Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng chip xe hơi

Trong khi nhu cầu tăng cao đột ngột từ các nhà sản xuất xe hơi đã và đang làm trầm trọng hóa hơn cơn khủng hoảng thiếu hụt nguồn cung chip, nguyên nhân sâu xa dẫn tới tình trạng này lại bắt đầu từ trước đó.

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc khủng hoảng chip xe hơi đã bắt nguồn từ sớm. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc khủng hoảng chip xe hơi đã bắt nguồn từ sớm.

Sự bùng nổ của dịch bệnh Covid-19 hồi đầu năm ngoái, khiến cho Trung Quốc phải áp dụng các biện pháp phong tỏa và cách ly trên quy mô toàn quốc, khiến cho chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu bị gián đoạn.

Khi các đơn hàng vận chuyển được thực hiện trở lại, các nhà sản xuất đồ điện tử chạy đua để có thể đặt hàng càng nhiều càng tốt, thậm chí lớn hơn so với nhu cầu thực tế để tránh tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu, linh kiện tiếp diễn.

Dịch bệnh cũng tác động không nhỏ tới lực cầu của thị trường.

Các giai đoạn phong tỏa tiếp diễn liên tục, cộng với đó là làn sóng làm việc và học tập từ xa đã tạo ra một bước chuyển đổi số lớn. Tốc độ ứng dụng công nghệ 5G và nhu cầu các thiết bị điện thoại thông minh, vốn yêu cầu sử dụng nhiều chip và linh kiện hơn, vì thế cũng tăng lên.

Động thái của các "cường quốc xe hơi" và nhà sản xuất

Các quốc gia sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới như Mỹ, Nhật, Đức đang có những động thái tạo áp lực lên các bên sản xuất chip lớn tại châu Á, buộc họ phải ưu tiên các dòng chip sử dụng trên xe hơi lên hàng đầu.

Điều này đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất phải tập trung vào sản xuất chip ô tô thay vì san đều giữa các mảng sản xuất chip điện thoại thông minh, máy tính,...

Chính phủ 3 quốc gia trên lo ngại ngành xe hơi sẽ phát triển chậm lại, hoặc thậm chí phải cắt giảm sản xuất do thiếu chip, de dọa tới việc làm trong nước và sự phục hồi kinh tế sau đại dịch. Vì vậy, các công ty như TSMC và Samsung đã phải tăng công suất sản xuất tới mức tối đa.

Các quốc gia sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới như Mỹ, Nhật, Đức đang có những động thái tạo áp lực lên các bên sản xuất chip lớn tại châu Á. Các quốc gia sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới như Mỹ, Nhật, Đức đang có những động thái tạo áp lực lên các bên sản xuất chip lớn tại châu Á.

“Chúng tôi phải tái đàm phán với một số khách hàng và phải đáp ứng những yêu cầu từ phía chính phủ khi ưu tiên sản xuất các dòng chip sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất xe hơi, vốn đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu”.

- Mark Liu, chủ tịch của TSMC cho biết.

“Điều này là trái ngược so với trước kia, khi hoạt động sản xuất chip dựa trên cơ sở ai tới trước, được ưu tiên trước”.

Cuộc khủng hoảng này đã gây ra sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực công nghệ. Một lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất máy tính chia sẻ:

“Chúng tôi yêu cầu các nhà cung cấp không được bán chip cho các đối thủ nhỏ hơn, và chúng tôi sẵn sàng trả mức giá cao hơn để có thể mua được chip và nhiều linh kiện khác… Tôi chắc chắn rằng các đối thủ của chúng tôi cũng có những yêu cầu tương tự đối với các bên cung cấp.

Giống như nếu như tôi không có đủ chip và linh kiện, tôi cũng không muốn bất kỳ ai, nhất là các công ty đối thủ, có đủ những sản phẩm đó. Và nếu bị ảnh hưởng, chúng tôi cũng sẽ kéo theo các công ty đối thủ xuống vũng bùn”.

Một số nhà sản xuất máy tính thậm chí đặt những đơn hàng lớn hơn và sớm hơn so với kế hoạch ban đầu nhằm gia tăng công suất sản xuất, đồng thời ngăn cản các đối thủ có thể tiếp cận với các nhà cung cấp.

Số khác chỉ biết cầu mong vào những điều thần kỳ có thể xảy ra để có thể duy trì được công tác sản xuất.

Cuộc khủng hoảng chip đã gây ra sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực công nghệ. Cuộc khủng hoảng chip đã gây ra sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực công nghệ.

“Ngay cả nguồn cung từ các nhà cung cấp linh kiện thứ 2 và thứ 3 cũng rất khan hiếm.

Tôi phải đi ăn tối với ông chủ của các công ty phân phối đó tới 8 lần trong vòng 1 tuần, thậm chí còn đi đánh golf với họ rất thường xuyên, qua đó, thuyết phục họ ưu tiên đơn hàng từ phía chúng tôi, và cung cấp càng nhiều linh liện có thể càng tốt”.

- theo một lãnh đạo cấp cao của Compal Electronics, công ty sản xuất máy tính xách tay số 2 thế giới.

Cơ hội kinh doanh cho các nhà sản xuất

Sự bùng nổ các đơn hàng, bao gồm những đơn hàng dựa trên nhu cầu thực tế và cả mục đích phòng hộ, khiến cho ngành công nghiệp sản xuất chip phải hoạt động với gần 100% công suất.

Samsung Electronics, đồng thời cũng là nhà cung cấp chip nhớ lớn nhất thế giới, cảnh báo tình hình có thể trở nên “rắc rối” hơn rất nhiều trong khoảng thời gian từ tháng 4 cho tới tháng 6.

Apple - một trong những nhà sản xuất điện thoại “quyền lực” nhất trên thế giới cũng đã phải trì hoãn hoạt động sản xuất của các dòng sản phẩm Macbook và iPad.

Cuộc khủng hoảng này vô cùng khó vượt bởi vì để gia tăng công suất sản xuất đòi hỏi quá trình rất dài. Cuộc khủng hoảng này vô cùng khó vượt bởi vì để gia tăng công suất sản xuất đòi hỏi quá trình rất dài.

Cuộc khủng hoảng này vô cùng khó vượt bởi vì để gia tăng công suất sản xuất đòi hỏi quá trình rất dài.

Intel thông báo công ty này sẽ đầu tư 20 tỷ USD để xây dựng hai nhà máy sản xuất chip tại bang Arizona, nhưng cả hai nhà máy đó sẽ chỉ có thể đi vào hoạt động từ năm 2024.

Chính vì thế, những nhà máy sản xuất chip tại Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội này để xuất khẩu sản phẩm.

Tổng hợp