Số hóa và chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp giải quyết được các bài toán lớn
Hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì chỉ có cách bắt kịp xu hướng mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào mô hình kinh doanh.
Chuyển đổi số chính là giai đoạn “nhộng hóa bướm” doanh nghiệp.
Số hóa thực ra chỉ là một phần con của quá trình chuyển đổi số, muốn chuyển đổi số thành công thì doanh nghiệp không thể bỏ qua giai đoạn số hóa.
Thuật ngữ “chuyển đổi số” có ý nghĩa khái quát và bao hàm cho mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Hoạt động này cho thấy ra 3 điểm mới: thị trường mới, xu hướng làm việc mới và khách hàng mới.
Trao đổi với ông Nguyễn Hùng Sơn - TGĐ FSI cho rằng, một hệ thống sẽ không thông minh nếu không có nhiều dữ liệu.
“Chúng ta cần đặt câu hỏi doanh nghiệp chúng ta đang có dữ liệu gì, chúng ta dùng năng lực tính toán nào trong tương lai? Cần thu thập gì, lưu trữ dữ liệu đó ra sao để sẵn sàng đáp ứng khi chuyển đổi?”, ông chia sẻ.
Áp dụng số hóa trong giáo dục
Với lượng tài liệu khổng lồ, đi theo đó lượng giáo viên trong trường và học sinh, sinh viên tỷ lệ nghịch với nhau.
Ngành giáo dục đang phải đối mặt với nguy cơ bị quá tải trong việc xử lý số liệu, sổ liên lạc.
Việc chuyển đổi số, áp dụng số hóa tiêu dùng vào giáo dục là vấn đề cấp thiết đặt lên hàng đầu.
Đẩy mạnh số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục không những giúp giáo viên giảm bớt các công việc không liên quan mà còn giúp phụ huynh theo dõi, đồng hành cùng nhà trường trong việc giáo dục trẻ.
Những năm gần đây, nhiều trường học đã bắt đầu áp dụng sổ liên lạc điện tử vào quản lý giáo dục.
Với nhiều tính năng hữu dụng, sổ liên lạc điện tử giúp việc liên lạc với các phụ huynh trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Đồng thời, xử lý kịp thời các vấn đề xảy ra trong quá trình học tập của con trẻ.
Số hóa trong giáo dục giúp giáo viên dễ dàng thao tác, lưu trữ, quản lý và tiết kiệm thời gian khi nhập điểm hay thông tin của học sinh, sinh viên.
Điều này giúp giảm tránh những tiêu cực, vấn đề không đáng có trong ngành giáo dục, đảm bảo sự công khai, minh bạch trong kết quả học tập của học sinh.
Ngoài ra, việc gửi thông báo đến phụ huynh cũng trở nên dễ dàng hơn chỉ với một cú click.
Bên cạnh sử dụng các phần mềm quản lý, sổ liên lạc điện tử trong việc quản lý giáo dục, những ứng dụng công nghệ trong việc giảng dạy đang được áp dụng rộng rãi.
Đặc biệt là khi đang trong bối cảnh diễn biến phức tạp của COVID-19, những phần mềm đa phương tiện sẽ được áp dụng triệt để trong giáo dục.
ILA - thông qua số hóa mang sứ mệnh mới đến cho giáo dục
Một trong những cơ sở tiên phong cho việc đổi mới giáo dục. ILA thổi đến “làn gió mới” cho nền giáo dục Việt Nam khi áp dụng mô hình giảng dạy hiện đại nhất.
Nếu đang sinh sống và học tập tại TP.HCM thì chắc chắc các bạn trẻ không còn xa lạ đến ILA - trung tâm ngoại ngữ hàng đầu của Việt Nam.
Ngay từ khi thành lập, ILA đã thiết lập luôn slogan “Education for life - Giáo dục thay đổi cuộc đời” làm mục tiêu để phát triển, định hướng cho mọi hành động đề ra.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Trang Giám đốc Chuyển đổi số và Công nghệ thông tin của Trung tâm tiếng Anh ILA cho biết “tại ILA vẫn có các lớp học truyền thống song song với dạy học online, chính là để tạo ra sự tương tác xã hội để các em vẫn sẽ học được các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.”
Đặc biệt, ILA luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng, nắm bắt những xu hướng công nghệ mới trên thế giới.
Chính vì thế, ILA sở hữu cho mình khối lượng danh hiệu đồ sộ đáng nể trong và ngoài nước về chất lượng giảng dạy, giáo trình và các khóa học mang tính ứng dụng cao giúp đóng góp không nhỏ trong giáo dục cộng đồng người Việt.
Chương trình BYOD - Xu hướng giáo dục mới nhất trên thế giới
Hiện nay, chúng ta đang bị vây quanh bởi rất nhiều thông tin thu hút trên mạng, cho nên đối với một nhà giáo dục, ILA cũng đã áp dụng linh hoạt công nghệ để đa dạng hóa các nội dung, nền tảng học tập cho trẻ em.
Trong đó, phải kể đến BYOD (Bring your own Devices), môi trường học tập đang được khuyến khích tại ILA.
Theo chương trình này, học viên được sử dụng thiết bị thông minh cá nhân của mình trong môi trường lớp học.
Việc áp dụng BYOD trong giáo dục có một số ưu điểm đáng kể:
Thứ nhất, nó cho phép học viên sử dụng thiết bị quen thuộc nhất giúp họ thoải mái cũng như tăng năng suất của họ.
Nghiên cứu và thống kê mở rộng cũng cho thấy rằng tỷ lệ tương tác cao hơn khi các khóa học được định dạng bởi môi trường số.
Điều này mang lại tính cá nhân hóa, giúp tăng thêm cảm giác tham gia và động lực của người dùng.
Thứ hai, tính linh hoạt và hỗ trợ hiệu suất.
Học viên sẽ không bị giới hạn tài liệu mà chỉ có giáo viên sở hữu mà bản thân cũng có thể tự tiếp nhận hay truy cập của mình.
Đây có lẽ cũng là một lợi thế lớn nhất khi sử dụng chính thiết bị của mình khi có thể dễ dàng tìm và truy xuất thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho trải nghiệm học tập tổng thể của học viên.
ILA đã và đang mang đến môi trường học thế kỷ 21, giúp học viên mở rộng hình thức tiếp cận học tập theo xu hướng số hóa tiêu dùng hiện nay.
Quang Vinh - Trends Việt Nam