Ra mắt thử nghiệm từ tháng 11/2020 Trends Việt Nam vẫn chưa hề có một sự công bố chính thức nào dù đón nhận những tín hiệu tích cực của thị trường và có sự cải tiến liên tục kể từ khi “on air”.

Đây cũng là một sự cẩn trọng của các nhà sáng lập khi đưa vào ra thị trường một mô hình đưa tin và sản xuất nội dung hoàn toàn mới tại Việt Nam.

Ban biên tập Trends Việt Nam sẽ thực hiện một loạt bài giới thiệu về trang tin tức này để độc giả có thể hiểu hơn về khát vọng ''xanh'' hóa nền kinh tế nội dung số (info business) của đội ngũ nhà sáng lập.

Xu hướng bởi niềm tin vào dữ liệu (Tư duy mũ trắng)

Thời gian gần đây chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều những xu hướng mới trong hoạt động kinh doanh đầu tư của doanh nghiệp và thị trường.

Cụ thể là làn sóng M&A nở rộ khắp các lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đổ xô vào Việt Nam, doanh nghiệp FDI ngày càng mở rộng quy mô sản xuất.

Điều này được lý giải bởi những số liệu khả quan của thị trường làm gia tăng chỉ số niềm tin, thúc đẩy tiến trình ra quyết định nhanh hơn bao giờ hết.

Những số liệu, dữ liệu là cơ sở nền tảng để gia tăng chỉ số niềm tin, thúc đẩy quá trình ra quyết định cho các nhà kinh doanh, đầu tư. Những số liệu, dữ liệu là cơ sở nền tảng để gia tăng chỉ số niềm tin, thúc đẩy quá trình ra quyết định cho các nhà kinh doanh, đầu tư.

Xu hướng khởi nguồn cảm xúc (Tư duy Mũ đỏ)

Trong lĩnh vực du lịch, gần đây, chúng ta cũng nhìn thấy nhiều hình thái và phong cách du lịch mới lên ngôi như xu hướng farmstay, staycation, workation, du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe hay du lịch tâm linh.

Người Việt Nam có xu hướng tìm đến những nơi hoang sơ với vẻ đẹp nguyên bản và tĩnh lặng của thiên nhiên để lấy lại cho mình những phút giây nghỉ ngơi thư giãn và tận hưởng trạng thái "bình thường mới".

Xu hướng này được hình thành từ những cảm xúc tiêu cực và bất an kéo dài trong thời gian giãn cách xã hội mà Covid đã tạo ra.

Cảm xúc và mong muốn lớn nhất của con người hiện nay là được an toàn, an yên, và mối quan tâm lớn nhất của họ chính là sức khỏe và sự phục hồi về thể chất lẫn tinh thần.

Xu hướng này diễn ra một cách tự nhiên không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.

Tuy nhiên nhìn lại các điều kiện về thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng cũng như địa lý phong phú của Việt Nam thì có thể thấy rằng tiềm năng phát triển du lịch sau đại dịch là rất lớn.

Bởi Việt Nam sở hữu nhiều thắng cảnh nổi tiếng thế giới với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ.

Với niềm tin vào chiến thắng của Việt Nam trên mặt trận chống Covid, tiềm năng và sức ảnh hưởng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực càng được củng cố tiêu biểu là kinh tế và du lịch.

Nhiều mô hình du lịch mới được hình thành từ những cảm xúc tiêu cực và bất an kéo dài trong thời giãn cách xã hội mà Covid đã tạo ra. Nhiều mô hình du lịch mới được hình thành từ những cảm xúc tiêu cực và bất an kéo dài trong thời gian giãn cách xã hội mà Covid đã tạo ra.

Xu hướng từ động lực đổi mới, sáng tạo (Tư duy Mũ xanh lục)

Cũng nhờ có Covid, chưa bao giờ Việt Nam lại xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh mới, nhiều doanh nghiệp mới ra đời với những sản phẩm dịch vụ đổi mới sáng tạo đến như vậy.

Đặc biệt là trong lĩnh vực chuyển đổi số chúng ta có thể thấy rất nhiều mô hình mới đã được triển khai và đi vào hoạt động, phần nào thay đổi và thay thế  hoàn toàn các mô hình truyền thống.

