Kinh doanh thương mại điện tử đang thay đổi chóng mặt

Theo báo cáo SYNC của Facebook và Bain & Company, thương mại điện tử Đông Nam Á nửa đầu năm 2021 tăng trưởng 85% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 115 tỷ USD. Báo cáo cũng chỉ ra rằng ​​gần 80% người tiêu dùng sẽ sử dụng kỹ thuật số vào cuối năm 2021.

Việc chuyển dịch mạnh mẽ về thói quen tiêu dùng từ ngoại tuyến sang trực tuyến đã thúc đẩy doanh nghiệp hướng tới tiếp cận trực tiếp đến khách hàng cuối cùng thay vì hình thức đại lý truyền thống.

Mong muốn thấu hiểu “insights” khách hàng để mang tới người tiêu dùng những sản phẩm phù hợp và dịch vụ tốt nhất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn chuyển hướng sang mô hình D2C (Direct to Customer).

Direct to Customer là mô hình kinh doanh mới đang nở rộ thời gian qua. Direct to Customer là mô hình kinh doanh mới đang nở rộ thời gian qua.

Sự phát triển của Nhà mốt Malaysia Oxwhite chính là ví dụ điển hình cho thấy sức mạnh của thị trường D2C.

Oxwhite tập trung tiếp cận người tiêu dùng mua sắm thông qua các nền tảng TMĐT như Shopee hay Lazada, loại bỏ các chi phí đầu tư vào những đơn vị trung gian như đại lý, nhà phân phối. Kết quả là hoạt động kinh doanh của thương hiệu trong năm 2020 tăng khoảng 120%.

D2C đang dần trở thành xu hướng chủ đạo của nhiều nhãn hàng lớn như P&G, Unilever, Nike, Tefal và cả những nhãn hàng “Local brand” của Việt Nam mới nổi gần đây như M.O.I của Hồ Ngọc Hà Hà, Lemonade Cosmetics của Quách Ánh, Ofélia của Changmakeup,...

Xu hướng này cũng được hỗ trợ bởi sự phát triển mạnh mẽ của các sàn TMĐT trong những năm gần đây ở Việt Nam.

Ít tốn kém chi phí, nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp: Lợi thế khi kinh doanh trên sàn TMĐT

Đầu tiên là lợi thế tuyệt đối về chi phí mặt bằng và nhân lực so với các mô hình kinh doanh truyền thống

Ví dụ như trước đây để mở một cửa hàng kinh doanh cơ bản cần mặt bằng sở hữu vị trí đẹp cùng đội ngũ nhân viên phục vụ khách hàng trực tiếp lớn... thì hiện nay, các nhà bán có thể tận dụng ngay không gian tại nhà mình làm "địa chỉ shop", hoặc thuê ngoài kho riêng giúp cho chi phí nhân lực vận hành cũng tiết kiệm hơn.

Còn đối với các nhãn hàng, mô hình D2C giúp cắt bỏ những khâu ở giữa giúp cho chi phí cũng giảm đáng kể để đưa hàng trực tiếp từ khâu sản xuất đến tận tay khách hàng.

Bên cạnh những kênh phân phối truyền thống đang bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch Covid, các nhãn hàng đang tìm kiếm các mô hình kinh doanh mới, phổ biến là việc thông qua các sàn TMĐT để đưa hàng trực tiếp đến tay người mua.

Các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki…cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc mang lại trải nghiệm tốt nhất cho cả người mua và người bán.

Doanh nghiệp tham gia bán hàng trên các sàn được hỗ trợ bởi các chính sách và chương trình bán hàng dành riêng cho người bán.

Đặc biệt, các sàn TMĐT còn tạo ra riêng mô hình Mall (hàng chính hãng) để hỗ trợ riêng việc thúc đẩy đơn hàng cho các nhãn hàng.

Sự tham gia của các nhãn hàng vào kênh bán trực tiếp trên các sàn TMĐT ngày càng sôi động từ các local brand đến các thương hiệu quốc tế như Unilever, L’Oréal, BlueStone, Huawei...

Không chỉ để bán hàng trực tiếp, đây còn là kênh được các nhãn hàng lựa chọn để chạy các chương trình khuyến mãi đặc biệt.

Shopee Mall là một kênh hỗ trợ của Shopee tạo ra để hỗ trợ kênh tiếp thị cho nhà bán. Shopee Mall là một kênh hỗ trợ của Shopee tạo ra để hỗ trợ kênh tiếp thị cho nhà bán.

