Bộ não của chúng ta đảm nhận nhiều thứ bên cạnh việc suy nghĩ và lưu giữ ký ức.
Bộ não khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta điều phối được cảm giác, suy nghĩ và cảm nhận về cuộc sống hàng ngày.
Bộ não thực sự có khả năng thay đổi và tự chữa lành đáng kể.
Tuy nhiên các yếu tố như tuổi tác, thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn uống và căng thẳng đều có thể ảnh hưởng đến não của bạn.
Sức khỏe não bộ qua từng độ tuổi
Sức khỏe não bộ ở độ tuổi 30 và 40
Đây là giai đoạn bộ não bạn đã đạt đến đỉnh cao nhận thức, bắt đầu suy giảm.
Bộ não của bạn có thể hoạt động mạnh mẽ nhất trong độ tuổi 30.
Theo một nghiên cứu đánh giá thành tích của các kỳ thủ cờ vua chuyên nghiệp trong 125 năm qua.
Nhiều người sẽ đạt đến đỉnh cao nhận thức của họ vào khoảng tuổi 35.
Tuy nhiên, đây cũng là độ tuổi mà não bộ bắt đầu nhỏ hơn, giảm thể tích do tế bào chết đi tự nhiên cùng với quá trình lão hóa.
Khi bước sang tuổi 40, bạn có thể gặp khó khăn hơn trong việc ghi nhớ thông tin mới.
Chẳng hạn như tên của đồng nghiệp mà bạn đã gặp vào tuần trước.
Sức khỏe não bộ ở độ tuổi 50
Đây là thời kỳ phụ nữ vào giai đoạn mãn kinh nên có thể khiến não bộ của bạn có cảm giác không còn được minh mẫn.
Những tác động của thời kỳ mãn kinh có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe não bộ của bạn.
Tiến sĩ Rudy Tanzi, giáo sư thần kinh học tại Trường Y Harvard và là đồng giám đốc của Trung tâm Sức khỏe Não McCance cho biết:
“Khi phụ nữ già đi, nhận thức toàn cầu của họ giảm nhanh hơn so với nam giới”.
Sức khỏe não bộ ở độ tuổi 60 trở lên
Ở giai đoạn tuổi này bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng những thay đổi liên quan đến tuổi tác hơn.
Bạn có thể cảm thấy rằng khả năng nhớ tên và tìm từ chậm hơn hoặc gặp khó khăn trong việc tập trung, làm những công việc phức tạp.
Mặc dù tuổi tác có thể khiến bạn dần mất đi sự minh mẫn nhưng không thể phủ nhận được những tích cực mà tuổi tác có thể mang lại cho não bộ của bạn.
Một nghiên cứu còn cho thấy rằng người lớn tuổi thường thích chú ý đến những điều tích cực.
Đây là một hiện tượng được gọi là “hiệu ứng tích cực".
Sự thay đổi này giúp người có tuổi thoát khỏi thành kiến của tuổi trẻ từ đó điều chỉnh cảm xúc được tốt hơn.
5 chìa khóa của Bác sĩ Sanjay Gupta để có một bộ não khỏe mạnh hơn
1. Tập thể dục là một cách rèn luyện một bộ não và cơ thể khỏe mạnh
Không có gì phải bàn cãi về việc tập thể dục có ích cho cơ thể và trí não.
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích tổng thể, bao gồm sức chịu đựng tốt hơn, sức mạnh, quản lý căng thẳng và chức năng miễn dịch.
Nhưng lý do chính của việc tập luyện là nó làm giảm viêm đồng thời kích thích các yếu tố tăng trưởng thúc đẩy chức năng và sự phát triển của các tế bào thần kinh.
Trong một nghiên cứu đã cho thấy rằng việc luyện tập thường xuyên ở những người từ 60 tuổi trở lên làm tăng hiệu suất trí nhớ lên đến 30%.
Trong một bài báo khoa học của Đại học Illinois, nhóm thực hiện đã dùng hình ảnh MRI để chứng minh lợi ích mà Yoga.
Cụ thể, tập Yoga thường xuyên giúp tăng tế bào thần kinh trong hồi hải mã và vùng vỏ não trước trán, nơi đóng vai trò quan trọng trong việc suy nghĩ và lập kế hoạch.
Đó là lý do tại sao tập thể dục mang lại lợi ích nhận thức.