Điển hình như các nền tảng, mô hình Livestream bùng phát, đến các "cường quốc công nghệ" như Nhật Bản cũng không thoát khỏi cơn sốt.

Ở Việt Nam, các mô hình Livestream mới được khởi xướng thời gian gần đây là nền tảng Gostream của 2 nhà sáng lập Phạm Ngọc Duy Liêm và Nghiêm Tiến Viễn và Học viện Livestream NextOn của Shark Bình.

Hay mới đây, một nhóm các bạn trẻ đã phát triển nền tảng IZ Teach tạo cơ hội cho các cá nhân và tổ chức trong ngành giáo dục, đào tạo có thể xây dựng và quản lý các khóa học trực tuyến dễ dàng và nhanh chóng.

IZ Teach - nền tảng All-in-one dành cho đào tạo trực tuyến là sản phẩm đổi mới được sinh ra trong thời Covid. IZ Teach - nền tảng All-in-one dành cho đào tạo trực tuyến là sản phẩm công nghệ đổi mới được sinh ra trong thời Covid.

Xu hướng từ kế hoạch dự phòng (Tư duy Mũ đen)

Nhìn lại lịch sử, nếu những đổi mới trên mang tính ‘’thiên thời, địa lợi, nhân hòa’’ thì có những sự thay đổi đã từng khiến cho nhiều doanh nghiệp lớn phải lao đao.

Điển hình là câu chuyện huyền thoại của Uber, Grab, đã phá vỡ hoàn toàn thế trận của ngành Taxi, vận tải, tái cấu trúc ngành và tạo ra một nền kinh tế mới mang tên Sharing Economy.

Và giờ đây, Sharing Economy thực sự là một nền kinh tế mới có khả năng tái định hình và thậm chí “nuốt chửng” mọi thứ.

Nói như vậy để thấy nếu như không đội trên đầu tư duy mũ đen và luôn đề cao sự thận trọng cảnh giác trong mọi tình huống cũng như chuẩn bị trước các kế hoạch dự phòng cho tương lai thì những rủi ro và thách thức sẽ luôn luôn kề cận với doanh nghiệp.

Nếu không có kế hoạch dự phòng cho tương lai thì những rủi ro và thách thức sẽ luôn luôn kề cận DN không loại trừ những gã khổng lồ trong mọi ngành nghề. Nếu không có kế hoạch dự phòng cho tương lai thì những rủi ro và thách thức sẽ luôn luôn kề cận DN, không loại trừ những gã khổng lồ trong mọi ngành nghề.

Xu hướng từ hệ thống quản trị (Tư duy Mũ Xanh lam)

Năm 2020 lần đầu tiên một hội thảo về năng lực thích ứng linh hoạt (Agility) đã được tổ chức tại Việt Nam bởi tổ chức giáo dục toàn cầu Dale Carnegie dấy lên mối quan tâm sâu sắc của các doanh chủ về khả năng ứng phó trước thời cuộc.

Năng lực này vốn là một loại năng lực tưởng chừng chỉ nhằm mục tiêu hướng đến “từ tốt đến vĩ đại”. Nhưng cú đấm Covid đã khiến cho Agility trở thành một loại năng lực quan trọng của cá nhân và tổ chức.

Bởi khác với năng lực ứng biến quen thuộc là Flexibily, chỉ dừng lại ở hành động đối phó các sự việc một cách bị động thì năng lực Agility đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động đón đầu các xu hướng trong tương lai để đề ra những kế sách phù hợp.

Năng lực Agility đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động đón đầu các xu hướng trong tương lai để để ra những kế sách phù hợp. Năng lực Agility đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động đón đầu các xu hướng trong tương lai để để ra những kế sách phù hợp.

Sáu ví dụ trên đây cũng chính là những Case study điển hình cho tư duy 6 mũ. Cũng để chứng minh xu hướng đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các đối tượng cấp cao trong doanh nghiệp bao gồm các nhà lãnh đạo và quản lý.

