Phim quảng cáo là gì?
Phim quảng cáo hay quảng cáo truyền hình, tiếng Anh là television advertisement hay television commercial (viết tắt là Tvad, TVC).
Những quảng cáo này thường phát vào các “khung giờ vàng”, phát trước, trong và sau mỗi chương trình truyền hình.
Phim quảng cáo được chia thành 4 nhóm chính:
- Phim Doanh nghiệp (Corporate film)
- Phim Quảng cáo TVC (Television Commercial)
- Viral Video (Phim có yếu tố viral)
- Phim Thương hiệu (Branding film)
Thông thường để gây ấn tượng và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng, một phim quảng cáo thường bao gồm 4 thông điệp:
Lợi ích cảm tính, lợi ích lý tính, lợi ích của người tiêu dùng và lý do để tin tưởng.
Cuộc đua sử dụng phim quảng cáo vào chiến dịch marketing giữa các nhãn hàng
1. Phim quảng cáo “bom tấn” đến từ X-Men: dẫn đầu thị trường mặc những đối thủ “sừng sỏ”
X-men là tên thương hiệu thuộc công ty Cổ phần Hàng gia dụng Quốc tế (ICP) được hình thành vào năm 2011.
Ra mắt lần đầu vào năm 2003, ICP đã xây dựng thành công thương hiệu X-Men.
Theo số liệu của Nielsen, X-Men là nhãn chăm sóc cá nhân số 1 cho nam tại thị trường Việt Nam, trong đó khảu hiệu “Đàn ông đích thực” trở thành câu cửa miệng của người tiêu dùng Việt Nam.
Khác với các sản phẩm chăm sóc cá nhân dành cho nam, nơi mà thương hiệu mang lại giá cho họ là người đàn ông lịch lãm và đầy quyến rũ, X-Men chỉ dành cho những anh hùng thật sự – một người đàn ông mạnh mẽ, nhưng luôn điển trai và thu hút.
Lý do dẫn đến thành công của X-Men chính là truyền tải vào nhận thức của khách hàng rằng X-Men là một thương hiệu nước ngoài.
Mặc dù trong các thương hiệu Việt đang dần cải thiện chất lượng sản phẩm nhưng việc sử dụng thương hiệu ngoại vẫn là cách mà người tiêu dùng chọn để thể hiện sự sang trọng, đặc biệt là các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Tiếp tục phát triển X-Men như là một thương hiệu ngoại, ICP tung ra chiến dịch “Đặc vụ X” vào tháng 03 năm 2010 với thước phim quảng cáo “bom tấn”.
Những kịch bản quảng cáo được thực hiện trong chiến lược Marketing của X-men tại thị trường Việt Nam đều do chính những người Việt thực hiện.
Do đó, họ là những người thấu hiểu phong cách lối sống của khách hàng Việt nhất.
Về phần quay phim, công ty thuê các nhà sản xuất nước ngoài, diễn viên trong quảng cáo của X-Men đảm nhiệm vai chính trong nhiều quảng cáo để ICP có thể tiết kiệm chi phí.
Chi phí quảng cáo của X-Men chỉ ở mức 7-8% lợi nhuận, bằng 1/2 so với Romano và bằng 1/6 so với P&G, nhưng thương hiệu X-Men chăm chút đến chất lượng thông điệp của mình và các hoạt động khác, ngoài việc quảng cáo trên TV.
Hình ảnh X-men đã quen thuộc lại càng trở nên ấn tượng trong mắt người tiêu dùng Việt Nam hơn nữa.
2. Biti’s và chuỗi phim quảng cáo Tết: “Đi để trở về”
Được ra mắt lần đầu vào năm 2016 chiến dịch này của Biti’s đã nhanh chóng tạo nên hiệu ứng viral thu hút sự quan tâm, hưởng ứng từ giới trẻ.
Tiếp nối thành công của 5 mùa trước, phim ngắn Về ra mắt dịp Tết 2022 của Bitis tiếp tục câu chuyện với những người trẻ xa quê đến lập nghiệp từ phương xa với phim ngắn Về.
Dự án được thực hiện bởi đạo diễn “Ròm” Trần Thanh Huy và ca nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh.
Tuy nhiên, không giống như các mùa trước, năm nay vì dịch bệnh, có rất nhiều khó khăn cản trở những người xa quê trở về đoàn tụ với gia đình.
Phim ngắn Về của Biti’s đã xuất sắc khai thác khía cạnh này và đã gửi gắm một thông điệp đầy ý nghĩa:
“Dù năm vừa qua đã khó khăn như thế nào thì chúng ta đều có một nơi để trở về. Đó là gia đình”.
3. TVC quảng cáo Tết “Tết hy vọng” – Kinh Đô
Kinh Đô cũng là một trong những nhãn hàng có chiến dịch quảng cáo ấn tượng, đặc biệt là các chiến dịch về ngày Tết.
Đầu tháng 12/2021, Kinh Đô đã phát sóng TVC quảng cáo dịp Tết 2022 mang tên “Tết hy vọng”.
Vẫn lấy giá trị gia đình làm cốt lõi, 30s quảng cáo của Kinh Đô đã mang đến người xem nhiều cảm xúc.
