Top 10 Phụ nữ vì sự phát triển bền vững tại châu Á (Asia’s Top Sustainability Superwoman 2021) năm nay ghi nhận sự góp mặt của các nữ lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức xã hội đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ gồm: Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Ấn Độ và Việt Nam.

Bà Thái Hương - Nữ doanh nhân nổi bật bậc nhất Việt Nam

Bà Thái Hương sinh ngày 12/10/1958. Hiện bà đang nắm giữ 2 chức vụ quan trọng là: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Sữa TH True Milk; Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á.

Nữ doanh nhân này được đánh giá là một trong những người quyền lực của lĩnh vực tài chính Việt Nam.

null
Trong 2 năm liên tiếp 2015 và 2016, bà Thái Hương lọt vào bảng xếp hạng Top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á theo Forbes bình chọn (Ảnh: Vnexpress).

Sau khi từ bỏ công việc tại công ty vật liệu chất đốt Nghệ An vào năm 1994, bà Hương đã quyết định chuyển sang lĩnh vực ngân hàng.

Bà cùng các đồng nghiệp của mình thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á với số vốn điều lệ ban đầu có giá trị lên đến 20 tỷ đồng.

Hiện tại, bà Hương đang nắm giữ 4,3% cổ phần tại ngân hàng này. Đây cũng là ngân hàng đầu tư dài hạn vào thương hiệu TH True Milk – công ty sữa do bà Hương thành lập.

Từ thành công của Dự án sữa TH, bà Hương đã bắt đầu lấn sân và đầu tư thêm các dự án quốc tế bò sữa tại Nga, trồng dược liệu và chế biến thức uống cấp (TH herbals) bán tại thị trường Mỹ, tạo ra thương hiệu rau củ quả sạch FVF và đặc biệt lập trường quốc tế TH school.

Sau khi đưa TH True Milk đạt được nhiều thành công sau 10 năm gắn bó, bà Hương quyết định lui về sau hậu trường làm người tư vấn.

Quyết định này được bà lý giải rằng: “Tôi đã hoàn thành sứ mệnh tại TH True Milk, đã đến lúc nhường lại cho lớp trẻ tiếp tục sứ mệnh đó“.

Bà Thái Hương cùng hành trình dẫn dắt phát triển bền vững tại TH

Theo CSRWorks International - đơn vị hàng đầu tư vấn thực hành phát triển bền vững tại châu Á, bà Hương được ghi nhận nhờ những thành tựu trong hành trình dẫn dắt phát triển bền vững tại TH cũng như đóng góp cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội, môi trường tại Việt Nam.

Bà Thái Hương dẫn dắt sự thay đổi trong và ngoài tổ chức của mình thông qua các chiến lược, sáng kiến phát triển bền vững và các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm.

Chiến lược phát triển bền vững của TH có 6 trụ cột, gồm:

Dinh dưỡng - sức khỏe, môi trường, con người, giáo dục, cộng đồng, phúc lợi động vật.

Với tôn chỉ "Trân quý Mẹ Thiên nhiên", những dự án của Tập đoàn TH tập trung theo hướng ứng dụng công nghệ cao, khoa học công nghệ và khoa học quản trị đan xen tạo ra những sản phẩm hàng hóa với sản lượng và chất lượng theo hướng phát triển bền vững và vì sức khỏe cộng đồng.

null
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Tập đoàn TH hướng đến một nền nông nghiệp sạch, hữu cơ và một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn mà thế giới đang hướng tới (Ảnh: Vnexpress).

TH đã khởi dựng Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa năm 2008, xác lập kỷ lục Cụm Trang trại bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới (chứng nhận bởi World Records Union năm 2020) với quy mô đàn bò sữa tiệm cận 70.000 con.

Năm 2021, thương hiệu sữa tươi sạch TH true Milk có tới hơn 120 loại sản phẩm, đã mở rộng thị trường ra Trung Quốc và các nước ASEAN.

null
Sau Nghệ An, bà Thái Hương tiếp tục phát triển mô hình trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Thanh Hóa, Phú Yên, Kon Tum, An Giang… (Ảnh: Vnexpress).

Cùng với đó, bà đang phát triển mô hình liên kết với nông dân trong chăn nuôi bò sữa với thương hiệu Dalatmilk.

Hiện bà tiếp tục dẫn dắt và tư vấn chiến lược hàng loạt dự án khác của Tập đoàn TH như:

Tổ hợp chăm sóc sức khỏe công nghệ cao TH Medical; Hệ thống trường quốc tế TH School; Dự án bảo tồn và phát triển tinh hoa thảo dược nghìn năm của Việt Nam - với thương hiệu TH true Herbal; sữa hạt cao cấp TH true Nut; các dự án sản phẩm đồ uống tốt cho sức khỏe như nước tinh khiết TH true Water, trà tự nhiên TH true Tea, nước trái cây TH true Juice...

Bên cạnh đó, TH còn phát triển các dòng sản phẩm thực phẩm thiết yếu khác như gạo sạch, rau sạch, nước mắm, dầu ăn, tương ớt, tương cà chua...

Song song phát triển kinh doanh, bà Thái Hương cũng đồng hành thực hiện các chương trình an sinh xã hội lớn, các hoạt động xóa đói giảm nghèo, phòng chống dịch bệnh của đất nước...

Trong đó, chương trình Sữa học đường Quốc gia và chương trình Sức khỏe học đường 2021-2025 góp phần cải thiện thể lực, tầm vóc người Việt.

Xu hướng phát triển bền vững tại Việt Nam

Hai năm qua, COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề trên toàn cầu.

Nhưng ở một khía cạnh nào đó, đại dịch đã thay đổi tư duy của con người, giúp chúng ta có cơ hội xác định lại những ưu tiên của mình trong cuộc sống.

null
Những người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ thuộc thế hệ Millennials và Gen Z, ngày càng quan tâm đến các vấn đề xã hội và môi trường (Ảnh: Unsplash).

Điều này cũng được phản ánh trong hành vi mua sắm của nhóm người tiêu dùng đông đảo này:

Yêu thích sản phẩm bền vững từ các thương hiệu hài hòa với giá trị của họ.

Theo Nielsen, tính đến năm 2025, Gen Z tại Việt Nam sẽ chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia, tương đương với khoảng 15 triệu người, là thế hệ có sức ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của mỗi gia đình và sẽ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng tương lai.

null
Bởi vậy, việc các doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu của mình theo hướng bền vững là điều cần thiết (Ảnh: Unsplash).

Vì ngay bây giờ hoặc trong tương lai gần, yếu tố “bền vững” đang và sẽ là điều tất yếu.