Quá trình này gồm 5 bước căn bản sau:

nhận diện vấn đề thật cởi mở; khai thác vấn đề; bắt tay giải quyết vấn đề; liên tục trau dồi tầm nhìn và một chút trí tưởng tượng trong quá trình sáng tạo đổi mới.

Quá trình này gồm 5 bước căn bản sau: nhận diện vấn đề thật cởi mở, khai thác vấn đề, bắt tay giải quyết vấn đề, liên tục trau dồi tầm nhìn và một chút trí tưởng tượng trong quá trình sáng tạo đổi mới. Quá trình này gồm 5 bước căn bản sau: nhận diện vấn đề thật cởi mở, khai thác vấn đề, bắt tay giải quyết vấn đề, liên tục trau dồi tầm nhìn và một chút trí tưởng tượng trong quá trình sáng tạo đổi mới.

1. Nhận diện cởi mở vấn đề

Trong thời kỳ VUCA (nhiều biến động (Volatility), bất định (Uncertainty), phức tạp (Complexity) và mơ hồ (Ambiguity)), thêm tác động kép từ dịch bệnh, tất cả đều trở nên khó đoán.

Vì vậy, năng lực nhận diện vấn đề là một trong những tiêu chí sống còn của tổ chức.

Trước khi bắt tay vào giải quyết vấn đề lớn nhỏ nào, làm thế nào để ta có thể nhận thức được đâu là vấn đề cốt lõi?

Ông Đào Thế Vinh, Tổng Giám đốc Golden Gate Group chia sẻ:

“Với đại dịch đang diễn ra sâu rộng và sự thay đổi chóng mặt của thị trường, các chủ DN đầu tiên phải có tư duy cởi mở và kỹ năng thích nghi.
Đặc biệt, trong ngành F&B vốn cạnh tranh cao và tốc độ đào thải nhanh, để trụ vững các DN cần có sách lược ứng phó bài bản và quản trị khủng hoảng. Trong đó, công tác quan trọng nhất là nhận diện, đánh giá được những thách thức mà DN sẽ đối mặt”.

Tư duy "eat that frog" trong giải quyết công việc hàng ngày có thể áp dụng trong nhìn nhận vấn đề - xác định đâu là những thứ cần ưu tiên. Tư duy "eat that frog" trong giải quyết công việc hàng ngày có thể áp dụng trong nhìn nhận vấn đề - xác định đâu là những thứ cần ưu tiên.

Theo đó, tổ chức cần dùng đến một bản tuyên bố vấn đề, trong đó bao gồm các vấn đề có thể đóng vai trò là chìa khóa giải quyết (khái niệm “con ếch” trong quyển sách “Eat That Frog” của Mega Guru Brian Tracy). Điều này cung cấp cho DN nhận thức và định hướng đúng từ ban đầu trước khi tìm ra giải pháp phù hợp.

Trên thực tế, kinh nghiệm từ các công ty phát triển vượt bậc đều chứng minh nhận định:

Muốn thành công, lãnh đạo DN phải luôn sáng tạo từ cách nhìn nhận bài toán và cởi mở với các kỹ thuật giải quyết thách thức.

Bởi biết đâu, bạn phải sẵn sàng tâm thế cho việc thay đổi cả quy trình công việc bấy lâu nay, hoặc “thay máu nội bộ” để tìm ra con đường đúng?

2. Khai thác vấn đề

Sau khi đã có tấm la bàn tổng thể, việc tiếp theo là không ngừng đặt câu hỏi để khai thác vấn đề từ nhiều góc độ, quan điểm khác nhau.

Quá trình “khám phá và tinh chỉnh” liên tục để làm sáng tỏ vấn đề sẽ luôn lặp đi lặp lại. Để từ các “con ếch” ban đầu, vấn đề dần trở nên sáng tỏ, sắc nét hơn cho tất cả mọi người.

Chính giai đoạn “thử và sai” này sẽ tạo ra lực hấp dẫn sáng tạo thông qua việc đặt liên tục các câu hỏi, thu hút những ý tưởng khả thi đến từ các mắt xích tổ chức.

Khi mọi thứ được kết hợp với nhau, DN sẽ bắt đầu trải nghiệm sự chuyển đổi mạnh mẽ trong toàn bộ cấu trúc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Nghiên cứu về “Sáng tạo trong tổ chức” từ Dale Carnegie & Associates (2021) đã xây dựng nên quá trình 4 bước để Đổi mới sáng tạo.

