Dưới đây là 5 công ty mới ngoài Tesla đang tìm cách cạnh tranh với những gã khổng lồ trong ngành hiện nay, trong bối cảnh sân chơi này đã sôi động hơn bao giờ hết. 

Polestar

Polestar là một công ty con của Volvo và mô hình kinh doanh của hãng từ năm 2017 là sản xuất và bán ô tô điện dưới cái tên này. Polestar có trụ sở chính tại Thụy Điển với các cơ sở sản xuất tại Trung Quốc.

Polestar 1, sản phẩm đầu tiên được giới thiệu, là một mẫu xe hybrid, thể thao 2 cửa.

Một sản phẩm của Polestar. Một sản phẩm của Polestar.

Tiếp đó vào năm 2020 họ giới thiệu mẫu xe đầu tiên hoàn toàn bằng điện là Polestar 2. Chiếc xe điện cung cấp tầm hoạt động tối đa 233 dặm mỗi lần sạc, và một sức mạnh là 408 mã lực từ hai động cơ điện.

Trong tương lai, có lẽ hãng sẽ cho ra mắt thêm một chiếc Polestar 3 SUV.

Nio

Có trụ sở chính tại Thượng Hải, Nio đã thu hút sự chú ý của giới mộ điệu từ đầu tháng 1 khi công bố chiếc sedan đầu tiên ET7 cung cấp tầm hoạt động ấn tượng là 1.000 km cho mỗi lần sạc và sẽ sẵn sàng giao hàng vào quý đầu tiên của năm 2022.

Điều này tiếp nối việc giao hàng thành công khoảng 43.000 xe từ các dòng ES6 và ES8 SUV và EC6 fastback.

Xe hơi Nio ES8. Xe hơi Nio ES8.

Nio cũng khẳng định tầm ảnh hưởng quốc tế thông qua sự hiện diện của trung tâm thiết kế toàn cầu ở Munich, nơi định nghĩa về tính thẩm mỹ tổng thể của thương hiệu; Trung tâm R&D toàn cầu ở Oxford; và, trụ sở chính tại Bắc Mỹ ở San Jose.

Rivian

Rivian đến từ Plymouth, Michigan. Công ty được thành lập bởi một sinh viên tốt nghiệp MIT có tầm nhìn xa với mục tiêu cuối cùng là phát triển các phương tiện của tương lai: những loại xe không chỉ chạy bằng điện mà còn có khả năng tự lái.

Cái tên Rivian có nguồn gốc từ một con sông Ấn nào đó gần ngôi nhà thời thơ ấu của anh ở Florida. Và logo của công ty là một cách diễn giải của chiếc la bàn.

Những bức ảnh quảng cáo cho chiếc xe đầu tiên của Rivian cho thấy một cảm giác tuyệt vời về không gian ngoài trời kiểu Mỹ. Những bức ảnh quảng cáo cho chiếc xe đầu tiên của Rivian cho thấy một cảm giác tuyệt vời về không gian ngoài trời kiểu Mỹ.

Vào tháng 11 năm 2018, Rivian đã công bố những hình ảnh đầu tiên về chiếc xe bán tải R1T chạy hoàn toàn bằng điện và chiếc SUV 3 hàng ghế R1S dành cho địa hình, dự kiến ​​giao hàng vào năm 2020 nhưng bị trì hoãn sang mùa hè năm nay.

Rimac

Rimac được dẫn dắt bởi người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Mate Rimac, mới 21 tuổi, anh từng thay thế động cơ đốt trong trên chiếc xe đua cá nhân của mình bằng một bộ động cơ điện.

Rimac Automobili là một hãng siêu xe của Croatia được thành lập vào năm 2011 với 10 nhân viên và kể từ đó đã phát triển với khoảng 850 nhân viên vào lúc này.

Hoạt động của Rimac tập trung vào thiết kế và sản xuất siêu xe điện và các linh kiện EV hiệu suất cao cho ngành công nghiệp ô tô trên thế giới.

Siêu xe điện Rimac Concept_One. Siêu xe điện Rimac Concept_One.

Sản phẩm đầu tiên mang tên Concept One từng là xe dẫn đường trong cuộc đua tại mùa giải đầu tiên của FIA Formula E Championship vào năm 2014, trước khi bắt đầu sản xuất thương mại vào năm 2016.

Aspark

Aspark là một công ty Nhật Bản đến từ Osaka, được thành lập vào năm 2005, công ty dịch vụ kỹ thuật có 25 văn phòng trên khắp thế giới, nhưng nó chỉ trở thành nhà sản xuất ô tô vào năm 2017 với việc ra mắt chiếc hypercar Owl chạy hoàn toàn bằng điện.

Với bốn động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu và thân xe bằng sợi carbon siêu nhẹ, Aspark có thể mang lại cho chiếc xe khả năng tăng tốc đáng kinh ngạc từ 0 đến 100km/h trong 1,9 giây. Tốc độ tối đa của nó là 400 km/h và bộ pin hoạt động tốt trong phạm vi 450 km.

Aspark cũng là một đối thủ đáng gờm trong thị trường xe điện. Aspark cũng là một đối thủ đáng gờm trong thị trường xe điện.

Aspark Owl được sản xuất giới hạn chỉ 50 chiếc trên toàn thế giới. Những chiếc xe được sản xuất tại Ý với sự hợp tác của Manifattura Automobili Torino. Việc giao hàng đã bắt đầu vào năm ngoái.

Vinfast

Ông lớn ngành sản xuất xe điện Việt Nam cũng vừa ghi tên mình lên bản đồ sản xuất xe điện thế giới với mẫu VF e34 - bản chất là xe điện nhưng có thể cạnh tranh trực tiếp với xe động cơ xăng.

Cụ thể, khách hàng không cần trả tiền mua pin, chi phí vận hành (gồm thuê pin và sạc điện) bằng đúng chi phí tiêu hao xăng, riêng giá cả cùng các tính năng đều vượt trội hơn hẳn so với xe động cơ xăng.

Khách hàng có thể tự sạc pin tại nhà để chủ động về nguồn năng lượng hoặc có thể sạc tại các trạm sạc của VinFast. Nếu sử dụng chế độ sạc nhanh, chỉ trong 15 phút sạc, xe có thể đi được quãng đường 180km.

VF e34 vừa ra mắt thời gian gần đây. VF e34 vừa ra mắt thời gian gần đây.

Hiện tại, VinFast đang khẩn trương triển khai xây dựng hệ thống trạm sạc trên khắp cả nước, với mục tiêu đến cuối năm 2021 sẽ có khoảng 40.000 trạm sạc phủ khắp 63 tỉnh thành, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Theo Luxuo