2. Ngủ đủ giấc giúp não bộ của bạn sẽ được “dọn dẹp” và “làm sạch"
Bác sĩ Sanjay Gupta cho rằng:
"Ngủ ngon là một trong những cách dễ nhất và hiệu quả nhất để cải thiện các chức năng não của bạn, cũng như khả năng học hỏi và ghi nhớ kiến thức mới của bạn.
Chính trong khi bạn ngủ, bộ não của bạn sẽ lưu trữ kiến thức mới và tự đào thải chất độc hại ra ngoài.
Khi bạn không ngủ đủ giấc, bạn sẽ không cho bộ não của mình cơ hội để gửi và lưu trữ thông tin mới.
Tất nhiên, một số người gặp khó khăn trong việc có được giấc ngủ ngon.
Ông đã đề nghị thay thế giấc ngủ ngắn ban ngày bằng cách đi bộ để giảm căng thẳng hoặc thiền định.
3. Hoạt động tinh thần như đọc sách, học một ngôn ngữ hay chơi một loại nhạc cụ là cách để bộ não của bạn luôn “trẻ"
Học tập tạo ra các con đường thần kinh mới và thúc đẩy khả năng phục hồi của não.
Theo các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh việc học một điều gì mới luôn tốt cho não bộ.
Bạn càng học, khả năng tiếp thu và trí nhớ của bạn càng được cải thiện.
Tuy nhiên việc học một ngôn ngữ mới hay một kiến thức mới sẽ khiến bạn bỏ cuộc chỉ sau vài ngày.
Thay vào đó bạn hãy “rèn luyện chứ không làm căng não”, nghĩa là hãy mang lại sự mới lạ và đa dạng trong các hoạt động yêu thích của bạn.
Ví dụ như bạn có sở thích chơi ô chữ thì hãy thử chuyển qua sudoku một vài ngày trong tuần.
Cách này cũng giúp bạn rèn luyện não bộ mà vẫn được làm những điều bạn thích.
4. Chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng là lý tưởng cho một cơ thể và bộ não khỏe mạnh.
Mặc dù thật khó để đề xuất một chế độ ăn uống hoàn hảo cho bộ não.
Tuy nhiên, Gupta đã cung cấp một số lời khuyên về chế độ ăn uống lành mạnh cho não bộ.
- Tránh tiêu thụ nhiều đường
- Bổ sung axit béo omega-3 từ các chế độ ăn uống
- Giảm các phần ăn trong ngày
- Lên kế hoạch cho từng bữa ăn, có đồ ăn nhẹ lành mạnh để bạn không chuyển sang đồ ăn vặt nếu bạn đói
5. Duy trì sự tương tác và hỗ trợ xã hội
Tương tác xã hội lành mạnh, thường xuyên là rất quan trọng đối với sức khỏe của bộ não của bạn.
Tiếp xúc xã hội thường xuyên sẽ kích thích giải phóng các chất hóa học thần kinh và giúp giữ cho bộ não của bạn nhạy bén.
Gupta khuyên bạn nên kết hợp giao tiếp xã hội với các hoạt động khác như tham gia lớp học với người bạn hay tình nguyện.
Theo giám đốc điều hành của trung tâm khoa học thần kinh Neuroscape, tiến sĩ Adam Gazzaley cho rằng:
“Nhiều dữ liệu đã chỉ ra rằng việc cô lập có thể đem lại những tác động tiêu cực đến thời gian sống và cả cách sống của con người”.
Vì thế chúng ta cần phải giữ liên lạc thường xuyên với gia đình, bạn bè ngay cả vào những giai đoạn khó khăn nhất.
Chỉ với cuộc trò chuyện 10 phút có thể giúp bạn tăng khả năng ghi nhớ và giảm sự phân tâm.
Lời kết:
Việc chăm sóc bộ não không bao giờ là quá sớm dù cho bạn đang ở độ tuổi nào.
Bởi những thay đổi nhỏ trong lối sống hàng ngày của bạn đều sẽ ảnh hưởng đến não bộ và cơ thể của bạn.
Dưới đây là 5 cách khiến não bộ của bạn “trẻ” ở mọi lứa tuổi:
1. Tập thể dục là một cách rèn luyện một bộ não và cơ thể khỏe mạnh.
2. Ngủ đủ giấc giúp não bộ của bạn sẽ được “dọn dẹp” và “làm sạch".
3. Hoạt động tinh thần như đọc sách, học một ngôn ngữ hay chơi một loại nhạc cụ là cách để bộ não của bạn luôn “trẻ".
4. Chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.
5. Duy trì sự tương tác và hỗ trợ xã hội.