Sự tham gia của các nhãn hàng vào kênh bán trực tiếp trên các sàn TMĐT ngày càng sôi động từ các local brand đến các thương hiệu quốc tế như Unilever, L’Oréal, BlueStone, Huawei...

Không chỉ để bán hàng trực tiếp, đây còn là kênh được các nhãn hàng lựa chọn để chạy các chương trình khuyến mãi đặc biệt.

Đứt gãy chuỗi cung ứng, có đơn hàng nhưng không thể vận hành.

Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh sẵn có, TMĐT vẫn còn tồn tại một số hạn chế như khó khăn trong khâu vận chuyển và càng rơi vào thế khó trong thời gian dịch bệnh vừa qua.

Tình trạng hàng hoá bị kẹt tại kho do giãn cách xã hội, các hãng vận chuyển quá tải, hàng hoá không đến được tay khách hàng suốt thời gian qua đã ảnh hưởng ít nhiều tới thương hiệu, uy tín của các sàn TMĐT nói chung và các nhãn hàng nói riêng.

Giai đoạn giãn cách vừa qua là khoảng thời gian khó khăn với việc vận hành đơn hàng TMĐT. Giai đoạn giãn cách vừa qua là khoảng thời gian khó khăn với việc vận hành đơn hàng TMĐT.

Ngoài ra, những thách thức trong khâu quản lý và vận hành đơn hàng TMĐT đang làm các nhãn hàng chùn bước trong việc tham gia. Có quá nhiều kênh bán với các quy trình vận hành khác nhau dẫn tới nhiều rủi ro như: Đóng gói hàng trễ do đơn hàng tăng đột biến, quá nhiều đối tác cần quản lý và kết nối, nhân sự khan hiếm…

Cụ thể, các sàn TMĐT áp dụng khung chế tài đối với các chủ shop cập nhật sai tồn kho của sản phẩm, chẳng hạn trừ điểm, phạt hoặc cấm tham gia các chương trình khuyến mại lớn. Bạn thử tưởng tượng một ngày gian hàng của bạn bị cấm dẫn tới doanh số sụt giảm đột ngột gây ra rất nhiều hệ luỵ như nhân sự dư thừa, đứt gãy dòng tiền…

Vì vậy, thương mại điện tử là một sân chơi đầy tiềm năng và cơ hội nhưng cũng lắm thách thức với các nhãn hàng.

Boxme: Đối tác đắc lực cho các nhãn hàng kinh doanh trên sàn TMĐT

Thấu hiểu các bất lợi trong việc kinh doanh TMĐT, nhiều mô hình kinh doanh mới đã ra đời nhằm tháo gỡ các nút thắt trong việc giúp các nhãn hàng gia nhập sân chơi TMDT: dịch vụ hỗ trợ phát triển TMĐT (enabler ecommerce) kể đến như Onpoint, Intrepid, Nsquared… hay dịch vụ hậu cần TMĐT chuyên nghiệp Fulfillment bởi Lazada, Shopee, Tiki…

Ưu điểm của mô hình fulfillment bởi sàn là bạn sẽ thảnh thơi trong việc quản lý đơn hàng, tận dụng được tối đa các điểm mạnh về dịch vụ của từng sàn như Tiki Now…

Tuy nhiên, điểm yếu của các hình thức fulfillment bởi sàn là bạn phải phân bổ tồn kho nhiều nơi và gặp không ít thách thức trong việc phải quản lý độc lập từng kênh bán, khó có thể tối ưu được tồn kho và thiếu đi sự linh hoạt trong vận hành các sản phẩm khuyến mại.

Boxme nổi lên như một nhà cung cấp dịch vụ hậu cần(3PL Fulfillment) tin cậy nhất trong những năm vừa qua với nền tảng công nghệ tự động hoá giúp mang lại trải nghiệm tương tự như dịch vụ của sàn TMĐT. Tuy nhiên, lợi thế của Boxme là bạn có thể bán hàng đa kênh và quản lý tập trung toàn bộ các kênh bán, tồn kho cũng như linh hoạt trong việc vận hành các chiến dịch bán hàng.