Theo đó, bước số 1: “Kiến tạo ý tưởng” được trình bày như sau: “Đây là giai đoạn từng cá nhân kết hợp kiến thức, kinh nghiệm của họ với góc nhìn của người khác để tạo ra ý tưởng cốt lõi.

Trên thực tế, xã hội loài người hoạt động giống một bộ não tập thể, trong đó các cá nhân được kết nối, tương tác và học hỏi từ các “bộ não” khác.

Cá nhân tạo ra ý tưởng lõi, sau đó cùng đồng nghiệp kết nối, làm phong phú thêm và hiện thực hóa ý tưởng này”. Vì vậy, sự kết nối tập thể sẽ giúp tổ chức “vỡ lẽ” ra nhiều thứ, tạo cơ sở khám phá và tinh chỉnh các ý tưởng sơ khai ban đầu ngày một hoàn thiện.

Nghiên cứu "Sáng tạo trong tổ chức" được chia sẻ bởi Dale Carnegie Việt Nam vào 18/9 này. Nghiên cứu "Sáng tạo trong tổ chức" được chia sẻ bởi Dale Carnegie Việt Nam vào 18/9 này. Tìm hiểu và đăng ký tại đây: 

3. Giải quyết vấn đề không trì hoãn

Có thể có nhiều lý do cho sự trì hoãn, tuy nhiên mẫu số chung của “chứng bệnh” này là những tổn thất dành cho tổ chức.

Chẳn hạn, người nhân viên có thể dành hàng giờ để lập kế hoạch nhưng mãi chẳng chịu bắt tay thực hiện, hoặc cảm xúc phản kháng sẽ khiến anh ta “cảm thấy không phù hợp” với dự án được giao phó, hoặc anh ấy ưu tiên làm các công việc dễ dàng hơn mà không dành sự tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng lâu dài.

Trì hoãn tác động tiêu cực đến hiệu suất và tinh thần làm việc của đội nhóm.

Trì hoãn tác động tiêu cực đến hiệu suất và tinh thần làm việc của đội nhóm. Trì hoãn tác động tiêu cực đến hiệu suất và tinh thần làm việc của đội nhóm.

Nghiêm trọng hơn, với tác động từ tình thế “work from home” bắt buộc như hiện tại, các nhân viên sẽ bị mất đi lượng lớn kết nối tại nơi làm việc - một trong những hỗ trợ chính của các ý tưởng sáng tạo.

Có quá nhiều thứ quyến rũ khi chúng ta làm việc tại nhà, điều này càng củng cố hơn tâm lý “sợ đối mặt” với các tình huống quan trọng và tăng thêm sự chây ì cho mọi người. 

Cũng theo nghiên cứu về “Sáng tạo trong tổ chức”, mất đi kết nối sẽ kìm hãm không nhỏ sự sáng tạo.

“Trong số những người được hỏi đã chuyển sang làm việc từ xa trong trường hợp khẩn cấp Covid-19, gần 3 trong số 10 người cho biết rằng họ nói chuyện với ít đồng nghiệp hơn so với khi làm việc trực tiếp tại văn phòng”, trích từ báo cáo nghiên cứu.

Trong khi tổ chức đang liên tục “thử và sai” tại bước số 2 (Khai thác vấn đề), chính quá trình trình này sẽ khiến nhiều nhân viên chần chừ, trở nên lạc lõng hoặc mất đi động lực khám phá mọi ý tưởng mới lạ.

Lúc này, hãy nhớ sáng tạo là một quá trình tuần hoàn, không có gì sai khi phải quay lại từ đầu. Bởi chúng ta sẽ học được đâu là điều hữu ích và đâu thì không, điều này mới thực sự quan trọng.

Thực hiện Pomodoro hàng ngày giúp cải thiện hiệu quả làm việc của tổ chức (Nguồn ảnh: Learn Eating). Thực hiện Pomodoro hàng ngày giúp cải thiện hiệu quả làm việc của tổ chức (Nguồn ảnh: Learn Eating).

Vậy nên, để hạn chế sự trì hoãn, chây ì trong hành trình sáng tạo, tổ chức có thể áp dụng phương pháp hữu hiệu Pomodoro.

