onull

Thách thức quản lý nhân sự mùa dịch

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực F&B như Bliss thì việc quản lý nhân sự trong bối cảnh hiện nay khá phức tạp. Công ty phải chia hai nhóm, gồm nhóm sản xuất 3 tại chỗ từ 21/6 đã sống xa nhà 3 tháng và nhóm làm việc từ xa tại nhà.

"Điểm chung cả hai nhóm cảm thấy tâm lý bị bí bùng, gò bó vì thiếu tự do", bà Đào Phương Thảo, đồng sáng lập thương hiệu kem Bliss nhận xét.

Riêng những nhân viên đi cách ly tập trung hay có người nhà nguy kịch lại càng căng thẳng. "Tâm trạng thường thấy của họ là buồn bã, dễ dẫn đến rối loạn lo âu nếu không có chia sẻ kịp thời", bà cho biết thêm.

Hai cuộc khảo sát gần đây của hãng tuyển dụng Adecco Việt Nam ghi nhận, 80% nhân viên chia sẻ rằng họ rất xem trọng vấn đề sức khỏe tinh thần. Với nhóm lao động có con nhỏ, 30% phụ huynh coi hỗ trợ sức khỏe tâm thần là một trong ba ưu tiên hàng đầu.

Bà My Holland, Huấn luyện viên điều hành, Huấn luyện viên và Giám đốc điều hành EQuest Asia khuyến nghị các công ty nên cung cấp các chương trình hỗ trợ cho nhân sự của mình lúc này.

"Cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu về mặt cảm xúc là điều cần thiết với tất cả các bên, cả sức khỏe của nhân viên lẫn năng suất của công ty", bà nói.

Mặt khác, vấn đề thường gặp trong hoạt động giao tiếp trực tuyến nói riêng và WFH nói chung là nhân viên thường không thích bật camera, không thích nói chuyện.

Điều này khiến cho không khí của các buổi họp hay gặp mặt trực tuyến khá nặng nề, khó có thể tạo nên mối liên hệ gắn kết đội ngũ như các hoạt động trực tiếp như trước đây.

Muôn vàn cách "motivate" nhân viên mùa dịch

Để giải quyết các vấn đề trên và nhằm mục đích lên dây cót tinh thần cho nhân viên, một số công ty đã tất bật hành động. Phổ biến nhất là các mô hình "trung tâm tâm lý trực tuyến".

"Sống an mùa dịch" là một trong các chủ đề thuộc chuỗi workshop được Payoo tổ chức từ giữa tháng 8, thường diễn ra vào "Thứ 6 vui vẻ" hàng tuần, thu hút khoảng 200 nhân viên tham dự mỗi buổi, nhằm tìm kiếm cân bằng tâm lý và rèn luyện sức khỏe.

Ngoài giao lưu với chuyên gia, công ty này còn tổ chức các buổi "yoga cười" và các liệu pháp cân bằng tâm lý khác. Loạt hoạt động được triển khai khi trải qua 3 tháng làm việc tại nhà, lãnh đạo công ty nhận ra tâm lý bức bối, ít tương tác của nhân viên.

Đại diện cho đơn vị thuộc nhóm Agency, lĩnh vực tổ chức sự kiện GreenHat đã đưa ra các giải pháp cụ thể bằng cách duy trì sự hiện diện thông qua hoạt động check in-check out đều đặn 4 lần trong ngày theo đúng khung giờ xác định tương ứng với giờ làm việc thông thường.

Hoạt động check in-check out này không chỉ để "chấm công" mà còn là cơ hội để mọi người được trao đổi, chia sẻ về những buồn vui trong công việc và cuộc sống, cùng thấu hiểu và động viên lẫn nhau, xóa đi cảm giác cô đơn của mỗi cá nhân đồng thời tạo động lực cho tinh thần làm việc được duy trì và củng cố.

GreenHat duy trì hoạt động check in-check out đều đặn 4 lần trong ngày. GreenHat duy trì hoạt động check in-check out đều đặn 4 lần trong ngày.

Ngoài ra, với đặc thù của ngành sáng tạo, GreenHat cho rằng Covid chính là cơ hội vàng để tinh thần học hỏi, phát triển bản thân được phát triển mạnh mẽ. Công ty đã duy trì và áp dụng đều đặn hoạt động chia sẻ 5 phút mỗi ngày cho nhân viên và ngày chia sẻ sách vào cuối tuần.

