Tiếp nối thành công của VOMF 2021, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục tổ chức Diễn đàn tiếp thị trực tuyến 2022.
Đây là năm thứ năm sự kiện được tổ chức tại Việt Nam với quy mô toàn quốc.
Tại sự kiện, chị Lê Minh Trang, Senior Manager của NielsenIQ đã có những chia sẻ về xu hướng hành vi người tiêu dùng.
Sự trỗi dậy của Omni Shopper sau thời kỳ đại dịch
NielsenIQ đã chỉ ra sự phổ biến của việc tìm kiếm thông tin trực tuyến trước khi đến cửa hàng mua sản phẩm của loại khách hàng mua sắm đa kênh (Omni Shopper).
1. E-commerce hiện đang là kênh bán hàng lớn thứ 2 tại Châu Á
Với sự xuất hiện của hàng loạt các trang web và ứng dụng sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Zalora hay JD…, khách hàng có thể dễ dàng mua sắm mọi thứ.
Có thể thấy rõ ngành thương mại điện tử đang ngày càng mang lại nhiều động lực cho sự phục hồi kinh tế vốn chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19.
Theo báo cáo do Lazada, có tới 52% người bán hàng ở Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Singapore đã đạt mức tăng trưởng doanh thu cao trong nửa đầu năm 2021.
Trong khi 70% kỳ vọng rằng mức tăng doanh thu sẽ tiếp tục được nâng lên thêm 10% trong quý III/2021.
Hiệp hội các công ty dịch vụ và phần mềm Ấn Độ (NASSCOM) cũng cho biết, thị trường thương mại điện tử của nước này tiếp tục tăng trưởng 5%/năm.
Thực tế cho thấy, các nền tảng thương mại điện tử đã góp phần mở ra cơ hội mua sắm phong phú, đa dạng cho những người sống ở các thành phố nhỏ, phụ cận và cả khu vực nông thôn.
Một tính năng giúp việc mua hàng xuyên biên giới trên nền tảng kỹ thuật số trở nên dễ dàng hơn chính là sự hiện diện của các loại ví điện tử, có thể được sử dụng để mua bất kỳ một sản phẩm nào trên nền tảng.
2. Omni Shopper đã trở thành một xu hướng mới nổi khi bắt đầu đại dịch và vẫn đang tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
Omnishopper là những người mua sắm đa kênh, họ sử dụng công nghệ để trải nghiệm mua sắm đầy đủ, trực tuyến từ máy tính, thiết bị di động hoặc tại một cửa hàng.
Những người này thường đòi hỏi nhiều hơn so với những người mua hàng truyền thống.
Những người mua sắm đa kênh có độ tuổi từ 18 - 30, chiếm khoảng 90% tổng số người sử dụng internet tại Việt Nam( theo thống kê năm 2016).
Đây là nhóm người có vai trò đặc biệt đối với thị trường bán lẻ.
Hiện Việt Nam có trên 52% dân số sử dụng internet và vẫn tiếp tục tăng.
Điều này đồng nghĩa với việc xu hướng mua sắm trực tuyến sẽ tăng theo, người tiêu dùng có nhiều phương tiện kết nối đến các kênh bán hàng.
Omnichannel chính là giải pháp tốt nhất trong thời đại canh tranh gay gắt để phục vụ những người mua sắm đa kênh - Omni shopper.
3. Người tiêu dùng hiện tại có tần suất mua sắm Online bằng với Offline
Người tiêu dùng đã thay đổi lối sống và thói quen mua hàng do tác động của dịch COVID-19.
Nhiều thói quen này đã ăn sâu và có thể sẽ duy trì trong sáu tháng tới.
Người tiêu dùng Việt đang áp dụng những cách thức mua hàng mới, đặc biệt là ở các đô thị loại 1.
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn và lạm phát, người dùng đã nhanh chóng điều chỉnh hành vi mua sắm, tích cực chuyển đổi giữa các kênh mua hàng để đảm bảo trải nghiệm mua sắm phù hợp.
Kết quả khảo sát cho biết, có tới 63% người tiêu dùng toàn cầu đã tăng cường mua sắm trực tuyến, trong khi 42% giảm mua sắm tại các cửa hàng.
Hơn một phần ba (37%) người tiêu dùng nói sẽ đến các cửa hàng khác nhau để mua hàng hoặc chuyển sang mua sắm trực tuyến.
Gần một phần ba (29%) người mua sắm trực tuyến nói sẽ chuyển sang tìm sản phẩm ở cửa hàng bán lẻ và 40% sẽ sử dụng các trang web so sánh để kiểm tra sản phẩm.
Trong tương lai, những người tiêu dùng này tiết lộ họ sẽ tiếp tục mong muốn mua sắm trực tuyến nhiều hơn (với tỷ lệ 50%).
Năm 2022 số lượng người Việt mua hàng trực tuyến sẽ lên đến hơn 51 triệu, tăng 13,5% so với năm trước, tổng chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến đạt 12,42 tỷ USD.
Có 73% người tiêu dùng cho biết họ thường xuyên mua hàng trên các nền tảng mua sắm thương mại điện tử và 59% cho biết họ đã từng nhiều lần đặt hàng hoặc mua sắm trên các website quốc tế.
Bức tranh chung của Việt Nam
Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển với những xu thế mới, đòi hỏi các doanh nghiệp kịp thời thích ứng.
Nền kinh tế Việt Nam khởi sắc với dự báo sự phục hồi của FMCG năm 2023
Báo cáo của Nielsen cũng cho thấy, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) tiếp tục tăng trưởng trở lại.
