Thời thế của Blockchain ở những năm 2017 – 2018

Những điểm tạo nên cơn sốt Blockchain lúc bấy giờ

Những năm 2017 - 2018, lần đầu tiên mà người Việt được nghe rất nhiều về Blockchain và người tham gia vào thị trường cũng rất nhiều.

Làn sóng đầu tư tiền ảo, cụ thể là Bitcoin lan rộng toàn cầu.

Làn sóng đầu tư tiền ảo lan rộng toàn cầu. Làn sóng đầu tư tiền ảo lan rộng toàn cầu.

Tại Việt Nam, những buổi thuyết trình, khóa học về bí quyết kiếm hàng chục tỷ đồng từ tiền kỹ thuật số đang diễn ra sôi động.

Chủ yếu xu hướng lúc này là ICO (Initial Coin Offering là một hình thức kêu gọi vốn đầu tư khá phổ biến trong các dự án phát triển đồng tiền mã hóa - cryptocurrency).

Tuy nhiên, sau khi cơn sóng đó qua đi thì để lại hai đến ba năm trời là cả một thị trường trong “mùa đông băng giá”. Công nghệ đó tự nhiên chìm hẳn đi, giống như chưa bao giờ tồn tại vậy.

Sự bùng nổ của xu hướng ICO:

2017 là một năm bùng nổ của ICO.

ICO được các startup áp dụng rộng rãi tới mức làm mờ nhạt vai trò của các quỹ mạo hiểm trong việc gọi vốn cho các startups về blockchain.

2017 là một năm bùng nổ của ICO. 2017 là một năm bùng nổ của ICO.

Phân khúc đầu tư ICO vẫn tiếp tục “sốt hừng hực” trong mùa hè 2018 với sự gia nhập ‘cuộc chơi’ của những coin mới hầu như hàng ngày.

Thế nhưng, nửa cuối năm 2018 là chuỗi khởi đầu cho sự đi xuống của thị trường Blockchain cũng như xu hướng ICO.

Mức độ quan tâm của người dùng vào xu hướng ICO, Coin hay Blockchain cũng giảm dần vì nhiều lý do khác nhau.

Đây được xem là dấu hiệu mở ra giai đoạn khoảng lặng sau một đợt sóng lớn.

Nguyên nhân dẫn đến “mùa đông băng giá” kéo dài của thị trường Blockchain

Thiếu hụt kiến thức và nhìn nhận vấn đề phiến diện

Theo anh Huy Nguyễn – CEO của KardiaChain, người sở hữu nhiều bằng sáng chế và công trình nghiên cứu tại Mỹ trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng mạng nhận xét:

Nguyên nhân xuất hiện trường hợp sau khi cơn sóng đó qua đi thì để lại cả một thị trường trong “mùa đông băng giá” gần ba năm là người Việt lúc bấy giờ bị cuốn theo tư duy đám đông mà chưa thật sự hiểu biết về Blockchain.

Họ chìm sâu vào sức hấp dẫn mà lợi nhuận của nền công nghệ này mang lại và cho rằng đây là cơ hội rất tốt để kiếm tiền.

Huy Nguyễn – CEO của KardiaChain sở hữu nhiều bằng sáng chế và công trình nghiên cứu tại Mỹ trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng mạng. Huy Nguyễn – CEO của KardiaChain sở hữu nhiều bằng sáng chế và công trình nghiên cứu tại Mỹ trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng mạng.

Những vụ sập sàn tiền ảo gây mất niềm tin cho nhà đầu tư

Khi làn sóng tiền ảo nói riêng và Blockchain nói chung lan rộng, đi cùng với những lợi ích mà nền công nghệ này mang lại, là những rủi ro tiềm ẩn cho nhà đầu tư.

Chẳng hạn, ‘vụ án’ Sàn Bitfinex với 120.000 BTC bị đánh cắp.

Tháng 8/2016, sàn giao dịch Bitcoin Bitfinex thông báo bị hacker lấy mất số Bitcoin trị giá xấp xỉ 480 triệu USD (tính theo giá trị hiện tại).

Điều đáng nói là người dùng không bao giờ nhận được bồi thường cho số Bitcoin mà họ bị mất.

