Hành trình đổi mới toàn diện dựa trên thế mạnh của các nền tảng số (Digital Innovation) gồm 3 cấp độ chính, trong đó, để đạt được đổi mới cấp mô hình kinh doanh đòi hỏi tầm nhìn và năng lực triển khai của tổ chức.

Một khảo sát toàn cầu của McKinsey mới đây đã cho thấy sự khác biệt về quan điểm và cách thức đổi mới số hóa (digital innovation) của các doanh nghiệp trong 2 năm Covid vừa qua.

Theo khảo sát, 90% các lãnh đạo tin rằng đại dịch COVID-19 sẽ thay đổi cơ bản cách họ kinh doanh trong 5 năm tới. Đa phần các doanh nghiệp cho biết, trong năm 2020 họ chỉ tập trung cắt giảm chi phí và thực hiện các biện pháp an toàn để đối phó với nền kinh tế khó đoán.

Thì đến 2021, tổ chức của họ đã chủ động đổi mới sản phẩm, quy trình hay thậm chí mô hình bán hàng để đáp ứng sự thay đổi của khách hàng: yêu cầu sử dụng trực tuyến mọi dịch vụ ở mọi lúc, mọi nơi.

Nói cách khác, các doanh nghiệp đang dần chuyển từ đối phó bị động sang phát triển năng lực thích ứng linh hoạt (Agility). 

Sau hai năm sống chung với dịch bệnh đã giúp các nhà lãnh đạo tạo ra những thay đổi mang tính hệ thống và lâu dài cho thời kỳ “bình thường mới” sắp tới cho tổ chức của mình.

Ba cấp độ của Đổi mới số hóa: các tổ chức đang ở đâu?

Một phân tích của CorporateLeaders (Bỉ) trên 250 sáng kiến chuyển đổi số toàn cầu cho thấy các tổ chức hiện đang thực hiện đổi mới ở ba cấp độ chính.

Cấp độ 1: Tự động hóa quy trình (process automation)

Hầu hết các công ty vẫn tập trung vào tự động hóa quy trình và gia tăng hiệu quả với sự trợ lực của một vài công cụ kỹ thuật số. 

Nói cách khác, họ đang làm cho quy trình hiện có trở nên số hóa hơn, chẳng hạn dùng công cụ số thay cho quy trình giấy tờ truyền thống. Một số đang thực hiện xem xét lại các quá trình vận hành cũ trước khi ra quyết định thay thế chúng.

Trello và Notion là một công cụ hiện đang được nhiều DN Việt Nam sử dụng, thích hợp cho các nhà quản lý giám sát, theo dõi hiệu quả công việc thuộc dự án. Trello và Notion là một trong số các công cụ hiện đang được nhiều DN Việt Nam sử dụng, thích hợp cho các nhà quản lý giám sát, theo dõi hiệu quả công việc thuộc dự án.

Cấp độ 2: Chuyển đổi mô hình hoạt động (operating model transformation)

Nếu như ở cấp độ 1, sự thay đổi mang tính đơn lẻ, từng phần này thì cấp độ hai sự chuyển đổi bao trùm toàn hệ thống. 

Trước hết, về mặt nhận thức, các tổ chức bước vào cấp độ này quan niệm rằng, công nghệ số đã trở thành một phần không thể thiếu trong cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp và chúng sẽ là một chỉ số quan trọng (Key Success Indicator) tạo ra giá trị cho tổ chức.

Minh chứng cho việc chuyển đổi quy trình vận hành dựa trên nền tảng số là cách tiếp cận Speedfactory của công ty Adidas. Quá trình chuyển đổi chuỗi cung ứng của hãng đã tích hợp một cách đồng bộ mọi khâu, từ thiết kế đến sản xuất - vận hành.

Cụ thể, Speedfactory cho phép tích hợp chặt chẽ quy trình R&D, thiết kế mẫu giày và sản xuất các sản phẩm trong cùng một quy trình diễn ra đồng thời. Các nhà thiết kế có thể tạo ra mẫu giày mới trong phần mềm 3D và truyền mẫu thiết kế đồng thời đến nơi sản xuất.

Quá trình sản xuất được mô phỏng trước khi sản xuất thực tế nhằm ước tính số lượng giày chính xác theo nhu cầu thị trường và tối ưu các thiết lập. Quá trình sản xuất được mô phỏng trước khi sản xuất thực tế nhằm ước tính số lượng giày chính xác theo nhu cầu thị trường và tối ưu các thiết lập.

Quy trình số hóa hoạt động này cũng cho phép Adidas tinh chỉnh sản phẩm phù hợp hơn với sở thích khách hàng ở từng khu vực, tạo ra các mẫu mã đa dạng hơn.

Cấp độ 3: Chuyển đổi mô hình kinh doanh (business model transformation)

Ở cấp độ này, chuyển đổi số không còn là yếu tố “phụ gia” mà chính thức trở thành “linh hồn” của tổ chức, “tái sinh” doanh nghiệp sang một phiên bản hoàn toàn mới.

Một số ít công ty đã thúc đẩy chuyển đổi số dưới hình thức chuyển đổi mô hình kinh doanh.

