null

Logistics - mảng dịch vụ tăng trưởng “thở không kịp”trong đại dịch

Theo ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam: “Logistics là một ngành kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ngành đã làm tốt vai trò của mình trong đại dịch Covid-19.

Các doanh nghiệp tham gia dịch vụ hậu cần đã đảm bảo hoạt động vận tải, giao nhận, kho bãi, giữ lưu thông hàng hóa được thông suốt”.

Bà Lê Thị Lan Anh, giám đốc kinh doanh công ty MH Great Sun, một công ty về Logistics truyền thống mới thành lập gần đây chia sẻ: 

“Chúng tôi thành lập công ty đúng vào giai đoạn của ngành logistics nói riêng và kinh tế nói chung và phải đối mặt với những thay đổi chưa từng có trong lịch sử: giá cước tăng cao, hãng tàu thiếu vỏ rỗng, vận chuyển ra vào các tỉnh thành gặp nhiều khó khăn do giãn cách xã hội và các quy định để đảm bảo an toàn trước đại dịch. 

Bà Lan Anh nhấn mạnh, trong bối cảnh trên, bài toán của các đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics là phải “vắt óc” tìm ra các giải pháp mới tối ưu chi phí, thời gian cho doanh nghiệp và điều này đòi hỏi kinh nghiệm và cả năng lực thích ứng linh hoạt. 

Nhờ vậy, chúng tôi vẫn đạt được những bước phát triển thần tốc trong năm 2021, cung cấp đến khách hàng cước phí cạnh tranh nhất nhờ các giải pháp như kết hợp công (Round use container), áp dụng công nghệ thông tin vào booking, theo dõi đơn hàng, minh bạch chi phí. Bà Lan Anh chia sẻ thêm.

Bà Lê Thị Lan Anh, giám đốc kinh doanh công ty Great Sun, đại diện cho doanh nghiệp mới ra đời trong thời kỳ khó khăn nhất của ngành Logistics nhưng vẫn tăng trưởng thần tốc. Bà Lê Thị Lan Anh, giám đốc kinh doanh công ty Great Sun, đại diện cho doanh nghiệp mới ra đời trong thời kỳ khó khăn nhất của ngành Logistics nhưng vẫn tăng trưởng thần tốc.

Cũng là một startup mới nhưng bắt trend chuyển đổi số, ông Nguyễn Thanh Sang, Founder Freightek Việt Nam (phần mềm quản lý Forwarder - giải pháp số hóa Freightek, thuộc bản quyền của công ty Freightek LLC có trụ sở tại Texas, USA) cho rằng tính thời điểm rất quan trọng. 

Trước đó, vào năm 2019 ông Sang đã từng phát triển một nền tảng công nghệ tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số ngành Logistics nhưng đến nay, mô hình mới của ông mới thực sự được quan tâm. 

Giao diện phần mềm của Freightek, phần mềm quản lý Forwarder - giải pháp số hóa Freightek, thuộc bản quyền của công ty Freightek LLC có trụ sở tại Texas, USA. Giao diện phần mềm của Freightek, phần mềm quản lý Forwarder - giải pháp số hóa Freightek, thuộc bản quyền của công ty Freightek LLC có trụ sở tại Texas, USA.

Đặc biệt, là một công ty hoạt động trong cả hai lĩnh vực là thương mại điện tử và Logistics, Boxme đã tiên phong ra mắt dịch vụ fulfillment (hoàn tất đơn hàng) toàn diện tại Việt Nam.

Doanh nghiệp này đã liên tục mở rộng quy mô, phát triển năng lực kinh doanh cốt lõi ngay trong mùa dịch và gặt hái một số thành công nhất định.

Trong bức tranh chuyển đổi số và mua sắm trực tuyến tại Việt Nam, các công ty tham gia “sân chơi” logistics đã triển khai nhiều chiến lược giúp các doanh nghiệp đối tác tiếp cận khách hàng “mọi lúc mọi nơi”, đồng thời tối ưu hệ thống vận hành.

Trong dịch bệnh, sự gia tăng của hành vi mua sắm trực tuyến, đặc biệt trên các nền tảng thương mại điện tử đã khiến người tiêu dùng đặt ra nhiều tiêu chí khắt khe như: thời gian giao nhanh chóng, vận chuyển không ảnh hưởng đến chất lượng hàng, đóng gói kỹ…

Điều này khiến các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cần tập trung vào hoàn thiện chất lượng hệ thống vận chuyển, hậu cần kho vận.

Theo ông Vũ Đức Thịnh, Giám đốc logistics Lazada Việt Nam, việc đầu tư bài bản vào logistics không chỉ phục vụ cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho người dùng, góp phần phát triển nền kinh tế.

Ba chiến lược đưa các công ty logistics trở thành “cánh tay đắc lực” cho nhiều doanh nghiệp Việt

Dưới đây là ba chiến lược các doanh nghiệp hậu cần kho vận đã triển khai để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các công ty Việt Nam, tối ưu trải nghiệm mua sắm trực tuyến cho người tiêu dùng.

Gia tăng số lượng kho hàng tại các khu vực đông dân cư

Để giúp các khách hàng doanh nghiệp cải thiện tốc độ giao hàng khi kinh doanh trực tuyến, một trong các công ty 3PL nổi bật tại Việt Nam là Boxme đã chính thức mở thêm kho hàng mới tại khu vực Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM.

Kho hàng rộng 2500m2, nằm cách trung tâm thành phố 3km, thuận tiện cho việc đáp ứng nhu cầu hoàn tất đơn hàng tức thì trong vòng 2 giờ yêu cầu của khách hàng.