Qua đó, nhãn hàng gửi gắm thông điệp mỗi chúng ta nên biết trân trọng từng khoảnh khắc được đoàn tụ với gia đình, vẫn cùng đón Tết lạc quan dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
4. Phim quảng cáo Tết “Mang kỳ diệu về nhà” – Coca Cola
Để khởi động chào đón năm mới 2022, Coca Cola đã tung ra chiến dịch Tết “Mang kỳ diệu về nhà”.
Nội dung video chỉ 30s nhưng đã thể hiện điều kỳ diệu là có thật và xuất phát từ những tình cảm chân thật của người thân và cộng đồng.
Nhiều năm qua, Coca Cola đã trở thành thức uống không thể thiếu trong các bữa tiệc gia đình vào dịp đầu năm.
Vẫn là biểu tượng cánh én vàng quen thuộc, TVC quảng cáo Tết của Coca Cola đã mang đến thông điệp ý nghĩa cho Tết 2022 chính là cùng nhau gắn kết, sẻ chia và cùng nhau hy vọng về một năm mới khởi sắc.
5. TVC quảng cáo “Ấm” – Tiki
MV “Ấm” là dự án hợp tác giữa đại sứ thương hiệu ca sĩ Hà Anh Tuấn và Tiki để chào đón sinh nhật 12 tuổi của Tiki và nhân dịp năm mới 2022.
Lời ca khúc trong MV được viết lại lời từ bài hát “Từ đó” của ca nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh.
Nội dung MV kể về hành trình giao hàng của các shipper, những hình ảnh tuy rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày nhưng sau đó là thông điệp vô cùng ấm áp.
Với dư âm của đại dịch, rất nhiều người không thể sum họp với gia đình trong dịp Tết năm 2022.
Tiki thấu hiểu điều này và muốn lan tỏa ấm áp đến những người thương yêu bằng cách gửi trao những món quà ý nghĩa.
6. TVC quảng cáo Tết “Mang Tết về nhà” – Pepsi
Là thương hiệu lớn nhất nhì trong ngành nước giải khát tại thị trường Việt Nam, Pepsi luôn có những chiến dịch Tết để lại dấu ấn đặc biệt với khán giả.
TVC quảng cáo “Mang Tết về nhà” trong chiến dịch tết năm 2022 đã tạo nên hiệu ứng truyền thông rất lớn với thông điệp ý nghĩa nếu không về nhà thì Tết không trọn vẹn.
Nhịp điệu nhanh, hình ảnh đẹp, sắc nét, đặc biệt TVC hội tụ nhiều gương mặt người nổi tiếng trẻ có ảnh hưởng trên mạng xã hội trong năm 2021 như Lăng LD, Karik, Wowy, Suboi,…
7. Chiến dịch Tết Viettel với phim quảng cáo Táo quân tiền truyện
Tết Nguyên đán năm 2021, Viettel chạy chiến dịch Tết với đoạn quảng cáo Táo quân tiền truyện có độ dài lên đến 45’.
Đây là phim quảng cáo có cốt truyện độc lập và mang tính giải trí như một bộ phim hoàn chỉnh, chứ không chỉ là lặp đi lặp lại thông điệp quảng cáo.
Táo quân tiền truyện nhanh chóng thành công và thu về nhiều kết quả ấn tượng.
Sau 2 tuần lên sóng, Táo quân tiền truyện đạt 23 triệu lượt xem trên YouTube, giữ Top 1 Trending trong 5 ngày liên tục, đạt 27 triệu lượt tiếp cận Facebook và tỷ lệ tương tác tự nhiên lên đến 70%.
Đặc biệt vào giữa năm 2021, đoạn video này cũng chiến thắng tại hạng mục “Facebook Video Advertiser of the Year” với chỉ số hiệu quả quảng cáo gấp đôi trung bình ngành viễn thông châu Á.
8. Web Drama “Live Fully in Vietnam” - Dự án quảng bá du lịch Việt Nam
“Live Fully in Vietnam” là dự án web drama do Tổ hợp Truyền thông My VietNam sản xuất, dự kiến bấm máy ngày 9/7/2022, nhân kỷ niệm ngày Du lịch Việt Nam.
Đây là một trong số nhiều dự án được kích hoạt để quảng bá du lịch Việt Nam trong bối cảnh thị trường này đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, cũng là sản phẩm web drama đầu tiên về du lịch tại Việt Nam tính đến thời điểm 2022.
Nội dung của “Live Fully in Vietnam” là niềm đam mê du lịch, là hành trình trải nghiệm và chinh phục 63 tỉnh thành Việt Nam của những bạn trẻ.
Thông qua hành trình ấy, những nơi đẹp nhất, những câu chuyện độc đáo nhất về cảnh quan, văn hóa, ẩm thực, con người Việt Nam sẽ được thể hiện.
Hành trình của phim “Live Fully in VietNam” chọn Quảng Nam là điểm xuất phát, là nơi có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa, cũng như có 2 di sản thế giới được UNESCO công nhận là Đô thị cổ Hội An và Khu di tích Mỹ Sơn.