Thay vào đó, sàn đã trả token BFX để bù vào các khoản lỗ của họ và hứa sẽ mua lại các token này vào một ngày sau đó.

Sàn giao dịch Bitfinex với 120.000 BTC bị đánh cắp vào tháng 8/2016. Sàn giao dịch Bitfinex với 120.000 BTC bị đánh cắp vào tháng 8/2016.

Dù Bitfinex hiện đã trở thành một trong những sàn giao dịch hàng đầu nhưng trong năm vừa qua, sàn này đã liên tục hứng chịu nhiều tin đồn về việc “phá sản”, “gặp vấn đề về ngân hàng” cùng với những cáo buộc làm giả khối lượng Tether trên CoinMarketCap.

Tuy vậy, thời gian qua sàn dường như gặp khó khăn và nhiều cáo buộc của Tether trên CoinMarketCap cũng như tin tức phá sản hay vấn đề liên quan đến ngân hàng.

Các rủi ro này khiến khách hàng phải dè chừng và suy xét lựa chọn phương án an toàn hơn và góp phần làm nền công nghệ Blockchain ‘chìm’ hẳn đi, như thể chưa bao giờ tồn tại.

Sự tái sinh của một nền công nghệ

Nhiều công ty vẫn âm thầm làm việc

Trong gần ba năm thị trường ‘đóng băng’, các công ty rơi vào trạng thái ‘ngủ đông’. Thế nhưng, vẫn còn nhiều đơn vị âm thầm làm việc.

“Ba năm này giúp chúng ta biết được công ty nào thật sự làm nghiêm túc trong lĩnh vực này mà không phải là chỉ chạy theo đám đông”, anh Huy chia sẻ.

Trong ba năm này, vẫn còn nhiều đơn vị âm thầm làm việc. Trong ba năm này, vẫn còn nhiều đơn vị âm thầm làm việc.

Khi ‘mùa đông’ qua đi, ‘mùa xuân’ này mở ra, những công ty đó sẽ là những đơn vị đầu tiên có sản phẩm sẵn, tạo ra được xu hướng và sẽ phát triển rất nhanh.

Điều này cũng góp phần lớn mang làn sóng Blockchain quay trở lại mạnh mẽ.

Từ Walmart đến Phố Wall đều triển khai nhiều kế hoạch

Walmart thử nghiệm hệ thống blockchain riêng tư để làm công cụ theo dõi nguồn cung thực phẩm nhiều năm qua.

Trong khi đó, về phía tiền mã hóa:

Intercontinental Exchange (ICE), hãng quản lý Sàn giao dịch Chứng khoán New York và là một trong các doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất Phố Wall, ra mắt sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số.

Fidelity Investments cũng đã tạo dựng doanh nghiệp mới tên Fidelity Digital Assets.

Phòng làm việc của Intercontinental Exchange - hãng quản lý Sàn giao dịch Chứng khoán New York. Phòng làm việc của Intercontinental Exchange - hãng quản lý Sàn giao dịch Chứng khoán New York.

Sự khác biệt của lần trở lại này so với trước đây

Anh Huy cũng cho biết thêm:

Lần này, Blockchain phần nào đó đã tiếp cận tới được một đám đông nhất định. Không còn giống như thời năm 2017, chỉ có khoảng chừng 1% dân số hiểu về Blockchain.

Gần đây có một thống kê cho thấy đang có khoảng 4 đến 5% dân số thế giới hiểu về Blockchain, đã sử dụng công nghệ này dưới một hình thức nào đó.

Giống với Internet của những năm 1998 – 1999, lúc đó cũng chỉ mới có khoảng 4 - 5% số người trên thế giới hiểu về Internet.

Điều này cho thấy, chúng ta vẫn còn ở giai đoạn đầu của xu hướng này, nhưng đồng thời cũng giúp chúng ta nhận ra Blockchain rất quan trọng với bất kì loại công nghệ nào.

Hiệu ứng Domino và những hệ quả tích cực

Blockchain cũng sẽ trải qua một đường cong hình chuông, số người đi đầu sẽ kéo theo một loạt hiệu ứng Domino, dẫn dắt rất nhiều người đi theo sau.

