D2C - Mô hình kinh doanh "hot" giúp các DN tăng trưởng trong đại dịch
Trong vài năm qua, D2C - mô hình kinh doanh mà trong đó doanh nghiệp phân phối trực tiếp sản phẩm trực tiếp đến khách hàng mà không cần trải qua các khâu vận hành của chuỗi cung ứng trung gian (qua cửa hàng chính hãng, website, các gian hàng trên càn sàn thương mại điện tử).
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể mang đến nhiều giá trị cộng thêm cho người tiêu dùng.
Đơn cử như việc gia tăng trải nghiệm đồng nhất của người tiêu dùng khi mua hàng, đồng thời giúp khách hàng tiếp cận trực tiếp với thương hiệu với mức giá thấp hơn.
Điển hình là thương hiệu Wakamono - thương hiệu khẩu trang mới nổi tại thị trường Việt Nam nhưng chỉ sau sau 2 tháng thực thi chiến dịch theo mô hình ACCESS D2C đã nhận về được kết quả hết sức ấn tượng.
Theo báo cáo cho thấy, lượng traffic đến từ ACCESS D2C qua mỗi tháng lên đến 200%. Mức tăng trưởng doanh thu ghi nhận tăng đến 56,77%, tỷ lệ chuyển đổi của đơn hàng thành công là 100%.
Giải mã cho kết quả này chính là nhờ vào mô hình D2C giúp Wakamono tận dụng được các nguồn truy cập từ Google ads, Tiktok, Email marketing,... và cả hình thức trading, bán hàng thông qua các cộng tác viên nhập sỉ để thúc đẩy doanh số bán hàng.
Có thể nói, trong thời buổi kinh doanh khó khăn vì dịch như hiện nay, D2C chính là “cứu cánh”, là vũ khí giúp các doanh nghiệp phục vụ người dùng tốt hơn và duy trì, mở rộng hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh D2C trên nền tảng TMĐT: Tối ưu khâu vận hành logistics là yêu cầu quan trọng
Xu hướng sử dụng mô hình D2C trong thương mại điện tử để mang đến trải nghiệm khác biệt cho khách hàng sẽ tiếp tục được nhiều doanh nghiệp theo đuổi.
Theo khảo sát của Shopify: hơn 40% khách hàng mong muốn mua những sản phẩm ở những công ty áp dụng mô hình D2C; 81% chắc chắn họ sẽ mua thêm nhiều lần nữa trong 5 năm tiếp theo.
Kosuke Sogo, Giám đốc điều hành, đồng sáng lập của AnyMind Group: “Sự chuyển dịch sang thương mại điện tử và D2C đã bắt đầu nhen nhóm trong những năm gần đây và bùng nổ trong thời điểm đại dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải đổi mới mô hình kinh doanh, tận dụng dữ liệu để kết nối với khách hàng tiềm năng và cũng như khách hàng hiện tại”
Không nằm ngoài cuộc chơi, YODY - thương hiệu thời trang được nhiều người tiêu dùng Việt yêu mến, đã chủ động triển khai bán hàng theo mô hình D2C trên các trang trực tuyến và TMĐT đạt được thành công lớn.
Cụ thể, họ vẫn phải chật vật với bài toán về mặt tư duy vận hành sản phẩm khác với truyền thống, lựa chọn khách hàng mục tiêu, chi phí Marketing, quản lý vận hành logistics,...
Nhưng trở lực lớn nhất vẫn là khả năng tự động hóa quy trình vận hành logistics. Đơn cử như việc tự động xử lý đơn hàng trên cửa hàng trực tuyến, chọn và đóng gói hàng, giao hàng.
Tuy nhiên, chính những thách thức này là lại mở thêm cơ hội, tạo điều kiện ra đời các giải pháp quản lý mọi hoạt động logistic liền mạch, hiệu quả.
Boxme: thúc đẩy kinh doanh phương thức D2C trên sàn TMĐT cho các nhãn hàng
Boxme đi vào hoạt động từ năm 2015, từ một công ty cung cấp giải pháp công nghệ, hiện BoxMe đã trở thành mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất Đông Nam Á, cung cấp giải pháp tổng thể về lưu kho, thông quan, vận chuyển, thanh toán…
Dịch vụ fulfillment toàn diện của Boxme giúp doanh nghiệp dễ dàng áp dụng và triển khai mô hình D2C, kết hợp với dịch vụ hậu cần thuê bên thứ ba (3PL: Third-party Logistics) làm dịch vụ hậu cần bao gồm vận chuyển, kho vận, cross-docking, quản lý kho hàng, đóng gói và giao nhận hàng hóa.
Bên dịch vụ hậu cần thứ ba (3PL) có thể giúp công ty mở rộng quy mô khi phát triển hoặc thông qua sáp nhập, mua lại và điều chỉnh chuỗi cung ứng để phù hợp với những cập nhật mới nhất của thương mại điện tử.
3PL sẽ sử dụng thông tin và phân tích giúp tìm ra luồng giao nhận hiệu quả nhất cho hàng hóa của DN, quản lý hàng tồn theo thời gian thực và vận hành kho.
Bên cạnh đó, giải pháp công nghệ đám mây, API... tích hợp vào hệ thống vận hành của DN, tạo ra hệ thống công nghệ tùy chỉnh mạnh mẽ, truy cập dễ dàng.
Nhìn chung, việc thuê ngoài dịch vụ hậu cần sẽ giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí logistics, chi phí lương nhân công, mở rộng quy mô.
Có thể thấy, bằng cách tăng tính độc lập với thị trường và các trung gian, mô hình D2C có thể giúp các thương hiệu hiểu rõ hơn về người tiêu dùng cũng như linh hoạt hơn trong chiến lược kinh doanh.
Với sự bùng nổ của các công nghệ và Internet, khách hàng hiện nay đang trở nên thông thái hơn rất nhiều.
Nếu cứ áp dụng theo mô hình truyền thống với nhiều khâu trung gian như cũ thì sự tin tưởng mà người tiêu dùng dành cho các thương hiệu là cực kỳ thấp nhất là trong thị trường thương mại điện tử đầy tiềm năng cũng như rất cạnh tranh như hiện nay.
Vì vậy, phần thắng sẽ thuộc về những doanh nghiệp đón đầu xu hướng, áp dụng chiến lược từ sớm.
Nguyễn Phát - Trends Việt Nam