Sự kiện cập nhật những xu hướng mới nhất về Công nghệ Tiếp thị Vietnam MarTech Expo Open 2022 được tổ chức ở TP.HCM.
Tại đây, ông Phan Thế Tùng - CEO nền tảng cung cấp Business App Abaha đã chia sẻ về xu hướng và những giải pháp đáp ứng nhu cầu mua sắm trên điện thoại của người tiêu dùng.
Thương mại điện tử trong tương lai đẩy mạnh tối ưu Mobile App
Thị trường Thương mại điện tử (TMĐT) nước ta đang có những bước phát triển nhảy vọt đáng kinh ngạc.
Cụ thể, quy mô thị trường dự báo sẽ đạt được 16,4 tỷ đô năm 2022.
Về doanh thu, đến năm 2025 con số này được dự đoán là có thể lên đến 39 tỷ đô, tăng gấp 3 lần so với năm 2021.
Năm 2020, số người số người mua sắm trực tuyến là 49,3 triệu người, sang năm 2021 là 54,6 triệu người.
Chỉ sau một năm mà số người dùng tăng lên 5,3 triệu người.
Những con số trên cho thấy tốc độ tăng trưởng “thần tốc” của thị trường TMĐT nước ta.
Theo nghiên cứu của Hootsuite cho thấy hiện nay 96,9% lượng người sử dụng Smartphone.
Trong đó 68,5% mục đích sử dụng điện thoại thông minh là dành cho các ứng dụng mua sắm trực tuyến.
Thống kê khác của Global Analysis mang tên Trends and Prediction (2020-2025) cho biết 49% người tiêu dùng sử dụng điện thoại thông minh cho việc mua sắm của mình.
Những người từ độ tuổi từ 18-24 đã dành 66% thời gian của họ để sử dụng những các ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2022 cho biết ở nước ta tỷ lệ doanh nghiệp có Shopping App chiếm 17%.
So với những năm trước đó, con số này không có sự tăng trưởng đáng kể.
Có thể thấy lượng người sử dụng điện thoại di động lớn, quy mô thị trường TMĐT tăng trưởng rất nhanh thế nhưng giải pháp tối ưu hóa người dùng bằng Shopping App vẫn đang bị bỏ ngỏ.
Tại sao rất nhiều doanh nghiệp chưa có App của riêng mình?
Theo ông Phan Thế Tùng, nguyên nhân ít doanh nghiệp ở Việt Nam xây dựng ứng dụng bán hàng trên điện thoại là do:
Doanh nghiệp chưa sẵn sàng thay đổi, những rào cản về công nghệ và chi phí lớn.
Nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng chuyển đổi sang hình thức kinh doanh mới
Theo ông Tùng, các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp SME thiếu nhanh nhạy với thị trường.
Họ chưa thấy được tốc độ phát triển nhanh chóng của MarTech để bắt kịp với xu hướng này.
Những rào cản khiến họ ngại chuyển đổi số do chưa có tư duy và nhận thức đầy đủ về chuyển đổi số, thiếu cam kết và kiên trì từ lãnh đạo,
Các doanh nghiệp này thiếu thông tin về công nghệ số, hạn chế về nguồn nhân lực và tài chính.
Những băn khoăn và vướng mắc thường thấy của họ xoay quanh những vấn đề như:
Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu, bắt đầu từ khâu nào, cần làm gì để chuẩn bị, chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp như thế nào.
Ngoài ra còn vướng mắc về nhân sự và tài chính cần có kế hoạch ra sao, tìm kiếm sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính ở đâu.
Chuyển đổi số là khái niệm mà chúng ta đã nghe nhiều tuy nhiên chưa nhiều doanh nghiệp hiểu rõ và chuẩn bị tốt để bắt đầu vào thực tiễn kinh doanh.
Một vấn đề khác là các ông lớn TMĐT như Shopee, Lazada và mới đây là TikTok Shop đã có chỗ đứng và nền tảng của họ đã quá quen thuộc với người dùng.
