Agile Marketing: Thích nghi để tồn tại

Tiếp thị linh hoạt (Agile Marketing) là cách tiếp cận linh hoạt vào lĩnh vực Marketing với mục tiêu cải tiến tốc độ, khả năng dự đoán, minh bạch và thích ứng nhanh với những sự thay đổi đặc biệt là trong thời đại VUCA.

null
Agile Marketing có tính linh hoạt cao, giúp doanh nghiệp nắm được hành vi khách hàng, chủ động nghiên cứu thay đổi linh hoạt để thích nghi với biến động của thị trường.

Agile Marketing là một trong những chiến lược ưu tiên của các thương hiệu nhằm:

- Tối đa hóa ROI và tối ưu hóa các chiến dịch một cách hiệu quả bằng cách sử dụng Insights theo thời gian thực (Real-time Insights).
- Lặp lại và tối đa hóa ROAS (Return On Advertising Spend) nhanh chóng với thử nghiệm đa biến.
- Đảm bảo tính minh bạch trong dữ liệu và khả năng thấy được hiệu suất thực.
- Thúc đẩy các khả năng làm việc đa chức năng giữa các Team nội bộ và giúp phá vỡ sự chồng chéo trong tổ chức.
- Xây dựng niềm tin với khách hàng và nhân viên nội bộ.

Netflix ứng dụng tính linh hoạt vào phát triển thương hiệu và quản lý quan hệ khách hàng

Với sự đổi mới, áp dụng công nghệ mới nhất, quảng cáo sáng tạo và phân tích dữ liệu theo thời gian thực.

Tiếp thị của Netflix là một cách tiếp cận tích hợp, linh hoạt để phát triển thương hiệu và quản lý quan hệ khách hàng.

Netflix sử dụng phân tích dữ liệu khách hàng để đưa ra đề xuất nội dung phù hợp.

null
Tiếp thị của Netflix là một cách tiếp cận tích hợp, linh hoạt để phát triển thương hiệu và quản lý quan hệ khách hàng.

Agile Marketing luôn hướng tới việc “Thử - Sai - Sửa”, giúp doanh nghiệp phát triển nhanh và linh hoạt.

Chiến lược này rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và có bộ máy tổ chức tinh gọn, tối ưu.

Đối với các doanh nghiệp lớn có lịch sử lâu năm, việc ứng dụng Agile Marketing cũng sẽ là điều cần thiết.

Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải xác định rõ và phân loại tính chất của từng hoạt động cụ thể và dự báo trước tối đa những rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch dự phòng cho nó.

Cẩm nang để doanh nghiệp ứng dụng tốt xu hướng Agile Marketing vào chiến lược phát triển

1. Tìm ra những ý tưởng tốt hơn

Một trong những nguyên tắc của Agile Marketing là bắt đầu từ những thứ nhỏ, học hỏi và tăng quy mô.

Một khi đã hiểu được những phản hồi và mong muốn của khách hàng thì việc cải thiện sản phẩm là điều rất quan trọng.

2. Xây dựng sự hợp tác và tin tưởng

Quá trình Agile Marketing tạo ra sự phối hợp tốt hơn giữa các nhóm trong và ngoài

công ty khi giúp quản lý cấp trên có thể tham gia tích cực vào quy trình hoặc ủy quyền một ai đó ra quyết định.

3. Đẩy mạnh "văn hóa thực hiện"

Agile Marketing khuyến khích các nhân viên nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.

Nếu trao quyền cho đúng người thì sẽ cần ít cuộc họp hơn, ít lãng phí thời gian và ít rào cản hơn.

4. Tạo sự minh bạch và tự tin

Các công cụ quản lý dự án, hoặc họp hành mỗi ngày như: Trello, Slack, Jira,... được tạo ra nhằm liệt kê các nhiệm vụ, phân công sở hữu hoặc hỗ trợ giao tiếp trong thời gian thực.

Kết luận

Khi các hành vi và nhu cầu của khách hàng thay đổi, thế giới làm Marketing nói chung cũng thay đổi tương ứng.

Về cơ bản, các chiến lược Marketing trong bối cảnh mới đòi hỏi sự nhanh nhẹn nhiều hơn, khả năng thích ứng cao hơn và linh hoạt hơn.

Khi hiểu được bản chất của Agile Marketing, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.

Đây là một phần trong nội dung báo cáo Marketing Trends Report 2022 do Trends Việt Nam thực hiện nhằm cung cấp những xu hướng Marketing nổi bật trong năm 2022.