Một nhà nghiên cứu về các phương pháp chống lại sự trì hoãn nói: “Pomodoro là cách đảm bảo bạn làm việc hiệu quả trong những khoảng thời gian ngắn. Bạn dành trọn sự tập trung trong mỗi 25 phút và xen kẽ cùng những khoảng nghỉ 5 phút, điều này giúp củng cố động lực và sức sáng tạo trong bạn”.

4. Lãnh đạo cần trau dồi tầm nhìn

Một tập thể không thể tiến về phía trước nếu thiếu đi “nhạc trưởng” tài ba. Vì vậy, nhà lãnh đạo - người làm việc để chinh phục sự hỗn loạn của sáng tạo - phải luôn nỗ lực để vượt qua những thách thức ngắn hạn trong hành trình sáng tạo đổi mới, để mang lại nguồn năng lượng dồi dào và cảm hứng cho tập thể.

Bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch PNJ chia sẻ về tầm nhìn:

“Một lãnh đạo tương lai phải có một tầm nhìn. Từ khóa đầu tiên để phát triển khả năng lãnh đạo phải là ‘growth’ - phát triển mới đến ‘agile’ - thích ứng, vì nếu chúng ta không phát triển lớn lên thì không thể linh hoạt, tiến bộ.

Chân dung "người đàn bà thép" của tập đoàn PNJ. Chân dung "người đàn bà thép" của tập đoàn PNJ.

Nếu chúng ta quá tự tin về kiến thức nền và kinh nghiệm mình đã có trong quá trình làm việc, không chịu thay đổi linh hoạt theo biến đổi của thị trường, thì chúng ta không thể đi tiếp được”.

Hãy tin rằng tầm nhìn sẽ có sức mạnh để biến các ý tưởng sáng tạo thành hiện thực. Bắt tay ngay vào hành trình chinh phục sự sáng tạo, giải phóng tâm trí và tìm kiếm chân lý sáng tạo của mình.

Tham khảo bài viết "Ba 'vaccine' giúp doanh nghiệp bứt tốc mùa dịch: thích ứng linh hoạt, chiến lược tổng thể và đào tạo nhân lực.

5. Đôi lúc, hãy dành chỗ cho trí tưởng tượng

Cuối cùng, một công cụ quan trọng không kém để vượt qua giới hạn hiện tại về nguồn lực và năng lực lãnh đạo là trí tưởng tượng.

Lúc này, để vượt qua một vấn đề, sự “mơ mộng” về một tương lai tươi sáng với những cột mốc thành công cũng là cách tuyệt vời để phá tan mọi rào cản đang hạn chế sức mạnh sáng tạo trong tổ chức chúng ta.

Mỗi vấn đề là một cơ hội tuyệt vời để hình dung những gì khả dĩ. Tưởng tượng tương lai gần, trung hạn và xa, đồng thời xem xét các xu hướng thật kỹ lưỡng.

“Làm thế nào để tôi có thể giúp đỡ nhiều người nhất bằng cách mang lại điều tốt nhất cho họ?”, hãy hỏi câu này trong quá trình “bay nhảy” cùng các ý tưởng “có vẻ điên rồ”.

Nadiem Makarim, nhà sáng lập kỳ lân khởi nghiệp Gojek (Indonesia) nói:

“Yếu tố nhảy vọt trong mỗi lãnh đạo mà tôi cố vấn, dẫn dắt nằm ở khoảnh khắc họ nhận ra họ thực chất có thể làm được những chuyện tưởng chừng như không thể.

Nadiem Makarim, nhà sáng lập kỳ lân khởi nghiệp Gojek (Indonesia) nói: “Yếu tố nhảy vọt trong mỗi lãnh đạo mà tôi cố vấn, dẫn dắt nằm ở khoảnh khắc họ nhận ra họ thực chất có thể làm được những chuyện tưởng chừng như không thể. Nadiem Makarim, nhà sáng lập kỳ lân khởi nghiệp Gojek (Indonesia) nói: “Yếu tố nhảy vọt trong mỗi lãnh đạo mà tôi cố vấn, dẫn dắt nằm ở khoảnh khắc họ nhận ra họ thực chất có thể làm được những chuyện tưởng chừng như không thể.

Để làm được như vậy, đôi khi bạn phải đẩy được trí tưởng tượng của họ đi xa trước đã. Bởi có hình dung ra được viễn cảnh, có được tầm nhìn, chấp nhận thách thức thì mới đẩy tiếp sự nỗ lực và bền bỉ của tập thể nhằm tạo ra những giá trị đột phá".

Bảo Thạch - Trends Việt Nam