Việc học hỏi và cải biến tính năng giữa các mạng xã hội vốn không phải là điều xa lạ.

Tuy nhiên, không phải sự học hỏi nào cũng đem lại hiệu quả tiếp thị tích cực, mà ngược lại dẫn đến những sai lầm không đáng có.

Bài viết này đề cập 3 case study nâng cấp tính năng “lỗi” từ các nền tảng mạng xã hội đình đám là Instagram, Facebook, và Youtube.

Instagram vướng ồn ào “bắt chước TikTok"

Instagram chính là nền tảng được “điểm mặt đặt tên” đầu tiên trong chuỗi lên án này.

Người dùng Instagram giờ đây đang bày tỏ sự thất vọng của họ với các phiên bản mới của ứng dụng.

Các điều chỉnh trên Instagram tập trung vào hai lĩnh vực: sự gia tăng của video và thuật toán quyết định những gì người dùng xem.

Người dùng Instagram đang bày tỏ sự phẫn nộ trước những dấu vết của TikTok trên nền tảng này.
Người dùng Instagram đang bày tỏ sự phẫn nộ trước những dấu vết của TikTok trên nền tảng này.

Nếu thường xuyên sử dụng Instagram, có thể dễ dàng nhận thấy một bài đăng được chia sẻ rộng rãi gần đây với nội dung yêu cầu những người sáng tạo nền tảng ngừng ưu tiên video như trên TikTok.

Những nội dung dựa trên video (Reels) và nội dung từ những người mà họ không theo dõi đang được ưu tiên hơn cả.

Trong khi đó, điều người dùng mong muốn nhà phát triển ưu tiên chỉ đơn giản là hiển thị hình ảnh từ vòng bạn bè của chủ tài khoản.

Instagram đang “thiên vị” nội dung video thay vì các nội dung gốc là hình ảnh.
Instagram đang “thiên vị” nội dung video thay vì các nội dung gốc là hình ảnh.

Bài đăng này vốn đã khá phổ biến khi chạm đến painpoint của một lượng lớn người dùng.

Nhưng khi Kylie Jenner và các chị gái Kim Kardashian và Kourtney Kardashian - những người có tổng cộng hơn 870 triệu người theo dõi - chia sẻ nó trên Instagram Stories của họ, khẩu hiệu này đã trở nên cực kỳ lan truyền và Instagram đã chú ý.

Bài chia sẻ trên trang cá nhân Instagram của Kylie Jenner đã “châm ngòi” cuộc lên án chính nền tảng này.
Bài chia sẻ trên trang cá nhân Instagram của Kylie Jenner đã “châm ngòi” cuộc lên án chính nền tảng này.

Mặc dù thực tế là có vẻ như Instagram không có kế hoạch quay lại "những ngày vinh quang" với sự ưu tiên dành cho tính năng chia sẻ hình ảnh, những lời lên án từ phía các Influencers như Kylie thực sự có ảnh hưởng lớn đối với nền tảng này.

Vào năm 2018, Kylie cho biết cô không phải là một fan hâm mộ của bản cập nhật Snapchat mới nhất và cổ phiếu của nền tảng này đã mất 1,3 tỷ USD ngay sau đó.

Bài đăng của Kylie Jenner về quan điểm đối với ứng dụng Snapchat đã khiến thương hiệu không khỏi lao đao.
Bài đăng của Kylie Jenner về quan điểm đối với ứng dụng Snapchat đã khiến thương hiệu không khỏi lao đao.

Liệu bài đăng nêu quan điểm về Instagram lần này của cô có khiến ứng dụng rơi vào hoàn cảnh tương tự?

Facebook đang đánh mất mình trong cuộc đua “pivot to video” với TikTok

Dù sở hữu tập người dùng khổng lồ nhưng do đối tượng khán giả đang bị già hóa, Facebook đang đứng trước nguy cơ “lép vế” trước TikTok - một nền tảng yêu thích của giới trẻ hiện nay.

Mark Zuckerberg, CEO Meta, đang tìm mọi cách, kể cả sao chép đối thủ và phá vỡ nét đặc trưng của Facebook, Instagram nhằm cạnh tranh với TikTok.

