Thách thức của nha khoa chuyên môn cao
Bệnh viện công luôn là địa điểm chuẩn để phục vụ các vấn đề về sức khoẻ như nha khoa nhờ vào sự đảm bảo về chuyên môn và khả năng quản lý rủi ro khi điều trị. Tuy nhiên, khi đời sống xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về dịch vụ tăng cao, mô hình này lại cho thấy nhiều hạn chế về mặt thích ứng.
Thứ nhất, mục đích quan trọng nhất của các các bệnh viện công hiện nay - bao gồm cả bệnh viện chuyên khoa, là đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Do đó các tiêu chí về dịch vụ chỉ cần đáp ứng theo thang đo cơ bản từ phía Bộ Y tế hoặc các sở ban ngành.
Điều này đồng nghĩa với việc những mô hình dịch vụ được đầu tư hơn hoặc mang tính quốc tế sẽ ít được ứng dụng hoặc khó triển khai vì những đòi hỏi về thời gian, nhân lực và tài chính trong khi ưu tiên hàng đầu của bệnh viện trong nước đã dành cho chuyên môn khám-chữa bệnh.
Thứ hai, việc nhu cầu điều trị ngày càng cao trong khi số lượng bệnh viện lại hạn chế (hiện chỉ có 3 bệnh viện răng hàm mặt tại TP. Hồ Chí Minh) hoặc ít được truyền thông đến người dân sẽ dẫn đến tình trạng quá tải vào thời gian cao điểm hoặc quá vắng vào giai đoạn thấp điểm. Dịch vụ chăm khóc khách hàng và bệnh nhân vì thế cũng không thể đáp ứng hoặc bị cắt giảm đầu tư tương ứng theo hai giai đoạn trên.
Trong khi đó, nhờ thế mạnh về dịch vụ chăm sóc khách hàng và khả năng truyền thông tốt, mô hình phòng khám nha khoa lại tìm thấy cho mình sức hút mạnh mẽ hơn với phần lớn khách hàng có nhu cầu về nha khoa hiện nay. Nói cách khác, nếu không phải các trường hợp bắt buộc phải đến bệnh viện, phòng khám vẫn là sự lựa chọn hàng đầu và phổ biến của đại đa số khách hàng trong nước.
Dịch vụ - vì thế, không chỉ là một yêu cầu mà còn là bài toán sống còn của mô hình nha khoa chuyên môn cao nói chung trên chặng đường phát triển.
Phòng khám không "đa năng"
Phổ biến nhưng phòng khám nha khoa lại có nhiều hạn chế so với mô hình bệnh viện. Đáng chú ý nhất là ở phạm vi dịch vụ chuyên môn.
Nhìn chung, những dịch vụ điều trị phức tạp, đòi hỏi khả năng quản lý rủi ro tốt, kinh nghiệm chuyên môn cao, đặc thù … thì phòng nha không được cấp phép.
Đơn cử, theo quy định hiện hành, phòng khám nha khoa không được phép xử lý phẫu thuật có độ nguy hiểm cao như All on 4, All on 6, kĩ thuật phục hình Implant toàn hàm, nâng xoang hở, ghép xương tự thân. Trong khí đó, mô hình bệnh viện với đầy đủ các khoa bao gồm các khoa gây mê, khoa hồi sức, khoa cấp cứu… sẽ có thể thực hiện những dịch vụ này.
So với phòng khám, mô hình bệnh viện nha khoa vẫn cho thấy ưu thế của mình về chuyên môn và phạm vi điều trị toàn diện
Thực tế cho thấy không nhiều khách hàng có nhận thức rõ về vấn đề này, dẫn đến nhiều trường hợp một số phòng khám vẫn tiến hành cấy ghép implant toàn hàm (dù không được phép) và bệnh nhân vẫn cứ đồng ý thực hiện.
Theo đúng quy trình, để thực hiện các dịch vụ trên, bệnh nhân cần xét nghiệm máu, các chức năng gan, phổi và kiểm tra các bệnh mãn tính, kiểm tra các bệnh về răng, kiểm tra xương hàm. Nếu có các bệnh lý khác về răng thì cần điều trị trước khi cấy implant. Vì danh mục kỹ thuật không đầy đủ, các phòng khám thường bỏ qua các bước này. Kết quả là với những trường hợp bệnh nhân có lịch sử bệnh lý nhưng không phát hiện dẫn đến nhiễm trùng nặng và nguy hiểm cho bệnh nhân.
Như vậy, phòng khám không thể thay thế hoàn toàn chức năng của bệnh viện và không thể quản lý rủi ro trong quá trình điều trị như nhiều người vẫn nghĩ.
Giải pháp toàn diện cho dịch vụ nha khoa
Vừa sở hữu tính chuyên môn cao của bệnh viện, lại có thể đầu tư về dịch vụ chăm sóc khách hàng như phòng khám, mô hình bệnh viện tư nhân trở thành một giải pháp hoàn hảo cho các vấn đề đặt ra - nhất là khi ngành nha khoa còn giàu tiềm năng để phát triển và hoàn thiện. Mô hình tiêu biểu có thể kể đến là Bệnh viện Răng hàm mặt Sài Gòn - bệnh viện tư nhân đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh vừa đi vào hoạt động vào tháng 8/2020.
Về danh mục kỹ thuật, Bệnh viện Răng hàm mặt Sài Gòn có danh mục kỹ thuật tương tự với bệnh viện công khác, đều có đầy đủ các khoa bao gồm các khoa gây mê, khoa hồi sức, khoa cấp cứu…
Cơ sở vật chất được đầu tư tại Bệnh viện Răng hàm mặt Sài Gòn
Về dịch vụ, Bệnh viện Răng hàm mặt Sài Gòn luôn đầu tư và phát triển các chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả nhất. Theo chia sẻ từ đại diện bệnh viện, hiện bệnh viện đang hướng đến áp dụng mô hình Omotenashi (Nhật Bản) nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, bệnh viện còn sở hữu công nghệ độc quyền 3D Clear - công nghệ niềng răng không mắc cài, 3D Clear và invisalign tương tự nhau về kỹ thuật nhưng 3D Clear có chi phí rẻ hơn so với invisalign gấp đôi, thậm chí gấp ba. Công nghệ này được bác sĩ Nguyễn Quang Tiến - người sáng lập bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn mua lại phần mềm để triển khai và sản xuất độc quyền ngay tại Việt Nam.
Có thể nói, sự xuất hiện lần đầu tiên của một bệnh viện nha khoa tư nhân đã mở ra một chương mới cho các mô hình và điều trị về nha khoa tại Việt Nam, đồng thời trao đến cho khách hàng và bệnh nhân một sự lựa chọn toàn diện hơn, kết hợp các ưu thế mà hai mô hình phổ biến hiện nay là bệnh viện và phòng khám sở hữu. Việc nhân rộng mô hình này trong tương lai sẽ là tiền đề tốt để ngành nha khoa Việt Nam phát triển, tiến đến việc quốc tế hoá.
Theo Nhịp Sống Kinh Tế