Chỉ số chất lượng sống - chỉ số đánh giá độ thịnh vượng của một quốc gia
Chỉ số QoL (Quality of Life index) là số liệu thể hiện chất lượng sống của một quốc gia, vùng địa lý trên thế giới dựa trên các khía cạnh sức khỏe, tình cảm, xã hội của mỗi cá nhân.
Trong đó điều kiện cơ sở hạ tầng, y tế chăm sóc sức khỏe cũng như vấn đề nước sạch đáp ứng cho mỗi người dân là yếu tố tiên quyết.
Chỉ số chất lượng sống được đánh giá nhiều nhất trong lĩnh vực y tế, cơ sở hạ tầng hỗ trợ điều trị bệnh và khả năng cung cấp nước sạch cho mỗi người dân.
Việt Nam gây ấn tượng khi cải thiện đáng kể chỉ số chất lượng sống
Thứ hạng chỉ số chất lượng sống được tạp chí CEOWORLD đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí:
Chi phí sống, sự ổn định kinh tế - chính trị, môi trường làm việc, bình đẳng thu nhập, hệ thống giáo dục, hệ thống y tế,...
Trong đó, mỗi tiêu chí sẽ được đánh giá dựa trên thang điểm 100.
Có 165 quốc gia và vùng lãnh thổ đóng góp nhiều nhất vào GDP của thế giới được CEOWORLD lựa chọn nhằm đánh giá và xếp hạng về chất lượng sống.
Theo báo cáo nói trên, chỉ số chất lượng sống của Việt Nam đạt 78,49 điểm, xếp vị trí 62/165 các quốc gia trên bảng xếp hạng.
So với năm 2021 khi chỉ đứng thứ 101/171 trên các quốc gia trên thế giới, thứ hạng chất lượng sống của Việt Nam đã tăng 39 bậc chỉ sau 1 năm.
Điều này chứng tỏ những nỗ lực của chính phủ cũng như các tổ chức, doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực.
Cũng trong bảng xếp hạng này, Phần Lan là quốc gia có chất lượng sống tốt nhất thế giới với chỉ số chất lượng sống đạt 99,06 điểm.
Quốc gia này cũng nằm trong top 10 quốc gia có chất lượng cuộc sống tốt nhất trên toàn cầu.
Trong số các quốc gia ở Đông Nam Á, chỉ có Singapore lọt top 20 quốc gia có chất lượng sống tốt nhất thế giới với số điểm là 87,64.
Những nỗ lực từ chính phủ cùng hàng loạt các xu hướng phát triển bền vững, chú trọng hoạt động CSR đến từ các doanh nghiệp tại Việt Nam và ý thức hiện đại của người dân là những yếu tố đã góp phần cải thiện chất lượng sống ở Việt Nam.