Khu vực kinh tế tư nhân hiện nay chiếm 40% tỷ trọng GDP.

Do đó, việc góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp là một nhiệm vụ trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn sắp tới (tính đến 2025).

Ngày 28/10, nằm trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường Năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam”, Hội thảo “Tăng tốc đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên Đổi mới sáng tạo mở” được tổ chức.

Các diễn giả tham dự Hội thảo “Tăng tốc đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên Đổi mới sáng tạo mở”.
Các diễn giả tham dự Hội thảo “Tăng tốc đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên Đổi mới sáng tạo mở”.

Sự kiện do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ quản.

Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia, Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo mở BambuUP và Đại học Fulbright Việt Nam phối hợp tổ chức.

Chương trình mang đến định hướng và hỗ trợ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ứng dụng các mô hình Đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở.

Nhiệm vụ của doanh nghiệp trong bối cảnh bùng nổ thông tin và cách mạng công nghệ 4.0

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã hình thành nên một thời đại số, với kinh tế số và xã hội số.

Công nghệ phát triển vũ bão, hành vi khách hàng biến thiên liên tục và thời gian để nảy sinh nhu cầu mới ngày một ngắn lại đặc biệt là từ sau đại dịch.

Điều này khiến cho việc cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hơn bao giờ hết.

Đổi mới sáng tạo Mở chính là chìa khóa đột phá tăng trưởng của Doanh nghiệp.

Ông Đỗ Tiến Thịnh - Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) chia sẻ:

ĐMST mở là một chủ đề được toàn thế giới quan tâm với hơn 1 tỷ lượt tra cứu và được rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới ứng dụng như một giải pháp, chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Ông Đỗ Tiến Thịnh - Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) phát biểu khai mạc chương trình.
Ông Đỗ Tiến Thịnh - Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) phát biểu khai mạc chương trình.
Theo Báo cáo Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo Mở Việt Nam năm 2021, khi gia tăng tốc độ ĐMST lên từ 3 đến 5 lần tiết kiệm được đến 30% chi phí đầu tư.

Song song với đó là thích ứng nhanh chóng với môi trường kinh doanh của bối cảnh bình thường mới.

Doanh nghiệp đứng trước nhiệm vụ tìm ra chiến lược đột phá, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo để chiếm lĩnh thị trường.

Củng cố và phát triển năng lực đổi mới sáng tạo cho chính Doanh nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam hiện đang có những bước phát triển nhảy vọt, vươn lên vị trí thứ 3 trong số 6 nền kinh tế top đầu ASEAN.

Bối cảnh này chính là lý do hoàn hảo để doanh nghiệp tăng tốc ĐMST mở, nắm bắt cơ hội đồng hành cùng Startup để bắt kịp với các thay đổi hiện nay.

Một số Doanh nghiệp tiêu biểu nước ta cũng đã tích cực ứng dụng sâu sắc ĐMST mở như một văn hóa nội bộ.

Chẳng hạn như Tập đoàn SUNHOUSE bắt tay cùng Startup xây dựng hệ sinh thái tiện ích thông minh liên tục cải tiến cho người dùng.

Hay Tập đoàn CMC khai trương Trung tâm sáng tạo và thành lập Quỹ đầu tư Sáng tạo CMC.

Hội thảo đem đến giải pháp nâng cao năng lực ĐMST mở cho nhà lãnh đạo Doanh nghiệp thông qua các mô hình, ví dụ thực tiễn trên thị trường hiện nay.
Hội thảo đem đến giải pháp nâng cao năng lực ĐMST mở cho nhà lãnh đạo Doanh nghiệp thông qua các mô hình, ví dụ thực tiễn trên thị trường hiện nay.

Trong quá khứ, nền tảng của Đổi mới Sáng tạo trong Doanh nghiệp đã từng là việc phát triển sản phẩm.

Nhưng trong thời kỳ thay đổi liên tục và khó đoán hiện nay, việc tạo ra sản phẩm mới không còn quan trọng bằng việc tạo ra năng lực Đổi mới Sáng tạo bền vững cho Doanh nghiệp.
Do đó, bài toán đặt ra là làm thế nào có thể giúp Doanh nghiệp Việt trang bị đầy đủ chuyên môn lẫn điều kiện cần thiết cho quá trình cải tiến năng lực ĐMST mở sắp tới.
Sự kiện này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp cùng đồng hành và hợp tác với các nguồn lực bên ngoài để tối ưu hóa hiệu quả trong quá trình giải quyết bài toán kinh doanh.
Qua đó góp phần nhân rộng ĐMST mở ra một quy mô rộng lớn hơn, tiếp cận với nhiều chủ thể, thành phần hơn.

“4 Không – Thì – Không” để tăng tốc đổi mới sáng tạo mở thành công

Theo Bà Nguyễn Hương Quỳnh – Giám đốc điều hành của BambuUP để có thể tăng tốc ĐMST mở thành công, Doanh nghiệp cần đáp ứng tiêu chí “4 Không – Thì – Không”.
Bà Nguyễn Hương Quỳnh – Giám đốc điều hành của BambuUP chia sẻ tại sự kiện.
Bà Nguyễn Hương Quỳnh – Giám đốc điều hành của BambuUP chia sẻ tại sự kiện.
Thứ nhất, không có nhận thức đúng đắn kèm theo sự quyết tâm thì không triển khai được.
Thứ hai, không có kỹ năng về ĐMST từ khái niệm tới triển khai thì sẽ không hiện thực hóa được.
Thứ ba, nếu không có một cấu trúc tổ chức thực hiện phù hợp thì không vận hành được.
Và thứ tư, nếu không có cách thức thu nhận thông tin ĐMST một cách đa dạng, liên tục & cập nhật nhất thì quá trình thực thi sẽ không có hiệu quả.
Theo bà, doanh nghiệp cần đáp ứng tiêu chí “4 Không– Thì – Không” để thành công trong ĐMST.
Theo bà, doanh nghiệp cần đáp ứng tiêu chí “4 Không – Thì – Không” để thành công trong ĐMST.
ĐMST rất cần sự kiên định từ phía doanh nghiệp, đặc biệt là ban lãnh đạo, giám đốc để thành công.
Sự kiện này góp phần mở rộng mô hình ĐMST ra khối Kinh tế tư nhân.
Rộng hơn nữa là tiếp cận với tất các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST mở Việt Nam trong tương lai.