Vùng nguyên liệu chè Tam Đường (Lai Châu) phục vụ xuất khẩu. Vùng nguyên liệu chè Tam Đường (Lai Châu) phục vụ xuất khẩu.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm của Việt Nam đạt hơn 24 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, nông sản chiếm 10,4 tỷ USD, tăng 13,3%. Ngoài ra, các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu tăng cao gồm: cao su, chè, hồ tiêu, hạt điều, rau quả, sắn và sản phẩm từ sắn, gỗ và sản phẩm gỗ, mây, tre, cói thảm...
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp Hội rau quả Việt Nam cho biết, nửa đầu năm tình hình xuất khẩu trái cây Việt Nam tăng trưởng 17,4% so với cùng kỳ, đạt 2,36 tỷ USD. Nhiều sản phẩm không chỉ xuất đi Trung Quốc mà con sang các thị trường khó tính.
"Sáu tháng qua, xuất khẩu trái cây vượt chỉ tiêu so với cùng kỳ 2020. Năm nay dù dịch bệnh nhưng vải thiều vẫn xuất mạnh sang rất nhiều thị trường ngoài Trung Quốc như Singapore, EU, Malaysia, Đức, Thái Lan, Campuchia, Pháp, CH Czech...", ông Nguyên nói.
Số liệu từ Sở Công Thương Bắc Giang cũng cho thấy, năm nay vải thiều của tỉnh tiêu thụ khá ấn tượng.
Ngoài vải thiều, mận Sơn La, nhãn, thanh long,... cũng đã có nhưng kết quả tích cực trong nửa đầu năm với sản lượng và giá cả tăng mạnh.

Tính đến 1/7, lượng vải thiều Bắc Giang tiêu thụ 213.765 tấn, đạt hơn 99% sản lượng, tăng 130% so với cùng kỳ 2020. Tính đến 1/7, lượng vải thiều Bắc Giang tiêu thụ 213.765 tấn, đạt hơn 99% sản lượng, tăng 130% so với cùng kỳ 2020.

Không chỉ rau quả, thủy sản xuất khẩu cũng phục hồi tích cực.
Theo VASEP, xuất khẩu tôm, cá tra Việt Nam đã lội ngược dòng. Số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, 6 tháng xuất khẩu thủy sản đạt 4,05 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện Việt Nam có 4 thị trường (Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc) nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất, trong đó 2 thị trường lớn nhất (Mỹ và Trung Quốc) thời gian qua đã duy trì đà tăng tốt.
Cụ thể, thị trường Mỹ, thị trường lớn nhất, 6 tháng đầu năm đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 6,7 tỷ USD, tăng 59,8% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 27,9% tổng giá trị xuất khẩu.
Còn Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2, với kim ngạch xuất khẩu khoảng 4,75 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ 2020 và chiếm 19,6% tổng giá trị xuất khẩu.

Nguyên nhân xuất khẩu nông lâm thuỷ sản có nhiều khởi sắc nửa đầu năm, theo lý giải của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là nhờ việc thúc đẩy mở cửa thị trường với nhiều nước trên thế giới. Nguyên nhân xuất khẩu nông lâm thuỷ sản có nhiều khởi sắc nửa đầu năm, theo lý giải của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là nhờ việc thúc đẩy mở cửa thị trường với nhiều nước trên thế giới.

Bên cạnh đó, các kênh trao đổi, cung cấp thông tin với các thị trường xuất khẩu trọng tâm như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc..., đã được tạo dựng để phân tích, đánh giá, dự báo thị trường nông sản trong và sau đại dịch để đưa ra giải pháp ứng phó kịp thời.

Đánh giá về triển vọng 6 tháng cuối năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết khả năng còn nhiều khó khăn do dịch bệnh bùng phát mạnh.

Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng sẽ tìm mọi cách để nông, thủy sản được tiêu thụ thuận lợi. Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội từ các FTAs, nhất là EVFTA, CTPPP để tháo gỡ rào cản và thâm nhập thị trường mới. Đẩy nhanh tiến độ đàm phán mở cửa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc các nông sản có giá trị và tiềm năng xuất khẩu như: khoai lang, sầu riêng, ớt, chanh leo, bưởi, dừa...

Ngoài ra, Bộ sẽ thúc đẩy việc mở rộng thị trường nông sản sang những nền kinh tế có cơ cấu sản phẩm bổ sung với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Liên minh châu u hay Trung Đông; lựa chọn và đưa các sản phẩm phù hợp vào các thị trường tiềm năng như: Nga, Trung Đông, Châu Phi, ASEAN...

Theo VNExpress