Học tập trực tuyến - "Trị liệu" hai trong một

Cùng với trị liệu trực tuyến, giao lưu và trao đổi trực tuyến, học tập trực tuyến trong mùa dịch cũng được xem là giải pháp tâm lý hiệu quả.

Học tập trực tuyến trong mùa dịch cũng được xem là phương pháp "trị liệu’’ mới cho nhân sự mùa Covid. Học tập trực tuyến trong mùa dịch cũng được xem là phương pháp "trị liệu’’ mới cho nhân sự mùa Covid.

Payoo cho biết, thời gian này nhiều nhân viên bắt đầu tranh thủ để tham gia các khóa học trực tuyến để nâng cao kiến thức và chuyên môn. Điển hình như lớp học tiếng Nhật tổ chức do đồng nghiệp người Nhật đứng lớp giảng dạy, được nhiều nhân viên hào hứng tham gia.

Đại diện từ Dale Carnegie Việt Nam - tổ chức đào tạo huấn luyện lĩnh vực phát triển con người trong môi trường làm việc - cho biết, từ tháng 7/21 đến tháng 9/21, đơn vị này đã ghi nhận mức tăng gấp 2 lần nhu cầu đào tạo trực tuyến cho cá nhân.

Các nội dung trong chương trình Live Online Learning của Dale Carnegie Việt Nam đều được xây dựng kỹ lưỡng từ những công trình nghiên cứu chính thức của tổ chức Dale Carnegie toàn cầu. Các nội dung trong chương trình Live Online Learning của Dale Carnegie Việt Nam đều được xây dựng kỹ lưỡng từ những công trình nghiên cứu chính thức của tổ chức Dale Carnegie toàn cầu.

Tất nhiên, để thích ứng với mùa dịch, đồng thời giữ đúng chất lượng huấn luyện tương đương với các lớp trực tiếp, tránh cho học viên ngán ngẩm khi tham dự các lớp học một chiều nhàm chán, Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh, CEO Dale Carnegie Việt Nam cho hay họ đã liên tục cải tiến mô hình Live Online Learning (LOL) được triển khai từ năm 2017.

Theo đó, họ tăng các trải nghiệm thú vị, thoát khỏi các khuôn khổ lỗi thời của đào tạo online và bổ sung thêm các yếu tố bỏ nhỏ nhẹ nhàng tạo tương tác giữa những người học mới. Tất cả nhằm mục tiêu vừa giúp mọi người nâng cao năng lực, vừa giúp họ kết bạn mới để hạn chế tâm lý cô đơn, trầm cảm.

Hình mở màn đặc biệt của khoá học "12 Nguyên tắc đạt được Sự hợp tác của Đội ngũ" do Dale Carnegie Việt Nam tổ chức với thông điệp: Sức mạnh của con người nằm ở năng lực giao tiếp thuyết phục - "kỹ năng" mà các loài khác không có. Hình mở màn đặc biệt của khoá học "12 Nguyên tắc đạt được Sự hợp tác của Đội ngũ" do Dale Carnegie Việt Nam tổ chức với thông điệp: Sức mạnh của con người nằm ở năng lực giao tiếp thuyết phục - "kỹ năng" mà các loài khác không có.

"Theo trải nghiệm cá nhân thì khóa học khá hiệu quả và hữu ích với mình. Tổ chức trực tuyến nhưng vẫn sinh động như khi học trực tiếp.

Cách tổ chức, nội dung chương trình, sự dẫn dắt của chuyên gia huấn luyện và các hoạt động tương tác giúp cho không khí lớp học thoải mái, từ đó mọi người cũng dễ kết nối với nhau hơn" - Anh Lê Trịnh Minh Phương, Giám đốc, Công ty TNHH Kế toán Tài chính Fata chia sẻ.

"Chúng tôi cũng không nằm ngoài 'cuộc chơi' đến mức trở thành 'cuộc chiến' trong hành trình sống ổn và sống tốt với đại dịch như rất nhiều các công ty khác trên thế giới và ở Việt Nam", bà Khánh Linh nói.

Nghiên cứu "Sáng tạo mang tính Xã hội" của Dale Carnegie Việt Nam cũng cho biết, trong số những người được hỏi đã chuyển sang làm việc từ xa trong trường hợp khẩn cấp Covid-19, có 30% cho biết họ nói chuyện với một nhóm đồng nghiệp ít hơn so với khi họ làm việc trực tiếp tại văn phòng.

Vì thế, theo nghiên cứu này, "việc đảm bảo nhân viên cảm thấy được kết nối trong mùa dịch là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy mối quan hệ và sự sáng tạo".

Theo Cafebiz