Ví dụ, Microsoft đã chuyển đổi từ công ty sản xuất sản phẩm phần mềm nền tảng Windows thành công ty nền tảng đám mây, hoạt động trên nhiều công nghệ và tích hợp với các đối tác và hệ sinh thái như LinkedIn, GitHub.

Hay trong ngành tài chính, tập đoàn bảo hiểm PingAn (Trung Quốc) đã chuyển đổi thành công ty dịch vụ tài chính tích hợp, cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, ô tô, bất động sản và thành phố thông minh.

Ngay trong giai đoạn “lockdown”, hàng triệu người dân Trung Quốc đã được tư vấn sức khỏe thông qua ứng dụng Good Doctor của PingAn. Ngay trong giai đoạn “lockdown”, hàng triệu người dân Trung Quốc đã được tư vấn sức khỏe thông qua ứng dụng Good Doctor của PingAn.

Khi đó, các tổ chức đã có đủ năng lực chuyển từ các dịch vụ và giao dịch hoàn toàn độc lập sang các dịch vụ toàn diện, tích hợp với các giao dịch định kỳ.

Không chỉ là sử dụng công cụ kỹ thuật số, tạo ra quy trình vận hành trực tuyến thay cho quá trình vận hành thủ công, “đổi mới số hóa” còn là phát triển mô hình sản xuất - vận hành, hay phát triển cả mô hình kinh doanh mới để tạo ra hệ sinh thái số toàn diện.

Câu chuyện đổi mới số hóa tại Việt Nam

Tại Việt Nam, cơn “đại địa chấn” Covid-19 buộc mọi tổ chức phải nâng cao mức độ hòa nhập với khách hàng và cộng đồng, yêu cầu phát triển cả chiều rộng và chiều sâu của hệ thống sản phẩm - dịch vụ.

Các doanh nghiệp mọi ngành nghề đang từng bước chuyển đổi số và tiến trình này trở nên gấp rút hơn nhờ Covid.

Trong lĩnh vực giáo dục, Dale Carnegie (với đại diện là Dale Carnegie Việt Nam) là một trong số các tổ chức đang hoàn thiện quy trình hoạt động số hay tạo ra hệ sinh thái kinh doanh số toàn diện.

Từ năm 2017, Dale Carnegie toàn cầu đã có những nỗ lực trực tuyến hóa các hoạt động đào tạo cốt lõi, trên định hướng và tinh thần tạo ra nền tảng huấn luyện trực tiếp trực tuyến toàn diện (Live Online Learning - LOL), đóng góp vào năng lực và kết quả kinh doanh cho tổ chức.

Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh - Chủ tịch & Tổng Giám đốc Dale Carnegie Việt Nam, Master Trainer của Dale Carnegie toàn cầu - chia sẻ: “Nhờ Covid-19, từ một phương thức huấn luyện trên nền tảng online nhằm giải quyết các hạn chế về khoảng cách địa lý, LOL đã được nghiên cứu, nâng cấp, triển khai thành Mô hình kinh doanh tạo lợi thế cạnh tranh và uy tín cho Dale Carnegie trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Những kết quả đáng trân trọng đến từ các học viên tham gia huấn luyện trực tiếp trực tuyến mà Dale Carnegie đón nhận đã cho thấy sự đồng bộ, đẳng cấp và hiệu quả trong quá trình xây dựng, triển khai. Những kết quả đáng trân trọng đến từ các học viên tham gia huấn luyện trực tiếp trực tuyến mà Dale Carnegie đón nhận đã cho thấy sự đồng bộ, đẳng cấp và hiệu quả trong quá trình xây dựng, triển khai.

Các quốc gia triển khai LOL hoàn toàn tuân thủ theo ISO 9001:2015 cho tất cả các giai đoạn quan trọng từ thiết kế sản phẩm, thử nghiệm - cải tiến, chứng nhận toàn cầu và theo dõi hiệu quả đánh giá từ học viên.

Điểm nổi bật của LOL là “Huấn luyện ngay tại thời điểm”, giữ nguyên hiệu quả tương tác và thay đổi Cảm xúc (Emotional Change), Hành vi (Behavioral Change) cho các học viên tham gia - cốt lõi của Mô hình đào tạo “Biến đổi Đột phá” hơn 100 năm lịch sử của Dale Carnegie”.

Có thể thấy, để các hoạt động đào tạo ở môi trường trực tiếp không bị “bay màu” trên không gian số hóa là một thách thức lớn. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần thích ứng linh hoạt với các nhu cầu mới của người học trong thời kỳ này. Ông Minh Tứ, chuyên gia huấn luyện của Dale Carnegie cho rằng, có năm nội dung doanh nghiệp có thể cân nhắc đào tạo trong thời gian này bao gồm:

Năng lực lãnh đạo, Năng lực xây dựng đội ngũ gắn kết, Năng lực cải tiến và đổi mới, Năng lực bán hàng và dịch vụ khách hàng, Năng lực thích ứng linh hoạt và làm chủ công nghệ. 

Bảo Thạch - Trends Việt Nam