Các doanh nghiệp trở nên phụ thuộc và muốn tận dụng những nền tảng này.
Vì thế mà SME ít muốn tạo nền tảng bán hàng cho riêng mình.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều rào cản về công nghệ
Mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau lại có sự khác biệt trong thiết kế Mobile App để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Chưa hết, muốn xây dựng một ứng dụng hoàn chỉnh cần có sự nghiên cứu, thử nghiệm tốn rất nhiều thời gian.
Để có thể từng bước hoàn thiện ứng dụng thì phía doanh nghiệp cần có chiến lược xây dựng cấu trúc và chi tiết từng phần theo để tạo ra một nền tảng App phù hợp.
Ngân sách để duy trì và phát triển App hạn chế
Đây có lẽ là rào cản lớn nhất và ông Tùng rất đồng cảm với khó khăn này của các doanh nghiệp.
Để nghiên cứu và hoàn thiện một ứng dụng cần đầu tư thời gian dài và chi phí rất lớn.
Sau đó là chi phí duy trì từ hạ tầng đến nhân sự rồi cần ngân sách phát triển người dùng.
Song hành với đó là nhiều rủi ro có thể gặp phải để giữ chân người dùng và sinh ra lợi nhuận từ ứng dụng này.
Không phải chỉ doanh nghiệp lớn mới phát triển được Shopping App
Abaha là nền tảng cung cấp Business App, giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh bằng ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Trong 18 tháng qua, doanh nghiệp đã có hơn hai trăm khách hàng, tổng giá trị giao dịch là 602 tỷ đồng và hơn 71.000 đơn hàng.
Tốc độ phát triển user trên tất cả các App là 15%, tổng số người dùng đang hoạt động trên tất cả các ứng dụng là 865.000 user.
Abaha muốn khẳng định rằng một nền tảng dịch vụ phần mềm hoàn toàn có thể giúp cho các doanh nghiệp bán hàng và phát triển kinh doanh.
Cụ thể một case study chứng minh cho việc doanh nghiệp nhỏ cũng có thể phát triển Shopping App đó là chuỗi hệ thống siêu thị hàng nội địa Nhật Bản Sakuko.
Khi Sakuko đưa vào sử dụng App do Abaha cung cấp, sau gần ba tháng ra mắt ứng dụng đạt được nhiều dấu mốc đáng chú ý:
Sakuko có hơn 15.000 khách hàng đang sử dụng app, trung bình là 1,8 đơn hàng/khách/tháng và tỉ lệ khách hàng qua mua trên App đạt 65%.
Đọc thêm: Câu chuyện mang sản phẩm Nhật tới gần người Việt của Sakuko
Mobile App đem đến nhiều tiện ích cho khách hàng như tìm kiếm sản phẩm, tích điểm, nhận Voucher.
Với doanh nghiệp thì họ có thể kết nối với khách hàng bằng cách gửi thông báo tới hàng chục, hàng trăm ngàn khách hàng lại tiết kiệm chi phí.
Thành công của Sakuko cho thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể làm được App của riêng mình nếu họ quyết tâm làm đến cùng và tìm được đơn vị có chuyên môn triển khai những ứng dụng này.
Phần mềm tốt cần tập trung tạo ra sự đột phá năng suất đến từ sự đột phá về giá trị, liên kết các nguồn lực.
Đó là mục tiêu tiên quyết và xuyên suốt của tiến trình chuyển đổi số.
Với những lợi thế của mình, Abaha giúp các doanh nghiệp nghiên cứu và thiết kế Mobile App dựa trên mô hình kinh doanh thực tế.
Startup này có hạ tầng lớn để doanh nghiệp tăng trưởng nhờ vậy mà tiết kiệm chi phí, thời gian nhanh và giảm rủi ro khi đầu tư công nghệ.