Vietnam MarTech Expo Open 2022 - sự kiện Công nghệ Marketing thu hút những chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam, cũng như các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Việt Nam và thế giới.

Đây là nơi chia sẻ những thông tin, nhận định xu hướng đầu tư quý giá về kinh tế và công nghệ.

Tại sự kiện, ông Trần Mạnh Trúc, Chuyên viên đầu tư Do Ventures đã có những chia sẻ về lợi thế để Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn và toàn cảnh bức tranh đầu tư công nghệ tại Việt Nam.

null
Ông Trần Mạnh Trúc - Chuyên viên đầu tư Do Ventures. 

Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn

Những năm gần đây Việt Nam được coi là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực.

Lý do được ghi nhận là nhờ bối cảnh kinh tế chính trị ổn định cùng hệ sinh thái khởi nghiệp đang trên đà phát triển thuận lợi.

Chi phí lao động thấp, hội chuỗi cung ứng đơn giản, tiếp cận thương mại tự do dễ dàng và ổn định chính trị là những lý do khiến nhiều nhà đầu tư tìm đến Việt Nam.

null
Bức tranh về sự tăng trưởng FDI qua các năm tại Việt Nam.

Ông Trần Mạnh Trúc đã chia sẻ, dựa trên những chỉ số của nền kinh tế cho thấy Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định nhất so với các nước trong khu vực và thế giới như:

Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines,...

Mặc dù chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhưng Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng GDP 2,6%.

Đây là mức tăng trưởng khá tốt hiện nay.

null
Những chỉ số tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Bên cạnh đó, ông cho biết Việt Nam cũng sở hữu tệp dân số trẻ và đây chính là những tiền đề quan trọng cho sự phát triển hệ sinh thái công nghệ của một quốc gia.

Hệ sinh thái công nghệ là một mạng lưới rộng khắp các thiết bị và dịch vụ có khả năng liên kết chặt chẽ với nhau, trải dài từ phần cứng đến phần mềm.

Với khả năng đồng bộ dễ dàng mang đến nhiều lợi ích trong giải trí lẫn công việc, hệ sinh thái này thay đổi hoàn toàn trải nghiệm thường thấy trong đời sống công nghệ của con người.

null
Những số liệu người trẻ biết và sử dụng công nghệ tại Việt Nam.

Tình hình đầu tư công nghệ tại Việt Nam trong những năm qua

Các năm trước đây, hoạt động đầu tư công nghệ tại Việt Nam khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên tới năm 2018 là năm bản lề cho sự tăng trưởng vượt bậc về giá trị đầu tư và số lượng đầu tư vào các startup công nghệ tại Việt Nam.

Gần 900 triệu USD với 126 thương vụ là minh chứng cho việc nước ta là quốc gia thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ năm 2019.

null
Biểu đồ thể hiện giá trị đầu tư và số lượng đầu tư công nghệ tại Việt Nam.

Sau đại dịch, tình hình đầu tư ở thị trường Việt Nam đã trở lại mạnh mẽ với giá trị đầu tư tăng gấp 2 lần so với năm 2020.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thêm 2 kỳ lân công nghệ là:

Momo, Skymavis

Sự gia tăng các thương vụ đầu tư có giá trị cao

2021 là năm ghi nhận số tiền đầu tư vào các vòng gọi vốn trên 10 triệu USD đạt kỉ lục là 1,2 tỉ USD, chiếm hơn 82% tổng số vốn đầu tư của cả năm 2020.

Trong các thương vụ đầu tư đó, có thể kể đến một số công ty nhận được khoản rót vốn lớn như:

Tiki (258 triệu USD), VNLife (250 triệu USD), EQuest (100 triệu USD), KiotViet (45 triệu USD)
null
Biểu đồ giá trị đầu tư và số lượng đầu tư tại thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, nguồn vốn dành cho các vòng có giá trị nhỏ hơn 10 triệu USD cũng lập kỉ lục mới là 256 triệu USD tăng 119% so với năm trước.

Theo như ông Trần Mạnh Trúc chia sẻ:

“Vốn đầu tư được phân bố khá là đồng đều giữa các giai đoạn khác nhau chứng tỏ sự phát triển ổn định của hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam”.