Trung tâm fulfillment mới của Boxme sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ 15/10/2021. Trung tâm fulfillment mới của Boxme sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ 15/10/2021.

Kho hàng mới này vừa đẩy nhanh tốc độ giao hàng cho các đối tác vận chuyển, vừa sở hữu kho mát diện tích 600m2 giúp bảo quản chất lượng các mặt hàng như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…

Hay mới đầu năm nay, BEST Express đã đưa vào hoạt động trung tâm phân loại hàng hóa tự động tại khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM với tổng vốn đầu tư là 8 triệu USD, nhằm đáp ứng số lượng đơn hàng lớn cần xử lý khi người dùng mua sắm online ngày một nhiều.

Việc mở thêm kho hàng mới, trước hết đã chứng minh thực tế phát triển khả quan của các công ty mảng dịch vụ hậu cần trong suốt hai năm đại dịch.

Thúc đẩy phong trào D2C của các nhãn hàng

D2C – Direct To Consumer, mô hình doanh nghiệp phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay khách hàng qua các kênh trực tuyến, đang dần trở thành một trong những lực đẩy chính của ngành bán lẻ toàn cầu.

Theo khảo sát của Shopify, hơn 40% khách hàng mong muốn mua những sản phẩm ở những công ty áp dụng mô hình D2C; 81% chắc chắn họ sẽ mua thêm nhiều lần nữa trong 5 năm tiếp theo.

Xu hướng kinh doanh D2C trong TMĐT để mang đến trải nghiệm khác biệt cho người mua hàng sẽ ngày càng trở thành mục tiêu của nhiều doanh nghiệp. Theo đó, hoàn thiện dịch vụ hậu cần kho vận sẽ góp phần đẩy nhanh “phong trào D2C” này.

Vào đầu tháng 6 năm nay, AnyMind Group đã cho ra mắt nền tảng quản lý logistics AnyLogi, hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp xây dựng mô hình kinh doanh D2C.

Kosuke Sogo, Giám đốc điều hành AnyMind Group cho biết: “AnyLogi sẽ là bước tiến lớn giúp giải quyết các thách thức logistics, mở rộng các giá trị mà công ty có thể cung cấp cho khách hàng”.

Ông Kosuke Sogo, Giám đốc điều hành AnyMind Group. Ông Kosuke Sogo, Giám đốc điều hành AnyMind Group.

Còn với Boxme, không chỉ làm tốt vai trò của một 3PL, phần mềm Omisell của hãng cũng đã hỗ trợ doanh nghiệp đối tác bán hàng đa kênh trên các trang mạng xã hội và sàn TMĐT, giúp quản lý kinh doanh đa kênh đa quốc gia trên một nền tảng duy nhất.

Lợi thế của hệ thống Omisell là khả năng cập nhật tình trạng kinh doanh trên các kênh bán của doanh nghiệp theo thời gian thực. Lợi thế của hệ thống Omisell là khả năng cập nhật tình trạng kinh doanh trên các kênh bán của doanh nghiệp theo thời gian thực.

“Điều doanh nghiệp chúng tôi cảm thấy giá trị nhất khi sử dụng Omisell để triển khai mảng bán lẻ là một hệ thống kết nối mạnh mẽ, tự động. Mọi số liệu về hoạt động kinh doanh từ các kênh đều có thể được quản lý dễ dàng.” - một nhãn hàng chia sẻ sau khi sử dụng phần mềm Omisell của Boxme.

Có thể thấy, các công ty Logistics ngày càng mang đến nhiều giải pháp đồng bộ, tối ưu hệ thống logistics, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khi theo đuổi mô hình kinh doanh D2C.

Tiên phong áp dụng công nghệ tự động hóa việc vận hành logistics cho các doanh nghiệp

Không chỉ dừng lại ở việc mang sản phẩm đến tận tay người dùng, các doanh nghiệp cũng đang tìm cách tối ưu chi phí, cải tiến năng lực vận hành logistics tổng thể.

Theo kinh nghiệm của nhiều chủ doanh nghiệp, các dịch vụ hậu cần bên thứ ba (3PLs) sở hữu công nghệ tự động hóa toàn bộ quá trình xử lý, hoàn tất đơn hàng đã giúp họ giảm bớt các công đoạn thủ công, tổng hợp dữ liệu chi tiết, cải thiện tốc độ và sự chính xác của quy trình, từ đó tiết kiệm chi phí vận hành logistics.

Với Boxme, hãng đã áp dụng công nghệ phân tích để tìm ra luồng giao nhận hiệu quả nhất cho hàng hóa doanh nghiệp. 

Khả năng quản lý các dịch vụ bằng công nghệ là năng lực cốt lõi cần thiết của những 3PL hàng đầu. Khả năng quản lý các dịch vụ bằng công nghệ là năng lực cốt lõi cần thiết của những 3PL hàng đầu.

Ông Hán Văn Lợi, đại diện Boxme chia sẻ: “Các doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ kho vận sẽ có sự linh hoạt trước nhiều tình huống xấu. Đồng thời, nền tảng công nghệ Boxme giúp giảm gánh nặng chi phí logistics cho các doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ sâu sắc với khách hàng để mang đến giải pháp tối ưu nhất”.

Có thể nói, việc đầu tư tự động hóa, tối ưu quy trình vận hành logistics để tập trung tối đa vào phát triển chiến lược kinh doanh bắt kịp thời đại sẽ là “bí quyết sinh tồn” dành cho nhiều chủ doanh nghiệp trong thời đại VUCA.

Bảo Thạch - Trends Việt Nam