Tư duy 6 mũ tượng trưng cho các lối suy nghĩ, góc nhìn đa chiều. Đây cũng là tựa sách nổi tiếng giới thiệu phương pháp tư duy hoàn toàn mới do tác giả Edward De Bono biên soạn.

6 mũ tư duy được Trends Việt Nam ứng dụng, trở thành phong cách và đặc điểm nổi bật trong cách tổ chức và đưa tin.

null


Các sự kiện về Đổi mới Sáng tạo tiêu biểu là Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest), chuỗi sự kiện của Innovation Summit hay ấn phẩm Digital Marketing Trends lần đầu tiên được ra mắt tại Việt Nam tiếp tục thúc đẩy sự ưu tiên của giới công nghệ, marketing nói riêng và doanh chủ nói chung cho các hoạt động cải tiến, đổi mới trong doanh nghiệp.

Chúng tôi, hai nhà sáng lập của Trends Việt Nam, một người đại diện cho thế hệ báo chí và truyền thông truyền thống - chị Tracy Vũ, Founder của Genius Việt Nam, một PR Agency cung cấp dịch vụ nội dung chuyên sâu, một người đại diện cho thế hệ “chuyển đổi số” - anh Andy Vũ, Founder DigiMind, một Marketing Agency, đều là những người đã đi qua và tham gia vào một phần các Xu hướng kể trên.

Hai nhà sáng lập của Trends Việt Nam, chị Tracy Vũ, Founder, của Genius Việt Nam, PR Agency cung cấp dịch vụ nội dung chuyên sâu, anh Andy Vũ, Founder DigiMind, Marketing Agency, từng là Regional Director của Ureka Media. Hai nhà sáng lập của Trends Việt Nam, chị Tracy Vũ, Founder của Genius Việt Nam, anh Andy Vũ, Founder DigiMind, Marketing Agency, từng là Regional Director của Ureka Media.

“Tôi tham gia Digital Marketing từ thủa bình minh cho đến nay vẫn cảm thấy mình không theo kịp các xu hướng Digital của thế giới. Ngày nay, tốc độ, sự đa nhiệm và nhạy bén là bí quyết sinh tồn trong kinh doanh. Nếu không muốn bị bỏ lại phía sau  các nhà lãnh đạo phải học cách “lướt sóng’’ và “vượt sóng’’.  Anh Andy Vũ, Founder Trends Việt Nam, từng là Regional Director của Ureka Media - Agency hàng đầu Việt Nam về mảng Digital Performance Based Ads chia sẻ. 

Nhưng chúng ta vẫn đang phải tự tìm kiếm và tìm hiểu các xu hướng cho chính mình bằng cách thu thập từ rất nhiều nguồn. Chẳng có nơi nào hội tụ đầy đủ các thông tin toàn diện về xu hướng. Đó chính là động lực và nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho sự ra đời của Trends Việt Nam.

Chị Tracy Vũ, Founder của Genius Việt Nam chia sẻ:

‘’Khi làm công việc tư vấn chiến lược, đặc biệt là tư vấn tổng thể, để thuyết phục DN húng tôi phải đưa ra rất nhiều các “lý lẽ” đặc biệt là phải chỉ ra các xu hướng hiện tại, nào là xu hướng sản phẩm, xu hướng ngành, xu hướng quản trị, xu hướng kinh doanh, các mô hình kinh tế mới, xu hướng đời sống, xu hướng xã hội, xu hướng truyền thông, xu hướng công nghệ...Có những Proposal chúng tôi phải làm tới hơn 200 slide chỉ để minh họa cho các xu hướng này. Có thể nói, Dữ liệu và Xu hướng là một trong những vũ khí quyền lực trong Kinh doanh và Đàm phán''.

Đặt ra bài toán cho việc xây dựng hệ sinh thái về Xu hướng, thách thức đè nặng trên vai các nhà sáng lập bởi để triển khai, bản thân ý tưởng này phải ứng dụng những Xu hướng mới nhất về Nội dung số, Công nghệ và Mô hình kinh doanh.

Vậy chúng tôi sẽ giải quyết các bài toán này như thế nào, Quý độc giả hãy đón đọc ở các bài kế tiếp.

Ban Biên Tập Trends Việt Nam