Boxme hiện đang hợp tác với 54 hãng vận chuyển uy tín trong và ngoài nước như GHN, J&T, NinjaVan, DHL, Grab, Ahamove,… giúp tăng tỉ lệ thành công, giảm tỉ lệ chuyển hoàn, hàng hóa đảm bảo. Boxme hiện đang hợp tác với 54 hãng vận chuyển uy tín trong và ngoài nước như GHN, J&T, NinjaVan, DHL, Grab, Ahamove,… giúp tăng tỉ lệ thành công, giảm tỉ lệ chuyển hoàn, hàng hóa đảm bảo.

Cụ thể, Boxme có khả năng cung cấp các hãng vận chuyển cả trong và ngoài nước như J&T, GHN, VN Post, Ninja Van, DHL…

Với nền tảng công nghệ mạnh mẽ, Boxme cung cấp cho các nhãn hàng khả năng kết nối không giới hạn tới tất cả các kênh bán hàng trong và ngoài nước thông qua nền tảng quản lý bán hàng đa kênh Omisell.com. Các nhãn hàng không cần đầu tư hạ tầng kỹ thuật hay mất nhiều công sức kết nối các nền tảng bán hàng khác nhau.

Omisell giúp đồng bộ, phân tích dữ liệu, giám sát quy trình vận hành và khám phá các cơ hội để cải thiện doanh số.

Linh hoạt các kịch bản trong chiến dịch bán hàng

Thậm chí thông qua nền tảng của Boxme cung cấp, khách hàng có thể tự xây dựng các gói combo linh hoạt, bán chéo, up-sale… từ đó đăng ký vào các chương trình của sàn TMĐT giúp cửa hàng nâng cao doanh thu và quảng bá thương hiệu.

null

Theo chia sẻ của đại diện doanh nghiệp đã từng hợp tác với Boxme thì việc tiếp nhận và xử lý nhanh chóng số lượng và khối lượng lớn đơn hàng từ các chương trình sale của Shopee, Lazada là điều đáng ngạc nhiên ở đơn vị này.

"Lý do mà chúng tôi bắt đầu chuyển hướng và có doanh thu trong mảng bán lẻ có đóng góp rất lớn từ Boxme. Chúng tôi đã không phải đầu tư hay xây dựng đội ngũ, quy trình vận hành mà có thể triển khai ngay các chiến dịch bán lẻ.
Điều doanh nghiệp chúng tôi cảm thấy giá trị nhất khi sử dụng Boxme là 1 hệ thống kết nối mạnh mẽ và tự động. Mọi số liệu về vận hành, kinh doanh từ các kênh đều có thể được theo dõi và quản lý dễ dàng” - một doanh nghiệp chia sẻ sau khi sử dụng dịch vụ của Boxme.

Boxme đang là đối tác quan trọng của các nhãn hàng đang từng bước chuyển dịch và phát triển theo hướng D2C như Panasonic, Tefal, Thegioiskinfood, Merzy, Althea, AHC, Hannah Olala, Dongwon… Boxme đang là đối tác quan trọng của các nhãn hàng đang từng bước chuyển dịch và phát triển theo hướng D2C như Panasonic, Tefal, Thegioiskinfood, Merzy, Althea, AHC, Hannah Olala, Dongwon…

Đa kho gỡ “nút thắt’’ Covid19

Ngoài ra, việc lưu kho tại nhiều địa điểm (đa kho) cũng là chìa khóa giúp các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT tối ưu trải nghiệm khách hàng, từ đó tăng tính cạnh tranh với các “đối thủ” khác.

Thời gian giao hàng nhanh chóng chính là lợi thế lớn nhất mà bán hàng đa kho mang lại cho doanh nghiệp.

Mới đây, Boxme cũng đã chính thức ra mắt kho hàng mới tại Tân Thuận, Quận 7, TP.HCM, nâng tổng diện tích toàn bộ hệ thống kho hàng của Boxme tại Việt Nam lên tới hơn 10.000m2, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa kho và giao hàng ngay theo yêu cầu của các nhãn hàng.

Cùng với đó Boxme cũng đang có các chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng đăng ký sử dụng kho mới trong thời gian này.

Bằng cách cung cấp dịch vụ kho vận, xử lý đơn hàng và giải pháp công nghệ giúp quản lý vận hành, bán hàng đa kênh đa nền tảng, Boxme đang góp phần củng cố niềm tin cho các nhãn hàng mong muốn xây dựng "đế chế riêng" trên các nền tảng 4.0.

Ban biên tập Trends Việt Nam