null

5 tư duy này là: Me-time (Dành thời gian cho chính mình), FOMO (Sợ bỏ lỡ niềm vui), Better we - better me (Sự đồng cảm), Level up (Cơ hội học hỏi), Jumpstarter (Người truyền cảm hứng).

1. Me-time: dành thời gian cho chính mình

Ngày nay, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tăng lượng thời gian để "ở một mình" tác động đến chất lượng cuộc sống.

 "Một mình" không có nghĩa là bị cô lập, trái lại là chủ động dành thời gian để chăm sóc và lắng nghe bản thân nhiều hơn.

Việc "Me-time" thường xuyên giúp cải thiện sự tập trung và trí nhớ, tăng khả năng phát triển bản thân, tăng tốc sức sáng tạo, cải thiện mối quan hệ và tăng khả năng đồng cảm.

Một điều thú vị là những nỗ lực của tập thể thường để đạt mục tiêu đồng thuận, hòa nhập với đám đông, còn công việc "tự thân vận động" sẽ khuyến khích sáng tạo đổi mới.

Con số 5.6 tỷ lượt xem khi tìm kiếm hashtag #metime trên Tiktok, với các video xoay quanh "tất tần tật" các khoảnh khắc người trẻ dành thời gian để chơi đùa và chăm sóc bản thân, đã chứng tỏ độ phổ biến của lối sống này với người dùng thời công nghệ số. Con số 5.6 tỷ lượt xem khi tìm kiếm hashtag #metime trên Tiktok, với các video xoay quanh "tất tần tật" các khoảnh khắc người trẻ dành thời gian để chơi đùa và chăm sóc bản thân, đã chứng tỏ độ phổ biến của lối sống này với người dùng thời công nghệ số.

2. FOMO - Fear of Missing Out: Nỗi sợ bỏ lỡ

Chắc hẳn các nhà tiếp thị, truyền thông thương hiệu đều ít nhiều "nằm lòng" thuật ngữ này. 

Các giải pháp thúc đẩy marketing sản phẩm - dịch vụ áp dụng insight này của người dùng thường là tạo ra sự khan hiếm, tạo tính cấp bách, tính độc quyền hay tạo cảm giác tin tưởng.

Với người dùng "4.0", họ còn lo ngại bản thân sẽ bỏ lỡ mất niềm vui đến từ các trang mạng xã hội mà những người thân, bạn bè họ đã được trải nghiệm hay thực chứng.

Người dùng Tiktok, các bạn trẻ gen Z đặc biệt đắm chìm và "rơi vào vòng lặp" của vô số các xu hướng mới mẻ, thú vị.
Một thế hệ được sinh ra trong thời đại của kết nối thông tin, cập nhật mọi tin tức "nóng sốt" được livestream hay cập nhật nhanh chóng mọi lúc, chính là "mỏ vàng" của Tiktok.

Bạn đã từng thấy, từng ồ à hay thậm chí ít nhất một lần tham gia thử thách #dancechallenge cùng các nghệ sĩ K-pop? Bạn đã từng thấy, từng ồ à hay thậm chí ít nhất một lần tham gia thử thách #dancechallenge cùng các nghệ sĩ K-pop?

Những video quay lại mọi khoảnh khắc đời thường, "bắt trend cùng thần tượng" và nhịp đập cuộc sống, có thể nói chính là niềm vui thích của nhiều bạn trẻ.

 3. "Better we, better me": sự đồng cảm đóng vai trò rất lớn

Những người trẻ xem sự tiêu thụ như một cách biểu hiện bản sắc cá nhân.

Nếu như các thế hệ trước thích việc tiêu thụ, mua mặc các nhãn hiệu để phù hợp với "các quy tắc nhóm", thì với Millennials và đặc biệt là gen Z lại sẵn sàng trả giá cao cho các sản phẩm làm nổi bật cá tính của họ.

Từ đây, khái niệm"cá nhân hóa" đã ra đời và trở thành phương châm hoạt động của rất nhiều thương hiệu. 

Họ không sống theo những gì người khác muốn mà luôn thử nhiều cách sống khác nhau cho đến khi tìm được cái phù hợp với mình. 

Theo một nghiên cứu, 70% người tiêu dùng ở hạng A và 58% hạng C sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm của những nhãn hàng đã bắt lấy sự đồng cảm của họ.

Gen Z thực sự cần được người đi trước, cộng đồng có thể đồng cảm, thấu hiểu họ để phát huy sức mạnh nội tại.

Với Tiktok, kho tàng video đồ sộ với các câu chuyện xoay quanh văn hóa đại chúng và xu hướng hiện đại đã "bắt sóng" đúng niềm mong mỏi được đồng cảm và lắng nghe của họ.

