Cách đây 1 tuần, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng áp dụng lệnh giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Khi tình hình dịch bệnh ngày một phức tạp thì hôm nay, chính phủ quyết định thêm 16 tỉnh thành phía Nam cũng áp dụng lệnh giãn cách này.

Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 để kiểm soát dịch bệnh. Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 để kiểm soát dịch bệnh.

Tuy là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19 trong cộng đồng, nhưng việc áp dụng lệnh giãn cách cũng gây nên một số khó khăn trong việc quản lý dân cư.

Từ bài học chống dịch của Ấn Độ trong thời gian vừa qua, anh Nguyễn Tấn Kiệt - CEO của Ventech Asia Group đã chia sẻ một góc nhìn về câu chuyện phong toả và quản lý hậu cần.

Lệnh phong toả bất ngờ tại Ấn Độ mang đến nhiều bất cập

Tháng năm 2020, nhằm có thời gian cải thiện cơ sở y tế đối phó với nguy cơ bùng phát dịch COVID-19, thủ tướng Ấn Độ Modi bất ngờ áp đặt một trong những lệnh phong nghiêm ngặt nhất thế giới cho thành phố Bengaluru.

Lệnh phong toả bắt đầu từ 0 giờ ngày 35 tháng 3 năm 2020, được áp dụng trong vòng 21 ngày. Lệnh phong toả bắt đầu từ 0 giờ ngày 35 tháng 3 năm 2020, được áp dụng trong vòng 21 ngày.

Theo đó, các cửa hàng bán lẻ hay tạp hóa cũng bị buộc đóng cửa để tránh tụ tập đông đúc.

Sau khi biết được thông tin, ngay trong đêm trước khi tiến hành lệnh phong toả, người dân đã nhanh chóng thu gom lương thực, thực phẩm để tích trữ, tạo nên khung cảnh hỗn loạn.

“Trong những ngày tiếp theo, hai sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Ấn Độ là Amazon và Flipkart bị cấm hoạt động vì các mặt hàng trên đó được cho là không thiết yếu (non-essential).”

Anh Nguyễn Tấn Kiệt còn giải thích thêm về nguyên nhân thiếu hụt lương thực là do các nguồn cung cấp không thể đến được các chợ đầu mối:

“Định nghĩa hàng thiết yếu (essential) và không thiết yếu (non-essential) rất không rõ ràng nên các xe tải chở hàng bị chặn hay ùn ứ ở các cửa ngõ, trên cao tốc liên bang và không vào được thành phố Bengaluru.”

Đồng thời, lệnh phong toả cũng không cho phép các trung tâm thương mại hoạt động dẫn đến việc các siêu thị trong đây cũng bị đóng cửa.

Ngoài ra, việc chính quyền Bengaluru cũng quyết định đóng cửa chợ vì xuất hiện nhiều chùm lây nhiễm tại các chợ đầu mối lớn như KR Market, Madiwala Market đã khiến chính quyền đóng cửa chợ.

Trước tình hình đó, các ứng dụng mua hàng, đi chợ online bị tắc nghẽn vì lượng truy cập quá nhiều. Một số mặt hàng không có đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Chiến lược điều chỉnh lệnh phong toả

Nhận ra những bất cập về việc thiếu hụt lương thực, chính quyền Ấn Độ hiểu rằng muốn phong toả hiệu quả thì cũng phải đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của người dân. Theo đó, lệnh phong toả cũng được điều chỉnh lại

Trước hết là định nghĩa lại những mặt hàng thiết yếu và không thiết yếu nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân, để họ yên tâm ở nhà chống dịch.

Tiếp theo, Ấn Độ khuyến khích mua sắm online và cho phép các sàn thương mại điện tử hoạt động trở lại. Sau khi được cho phép hoạt động, Amazon và Flipkart sau khi mở lại đã nhanh chóng bổ sung thêm các gian hàng thực phẩm, thịt tươi sống.

Để giảm tải áp lực cho các siêu thị và giúp cho các tiểu thương có thêm nguồn thu nhập trong đại dịch, Ấn Độ cho phép các cửa hàng bán lẻ cũng như tạp hoá hoạt động trở lại.

Theo đó, các biện pháp phòng tránh dịch cũng được đưa ra như khuyến khích đặt hàng online, bắt buộc thanh toán bằng các hình thức online và hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp giữa người dân.

Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng nới lỏng hoạt động của chợ đầu mối cũng như các khu chợ khi cho phép mở cửa để phân phối hàng đến các siêu thị, cửa hàng tạp hoá,...

Chính phủ nước này cũng tạo nhiều điều kiện cho các tài xế, phụ xe chở hàng thiết yếu vào thành phố, cho phép mở cửa các nhà máy sản xuất mặt hàng thiết yếu nhưng phải đảm bảo các quy định phòng chống dịch.

Sau một thời gian, khi số ca nhiễm COVID-19 có xu thế giảm, Ấn Độ nới lỏng lệnh phong toả và cho phép người dân ra ngoài mua sắp trong những khung giờ nhất định.

Bài học về logistics khi tiến hành lệnh phong toả

Với những biện pháp điều chỉnh trên, Ấn Độ đã thành công trong việc giảm thiểu số ca lây nhiễm nhờ vào việc đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cơ bản của người dân khi áp dụng lệnh phong toả.

Nhìn lại tình hình giãn cách xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh, việc hạn chế người dân tụ tập và ra khỏi nơi ở cũng tạo nên làn sóng mua hàng mạnh mẽ. Nhìn lại tình hình giãn cách xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh, việc hạn chế người dân tụ tập và ra khỏi nơi ở cũng tạo nên làn sóng mua hàng mạnh mẽ.

Đặc biệt, việc thiếu nguồn cung rau củ quả, thực phẩm tươi sống và việc không tiêu thụ được hàng nông sản cũng là một trong những ảnh hưởng từ lệnh giãn cách do COVID-19.

Trước tình trạng này, sở Công thương TP.HCM hiện đang triển khai 1000 điểm bán lưu động và huy động nhiều công ty logistics, sàn thương mại điện tử và các chuỗi cửa hàng bán lẻ,... bổ sung thêm rau củ cũng như thực phẩm đông lạnh.

Không chỉ cần điều phối nguồn cung thực phẩm, thành phố cũng cần giám sát tình hình bán hàng để không xảy ra trường hợp tăng giá bất hợp lý như vụ việc của chuỗi cửa hàng Bách Hoá Xanh, nhằm đảm bảo sinh hoạt và nhu cầu ăn, ở của người dân trong mùa cách ly.

Theo Nguyễn Tấn Kiệt.