Nếu TikTok nổi lên như “thiên đường của video ngắn”, Reels được coi là bản sao chép nguyên mẫu TikTok của Facebook.

Facebook “chơi liều” khi ra mắt Reels với cấu hình tuy khác mà giống TikTok.
Facebook “chơi liều” khi ra mắt Reels với cấu hình tuy khác mà giống TikTok.

Facebook muốn người dùng đăng nội dung lên Reels để thu hút giới trẻ, nhất là khi số liệu tăng trưởng của nền tảng này đi ngang và khiến giá trị cổ phiếu của Meta giảm đáng kể từ đầu năm.

Điều mà CEO Mark Zuckerberg đang hướng đến là đảo chiều xu thế này, cũng như củng cố sự ủng hộ với canh bạc dài hạn như Metaverse bằng cách tập trung vào sao chép y nguyên TikTok.

Thật khó để ngừng liên tưởng đến TikTok khi trải nghiệm với Facebook Reels.
Thật khó để ngừng liên tưởng đến TikTok khi trải nghiệm với Facebook Reels.

Tuy nhiên, động thái cạnh tranh này vô hình chung khiến hình ảnh của hãng trở nên “kém duyên” trong mắt người dùng.

Họ gắn cho Facebook danh xưng “The latest to borrow from TikTok” (tạm dịch: kẻ vay mượn mới nhất của TikTok).

Youtube Shorts và cáo buộc “Bản sao của TikTok”

Instagram và Facebook không phải là những ông lớn duy nhất cố gắng sao chép TikTok.

Trước làn sóng cạnh tranh gắt gao để thu hút người dùng, YouTube cũng đang tập trung nhiều hơn vào video để thu hút khán giả.

YouTube đã cung cấp phiên bản Youtube Shorts với ý tưởng không quá khác biệt bản gốc của TikTok.

Youtube Shorts là “quân tốt” giúp Youtube “hạ đo ván” TikTok.
Youtube Shorts là “quân tốt” giúp Youtube “hạ đo ván” TikTok.

Sự thật luôn đơn giản nhưng mọi người đang “make it complicated” khi lên án Youtube là “TikTok clone” (tạm dịch: Bản sao của TikTok).

Trên thực tế, nhận định trên không hoàn toàn sai khi YouTube Shorts trông rất giống TikTok với video toàn màn hình, cuộn dọc, lượt thích và nhận xét.

Giao diện rất “TikTok” nhưng hóa ra lại là Youtube Shorts.
Giao diện rất “TikTok” nhưng hóa ra lại là Youtube Shorts.

YouTube thậm chí cũng không cố gắng phủ nhận điều đó.

Song, khác với hai nền tảng trên, Giám đốc sản phẩm của Shorts Todd Sherman lại tự tin cho rằng:

"Chúng tôi sẽ phối lại YouTube một cách hiệu quả."

Những người nghe một bài hát hoặc đoạn nhạc trong TikTok thường bị mắc kẹt trong lời bài hát và mong muốn tìm kiếm trên Google hoặc Spotify để nghe toàn bộ nội dung.

Nhưng người dùng YouTube Short có thể chỉ cần nhấn vào để quay lại video nhạc hoặc meme gốc để xác định được bài hát đó.

Youtube đang biến “cáo buộc bất lợi” thành “thông cáo có lợi” cho thương hiệu.

Tìm hiểu thêm về cách Youtube chuyển “nguy” thành “cơ” với Youtube Shorts qua bài viết của Trends Việt Nam tại đây.

Lời kết

Không thể phủ nhận rằng TikTok đã tạo ra sức hút mạnh mẽ lên các mạng xã hội khác.

Song, sự hấp dẫn nào cũng đi kèm cạm bẫy, và ở đây là “sự đồng hóa nền tảng”.

Trước nguy cơ bị lầm tưởng và bị lên án “bản sao”, các nhà phát triển cần đưa ra chiến lược Marketing khôn khéo nhằm dẫn dắt dư luận theo chiều hướng tích cực hơn.