Tốc độ tăng trưởng về doanh thu của những ngành hàng FMCG tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng tăng đáng kể.
Các nhà sản xuất hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tiếp tục nắm bắt xu hướng ngày càng tăng của tiêu dùng FMCG, đưa tới triển vọng tích cực cho tăng trưởng doanh thu năm 2023.
Tiêu thụ hàng FMCG tại Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng cao so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.
Tổng cục Thống kê cho biết, giá trị tiêu thụ ngày càng tăng là do cả giá bán lẻ và sản lượng tiêu thụ tăng lên.
Những thống kê này cho thấy người tiêu dùng Việt Nam sẽ duy trì được sức mua mạnh mẽ đối với các sản phẩm FMCG.
Với thị trường đang thay đổi, mua sắm đa kênh càng trở nên phổ biến
Trên thực tế, thói quen của người mua sắm sẽ là sự kết hợp giữa phương thức truyền thống và kỹ thuật số.
Điều quan trọng đối với các trang thương mại điện tử là phải làm cho việc chuyển đổi giữa các kênh mua bán trở nên dễ dàng nhất có thể đối với người tiêu dùng.
Từ đó, họ vẫn có thể thích ứng với những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng để tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Trong báo cáo này cho thấy mức độ uy tín thương hiệu của các nhà bán lẻ, bán hàng online chủ yếu dựa trên nhận định của người tiêu dùng.
Báo cáo đã mở ra cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp nhỏ và lớn.
Báo cáo gây chú ý khi phá vỡ quy luật mua hàng theo kế hoạch hoặc quán tính.
Bởi với việc mua hàng đa kênh, khách hàng sẽ đưa ra sự so sánh giữa các thương hiệu, nhận biết mức độ uy tín, chất lượng và giá cả trước khi mua hàng.
Mua sắm trực tuyến ngày càng được ưa chuộng và tiếp tục tăng trưởng
Không phải ngẫu nhiên mà hình thức mua sắm này lại được người Việt ưa chuộng đến thế.
Có nhiều lý do then chốt ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Đó là việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng tại mọi điểm chạm và liên tục tung ra các dịch vụ/tính năng để kích thích nhu cầu mua sắm.
Những lợi ích mà sàn giao dịch thương mại điện tử mang tới cho người tiêu dùng là vô cùng hấp dẫn, vừa tiết kiệm được thời gian, tiền bạc vừa đem lại sự thuận tiện, không khó hiểu khi mua sắm tại đây ngày càng bùng nổ.
Chính vì những lý do trên, thật không khó hiểu khi các sàn thương mại điện tử đã, đang và sẽ trở thành điểm dừng chân của ngày càng nhiều người mua sắm bởi các trải nghiệm mua hàng trở nên chân thực và tiết kiệm chi phí.
Các xu hướng tiêu dùng tương lai nổi bật
Bên cạnh việc báo cáo các hành vi của người tiêu dùng, Nielsen cũng dự đoán các xu hướng tiêu dùng nổi bật trong tương lai.
Trải nghiệm sẽ dịch chuyển từ trực tiếp sang thực tế ảo
Thực tế ảo thường được sử dụng trong lĩnh vực giải trí và trò chơi.
Nhưng những con số tăng trưởng cho thấy động lực rất lớn để tận dụng mảng công nghệ mới nổi này trong tất cả các ngành công nghiệp lớn trên toàn cầu.
Đặc biệt khi thực tế ảo góp phần thay đổi hành trình trải nghiệm khách hàng (CJ – Customer Journey) đối với nhiều loại hình sản phẩm và dịch vụ.
Thực tế ảo đang thay đổi cách khách hàng mua sắm trên quy mô rộng lớn vì nó đưa họ vào một cửa hàng ảo, nơi có thể lựa chọn, mua sắm và nhận hỗ trợ ảo trong thời gian thực một cách thoải mái ngay tại nhà.
Điều này có nghĩa là trải nghiệm mua sắm của con người không bị giới hạn bởi không gian, thời gian hay vị trí địa lý, dẫn đến trải nghiệm mua sắm toàn cầu được hiện thực hoá với nỗ lực tối thiểu.
Với phần lớn rắc rối về hậu cần (logistics) được loại bỏ khỏi trải nghiệm mua sắm, khách hàng có xu hướng lựa chọn và thử nhiều sản phẩm mới.
Livestreaming sẽ ảnh hưởng từ giải trí đến mua sắm
Ngoài các mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, TikTok... các sàn thương mại điện tử còn chủ động khai thác thêm kênh livestream.
Điều này giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và góp phần thu hút thêm nhiều nhà bán hàng cũng như người tiêu dùng mua sắm.
Đây dự kiến sẽ tiếp tục là một trong những xu hướng mới của thương mại điện tử, góp phần mang về lợi thế, thúc đẩy ngành này tăng trưởng mạnh mẽ và tiếp cận thêm nhiều đối tượng người dùng.
Châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và châu u là những khu vực có sự phát triển thương mại điện tử mạnh mẽ nhất.
Mua sắm online sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng, ví dụ mua hàng qua livestream đang trên đà tăng trưởng.
Travis Johnson, Giám đốc điều hành toàn cầu của Podeion cho biết:
“Mua sắm trên mạng xã hội đang trở nên phổ biến hơn và có thể được thực hiện trên nhiều nền tảng - chẳng hạn như Amazon Live, TikTok Shop/ Live, Instagram Live”.
Lời kết
Như vậy, dựa trên những báo cáo và dự đoán của NielsenIQ, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt xu hướng và thích ứng kịp thời.
Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và phát triển bền vững trước những biến động của thị trường.