền vững.

Trên thế giới, nhờ có chuỗi cung ứng hiệu quả mà các tập đoàn lớn như Apple, Sam Sung, Coca-Cola… đã đạt lợi nhuận cao hơn 40% so với đối thủ.

Mục đích chủ yếu của bất kì một chuỗi cung ứng nào chính là nhằm thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu khách hàng trong quá trình tạo ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp. Mục đích chủ yếu của bất kì một chuỗi cung ứng nào chính là nhằm thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu khách hàng trong quá trình tạo ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp.

“Ngành công nghiệp của chúng tôi có truyền thống theo đuổi cơ sở sản xuất có chi phí thấp nhất trên khắp thế giới, nhưng điều này sắp kết thúc. Tên của trò chơi ngày nay là khả năng phục hồi và sự nhanh nhẹn của chuỗi cung ứng”, Bergh lưu ý.

“Chúng ta sẽ thấy nhiều ngành sản xuất dịch chuyển gần hơn với thị trường vì tầm quan trọng của sự nhanh nhẹn và phản ứng nhanh, sự tin tưởng rằng sản phẩm sẽ có mặt trên kệ trong cửa hàng khi bạn cần”.

Áp lực chi phí gia tăng và lạm phát

Áp lực chi phí gia tăng và lạm phát, ông cho biết một số nguyên nhân là do đại dịch, một số do tắc nghẽn chuỗi cung ứng và một số do thiếu lao động ở một số nơi trên thế giới.

Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa lên cao.

Áp lực tăng giá, tăng lạm phát 2022 rất lớn, ba yếu tố đẩy lạm phát năm 2022 tăng mạnh. Áp lực tăng giá, tăng lạm phát 2022 rất lớn, ba yếu tố đẩy lạm phát năm 2022 tăng mạnh.

Cuối cùng, theo Bergh đã chuyển sang sự đa dạng, công bằng và hòa nhập, và thừa nhận rằng “làm mất đi sự đa dạng và hòa nhập” trong những ngày đầu là sai lầm lớn nhất của anh ấy với công ty.

“Nhìn lại, đó là một trong những sai lầm lớn nhất mà tôi đã mắc phải trong 10 năm ở đây vì trong trái tim và tâm hồn tôi, tôi tin rằng một tổ chức đa dạng sẽ tốt hơn một tổ chức đồng nhất”.

Kết luận

Với nhận định đúng đắn và tư duy nhạy bén, CEO của Levi’s đã đưa thương hiệu phát triển mạnh mẽ ngay cả trong lúc đại dịch bùng nổ.

Theo LUXUO