Chiến dịch #SmileStrong cực kỳ thành công trong mùa hè qua của Colgate x Tiktok tại Philippines và Malaysia đã khuyến khích người dùng thể hiện tình yêu đến mẹ của mình.

Với hashtag #SmileStrong, #Iloveyoumom và lan tỏa video nhảy cùng mẹ trong giai điệu bài hát mang tên "Lòng biết ơn", gen Z đang tìm cách vừa khẳng định bản sắc riêng, vừa làm hài lòng người thân yêu nhất của mình theo cách rất riêng. Với hashtag #SmileStrong, #Iloveyoumom và lan tỏa video nhảy cùng mẹ trong giai điệu bài hát mang tên "Lòng biết ơn", gen Z đang tìm cách vừa khẳng định bản sắc riêng, vừa làm hài lòng người thân yêu nhất của mình theo cách rất riêng.

4. Level up: niềm vui đến từ cơ hội được học hỏi và trải nghiệm

Theo anh Thông Nguyễn, Giám đốc khách hàng tại Dentsu Redder, 3 đặc điểm chính của người tiêu dùng gen Z là tính đột phá sáng tạo, tính tương tác với phương tiện truyền thông xã hội, tính ham học hỏi và không ngại va chạm để thử thách chính mình.

Các "Tiktoker" thường xuyên lan tỏa những nội dung thuộc chủ đề Giải trí. 

Kết hợp với tư duy phản biện và sự độc lập trong quan điểm, giải trí phải mang lại niềm vui cùng các cơ hội học tập, phát triển, khẳng định bản thân.

Vì thế, nền tảng Tiktok cho phép người trẻ trải nghiệm mua sắm song song với cơ hội tự do sáng tạo, học tập và giải trí sẽ nhanh chóng phát triển và chiếm được trái tim của họ.

Anh Nicholas Phạm - Giám đốc Vận hành Sản phẩm, TikTok Việt Nam chia sẻ: 

"Lúc này, một mối quan hệ hai chiều chính xác là những gì mà các bạn trẻ thế hệ Z tìm kiếm ở bất kỳ thương hiệu nào, dựa trên những trải nghiệm của chính các bạn.

Tại TikTok, mỗi một chiến dịch, mỗi một thử thách đều mang những câu chuyện riêng.

## 4. Level up: niềm vui đến từ cơ hội được học hỏi và trải nghiệm. Đó có thể là một chiến dịch mang ý nghĩa to lớn, nhưng cũng có thể là một mẩu chuyện vui vẻ, giản đơn với mong muốn cho thế hệ Z cơ hội học hỏi, thể hiện bản thân và lan tỏa giá trị tích cực".

5. Jumpstarter: liên quan đến những người khám phá, dẫn dắt và truyền cảm hứng

Với thế hệ trẻ nói chung và người dùng Tiktok nói riêng, người tạo đòn bẩy thúc đẩy một nhận thức hay hành vi mới về thương hiệu cho họ chính là những người dùng khác, chuyên gia và người có ảnh hưởng trong lĩnh vực đó, chứ không chỉ đơn thuần là "người nổi tiếng".

Vì vậy, những nội dung bóng bẩy và mang tính sắp đặt đến từ "ca sĩ A, người mẫu B" để quảng bá cho các sản phẩm yêu cầu tính chứng thực cao có thể sẽ cần cân nhắc lại hiệu quả trước khi truyền thông đến thế hệ Z.

Theo lời khuyên từ bà Ng Chew Wee (Trưởng phòng Tiếp thị Kinh doanh khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tiktok), các thương hiệu nên chấp nhận "khuyết điểm của mình" theo cách phù hợp với các giá trị cốt lõi, biến nó thành lợi thế của thương hiệu.

Trên đây là 5 tư duy chủ chốt định hình lại "cuộc chơi" của các thương hiệu muốn chiếm lĩnh tình yêu và sự ủng hộ của giới trẻ được các chuyên gia Tiktok chia sẻ. Hình ảnh bà Ng Chew Wee trong Hội nghị và Triển lãm trực tuyến “TikTok: The Stage”.

Trên đây là 5 tư duy chủ chốt định hình lại "cuộc chơi" của các thương hiệu muốn chiếm lĩnh tình yêu và sự ủng hộ của giới trẻ được các chuyên gia Tiktok chia sẻ. 

"Trước hết hãy tạo ra niềm vui cho họ" - chính là cách tiếp cận, thấu hiểu, tạo ra trải nghiệm thương hiệu tích cực cho những bản thể đầy sáng tạo và cá tính.

Bảo Thạch - Trends Việt Nam