Sự gia tăng mạnh mẽ ở các vòng đầu tư

Ngoài sự gia tăng các thương vụ đầu tư có giá trị cao, số lượng thương vụ và số tiền đầu tư ở các vòng đều tăng trưởng vượt bậc so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Mức tăng trưởng đáng chú ý vào số vốn đầu tư của các vòng 0,5 triệu USD đến 3 triệu USD và trên 50 triệu USD với tỉ lệ tăng theo năm lần lượt là 2,8 lần và 4,2 lần.

null
Biểu đồ sự tăng trưởng các thương vụ và giá trị đầu tư ở các vòng.

Các ngành nghề thu hút vốn đầu tư cao

Với 450 triệu USD và 469 triệu USD thanh toán và thương mại điện tử vẫn là hai lĩnh vực thu hút nguồn vốn, nhờ các khoản đầu tư cao vào các doanh nghiệp nổi bật như:

VNLife, Momo và Tiki
null
Vốn đầu tư theo ngành thay đổi qua các năm.

Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của lĩnh vực Gaming với sự xuất hiện của thương vụ đầu tư vào Sky Mavis góp phần vào sự tăng trưởng đột phá với mức tăng 175 lần so với năm trước đó.

Một số ngành cũng có sự gia tăng đáng kể về vốn và đạt được sự tăng trưởng mạnh mẻ như:

Giáo dục, y tế và giải pháp số cho doanh nghiệp.

Việt Nam - địa hạt màu mỡ cho các nhà đầu tư tìm đến

Bên cạnh sự tăng trưởng đầu tư trong các lĩnh vực thì số lượng nhà đầu tư mạo hiểm cũng tăng trưởng vượt bậc tại thị trường Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Do Ventures, Việt Nam đứng đầu các quốc gia thu hút các nhà đầu tư mạo hiểm trong khu vực và trên thế giới.

Sau một năm sụt giảm do COVID-19, số lượng các nhà đầu tư tham gia vào các vòng gọi vốn của các công ty khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam tăng mạnh trở lại.

null
Biểu đồ nhà đầu tư với các khoản đầu tư tại Việt Nam (số lượng quỹ đầu tư).

Hiện nay, thị trường Việt Nam nhận được sự đầu từ của hai nhóm quỹ đầu tư chính là: Quỹ nội địa và quỹ nước ngoài.

Dựa theo số lượng thương vụ thành công thì các nhà đầu tư Singapore và Hàn Quốc đang hoạt động khá tích cực tại thị trường Việt Nam.

Một số quỹ đầu tư mạo hiểm nổi bật có thể kể đến như:

Do Ventures, Nextrans, Venturra Discovery, Zones Startups Vietnam,...

Quy mô của thị trường đầu tư mạo hiểm cho các Startup công nghệ

Việt Nam đang đứng sau Singapore và Indonesia về số lượng cũng như giá trị các thương vụ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ.

Tuy nhiên, số vốn đầu tư vào Việt Nam chiếm 13% tổng giá trị đầu tư vào toàn bộ các công ty ở Đông Nam Á.

Có thể nói, đây được nhận xét là một con số ấn tượng

Như chúng ta đã biết, tình hình đầu tư tại thị trường Việt Nam bắt đầu phát triển từ năm 2018, nhưng tới năm 2021 tỷ trọng số lượng đầu tư của Việt Nam đứng top 3 trong khu vực.

null
Biểu đồ tỷ trọng giá trị vốn đầu tư và tỷ trọng số lượng đầu tư theo Quốc gia.

Bức tranh toàn cảnh về thị trường đầu tư công nghệ 8 tháng đầu năm 2022

Cả thế giới hiện nay đang phải khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra cũng như khôi phục nền kinh tế, chính vì thế thị trường kinh tế thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn.

Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của thị trường toàn cầu, dẫn đến việc các thương vụ đầu tư có sự suy giảm.

Tuy nhiên, ngoài những sự điều chỉnh của thị trường thì hoạt động đầu tư công nghệ tại Việt Nam vẫn khá sôi nổi trong 8 tháng đầu năm.

Những thương vụ tiêu biểu gọi vốn thành công trong lĩnh vực công nghệ có giá trị trên 10 triệu USD như:

Tiki, Timo, Finhay, OnPoint, …
null
Các thương vụ nổi bật trong 8 tháng đầu năm 2022.

Qua các số liệu thống kê cũng như những nghiên cứu của Do Ventures, ông Trần Mạnh Trúc cũng đặt hi vọng về bức tranh đầu tư công nghệ tại Việt Nam trong tương lai.