Và 4 - 5% nghĩa là đã vượt qua giai đoạn mà có thể chạy ngược lại, đồng nghĩa với việc nền công nghệ này đã trở thành một xu hướng, chắc chắn và tất yếu.

Chúng ta chưa biết đến lúc nào xu hướng này sẽ chạy lên để đạt mức 20, 30 hay thậm chí 50%.

Nhưng khi lên đến 80 - 90 % dân số thế giới thì phần còn lại sẽ phải chạy theo con tàu đó.

Blockchain đã qua giai đoạn tìm hiểu và tiến đến việc dần gia nhập vào cuộc sống. Cũng như AI của những năm 2010, lần này Blockchain sẽ có những bước chuyển tiến rất là rõ rệt, sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn.

Khát vọng phổ cập hóa Blockchain đến người dùng phổ thông

Nội bộ doanh nghiệp:

Nhu cầu về đội ngũ IT vẫn còn là một điều rất khó khăn, bởi vì lĩnh vực này còn quá mới.

Nhưng trong cái ‘nguy’ đó lại có cái ‘cơ’, người Việt mình lại rất nhanh nhạy, nắm bắt xu hướng rất tốt.

Khi có sự chuyển biến rất nhanh của công nghệ Blockchain lại thích hợp với đặc điểm xoay xở tốt của đa số người Việt.

Nguồn nhân lực trong ngành này của Việt Nam nói chung khá ổn, dĩ nhiên là vẫn rất quý hiếm.

Chính vì vậy, gần đây những trường đại học cũng đã bắt đầu mở các khóa học dạy về lĩnh vực này, thậm chí còn đào tạo cho những người trái ngành muốn chuyển hướng sang Blockchain.

Những trường đại học cũng đã bắt đầu mở các khóa học dạy về lĩnh vực Blockchain. Những trường đại học cũng đã bắt đầu mở các khóa học dạy về lĩnh vực Blockchain.

Mới đây, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cùng Liên minh Chuyển đổi số DTS và Học viện chuyển đổi số IM Group cùng thành lập Phân viện Blockchain và Tài sản số.

Hệ đào tạo gồm hai chương trình.

Đầu tiên là chương trình đào tạo phổ thông bao gồm 5 bộ môn: Nền tảng, ứng dụng và tương lai Blockchain; Hệ sinh thái Blockchain; Pháp lý tài sản số; Ứng dụng PR, Marketing, quản lý cộng đồng trong Blockchain; Tổng quan chiến lược đầu tư tài sản số.

Chương trình thứ hai là khóa đào tạo dành cho CEO, Quản lý cấp trung và cấp cao nhằm mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp trên nền tảng blockchain.

VECOM cùng Liên minh Chuyển đổi số DTS và Học viện chuyển đổi số IM Group cùng thành lập Phân viện Blockchain và Tài sản số. VECOM cùng Liên minh Chuyển đổi số DTS và Học viện chuyển đổi số IM Group cùng thành lập Phân viện Blockchain và Tài sản số.

Môi trường bên ngoài:

Việt Nam hiện nay khi nhắc đến Blockchain, đa số người ta chỉ nói đến crypto và tiền mã hóa.

Ngay cả các ông chủ doanh nghiệp lớn hay startup founder cũng hướng đến kinh doanh nhiều hơn so với việc ứng dụng Blockchain vào doanh nghiệp của mình.

Một trong những trường hợp sử dụng nổi trội của Blockchain là tạo ra token.

Nhưng khi token đó được mang ra trao đổi mua bán, thì lại không còn đúng với ý nghĩa ban đầu nữa.

Các doanh nghiệp đánh mất đi ý nghĩa ban đầu của token khi mang ra trao đổi mua bán. Các doanh nghiệp đánh mất đi ý nghĩa ban đầu của token khi mang ra trao đổi mua bán.

Trong tương lai, khi mà những chọn lựa thông minh này đủ mạnh, sẽ có những người ở thị trường truyền thống tham gia vào và hiểu được các giá trị đó.

“Blockchain phải đi vào đời sống người ta một cách gọi là âm thầm nhất. Nhẹ nhàng nhất. Người ta không cần phải suy nghĩ nhiều mà người ta vẫn được cái lợi.”


Quỳnh Nhi - Trends Việt Nam