Các phần mềm dựng sẵn, hay gọi là công cụ no-code, đang ngày càng phổ biến hơn trên thị trường. Đây là những nền tảng phát triển phần mềm cho phép người dùng tự xây dựng ứng dụng mà không cần thuê đội lập trình chuyên nghiệp.

Chính vì vậy, loại công cụ này là giải pháp hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số.

Tuy nhiên, lựa chọn được nhà cung cấp các phần mềm dựng sẵn phù hợp với mô hình kinh doanh và kinh phí của mình vẫn còn là một bài toán khó cho các doanh nghiệp. Dưới đây là quy trình các doanh nghiệp có thể tham khảo:

Bước 1: Tìm điểm công cụ no-code sẽ đem đến giá trị lớn nhất

Đầu tiên, doanh nghiệp cần nhìn lại toàn bộ dự án và ước tính đâu là điểm mà các công cụ no-code có thể phát huy sức mạnh và đem đến giá trị lớn nhất.

Trong đó, những công đoạn tồn đọng, quy trình thực hiện đơn giản, có tính lặp đi lặp lại, nhưng lại tiêu tốn nhiều thời gian và nhân công chính là chỗ tốt nhất để “nhét” các công cụ no-code vào.

Công cụ no-code Wix. Công cụ no-code Wix.

Một trong những ví dụ điển hình cho việc tích hợp công cụ no-code chính là ngành bảo hiểm và tài chính với việc số hóa thông tin khách hàng (từ dữ liệu trong những cuộc trao đổi trực tiếp).

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này phải thu thập dữ liệu và chữ ký của rất nhiều khách hàng, sau đó lại phải chuyển dữ liệu, biểu mẫu này thành dữ liệu kỹ thuật số. Khi ấy, các công cụ no-code sẽ là lựa chọn phù hợp cho quá trình số hóa này.

  • Thứ nhất, vì các biểu mẫu luôn theo một tiêu chuẩn nhất định và lặp đi lặp lại.
  • Thứ hai, việc số hóa biểu mẫu khá đơn giản, tuy nhiên khối lượng rất lớn và chiếm nhiều thời gian.
  • Ngoài ra, nếu số hóa thủ công thì các sai sót, trì hoãn là không thể tránh khỏi và ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm khách hàng. Vậy nên đây chính là nơi các công cụ no-code phát huy sức mạnh.
Bước 2: Đánh giá độ phù hợp của công cụ với lĩnh vực kinh doanh

Một công cụ phù hợp không những phải ổn về mặt công nghệ, mà còn phải có chuyên môn về lĩnh vực của doanh nghiệp. Và cách đơn giản nhất để kiểm tra tiêu chí này chính là xem lại danh sách khách hàng gần đây của công cụ và kiểm tra thử có những doanh nghiệp cùng quy mô, cùng ngành nghề hay không.

Công cụ no-code Adalo. Công cụ no-code Adalo.

Chẳng hạn, các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng cần các công cụ đảm bảo và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định. Vậy nên nếu một công cụ đã từng nằm trong danh sách lựa chọn trước đó của một doanh nghiệp tài chính, vậy thì chứng tỏ công cụ này đã đáp ứng tiêu chí trên.

Tuy nhiên, một công cụ được “mài giũa” trong một số tiêu chí nhất định sẽ chỉ đáp ứng nhu cầu của một lĩnh vực nhất định. Các doanh nghiệp cần xem xét khả năng chuyên môn hóa trong một lĩnh vực trước khi lựa chọn.

Bước 3: Đánh giá khả năng quản trị và giám sát của công cụ no-code

Các doanh nghiệp cần thận trọng khi sử dụng công cụ no-code, vì một khi không kiểm soát kỹ và các giải pháp kém chất lượng được áp dụng, thì công cụ no-code lại vô tình góp phần đẩy nhanh quá trình ứng dụng các giải pháp này.

Công cụ no-code Weebly. Công cụ no-code Weebly.

Vậy nên công cụ no-code vẫn cần một bảng điều khiển quản lý tập trung cho phép đội ngũ IT có thể tự động quản lý các yêu cầu và chính sách, đồng thời ngăn chặn các lỗi xảy ra trong quá trình thực hiện.

Ngoài ra, thay vì phải phát triển mọi công đoạn mới từ đầu, các doanh nghiệp có thể thử nhân bản các mẫu ứng dụng đã được đội IT kiểm tra từ trước. Chiến lược này cho phép doanh nghiệp khuếch trương khả năng phát triển đồng thời ngăn chặn rủi ro.

Bước 4: Xem xét các yếu tố và tính năng

Có thể ví von các công cụ no-code cung cấp “những tính năng giống như các mảnh ghép lego”. Doanh nghiệp sử dụng các mảnh ghép này để cấu hình và phát triển các ứng dụng cho riêng mình. Vì vậy, doanh nghiệp phải xem xét liệu các mảnh ghép này có phù hợp với mục đích của mình hay không.

Công cụ no-code Mailchimp. Công cụ no-code Mailchimp.

Một lần nữa, chiến lược “tham khảo đối thủ” trở thành một phương pháp hay ho ở bước này. Doanh nghiệp có thể xem các dự án từ những công ty cùng ngành, xem rằng liệu các tính năng cần thiết có hiện hữu, hay đội ngũ hỗ trợ của công cụ có thể chỉnh sửa nếu được yêu cầu hay không.

Bước 5: Xem xét chất lượng đội ngũ hỗ trợ

Khi chọn nhà cung cấp các công cụ no-code, cần đảm bảo rằng nhà cung cấp đó có danh tiếng. Đồng thời, đội ngũ hỗ trợ cũng phải thỏa mãn tiêu chí nhanh chóng, kịp thời và rộng rãi. Có thể tham khảo đánh giá của những bên đã sử dụng công cụ tương tự trong thời gian gần đây.

Công cụ no-code Landbot. Công cụ no-code Landbot.

Thị trường công cụ no-code vô cùng rộng lớn. Vậy nên để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, doanh nghiệp cần xác định rõ những yêu cầu, tiêu chí trong dự án của mình. Cách tốt nhất là bắt đầu với những dự án có tác động lớn và rủi ro thấp, chẳng hạn áp dụng no-code cho quá trình số hóa biểu mẫu thông tin.

Theo Enternews