Theo Straits Times, công ty sở hữu thương hiệu thời Zara là Inditex đã tuyên bố sẽ tiến hành đóng cửa 1200 cửa hàng trên toàn thế giới để tập trung bán hàng trực tuyến và đầu tư để mở các cửa hàng lớn hơn. 

Theo đó, dưới ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, chỉ trong tháng 3/2021 ở Việt Nam, cũng đã có hơn 8700 doanh nghiệp thương mại phải rời khỏi thị trường, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái (theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). 

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng đã chuyển mình trong thời gian qua nhờ vào việc vận dụng công nghệ một cách hiệu quả và nhanh chóng, từ các thương hiệu Việt đến các thương hiệu toàn cầu.

Một số doanh nghiệp đã vững vàng “chuyển mình" vượt qua đại dịch.
Một số doanh nghiệp đã vững vàng “chuyển mình" vượt qua đại dịch.

Có thể kể đến như:

- Các công ty thương mại điện tử mang đến trải nghiệm mua sắm xuyên suốt và tiện ích bằng hình thức mua sắm và thanh toán trực tuyến.
- Sakuko triển khai hình thức bán hàng trực tuyến trong thời kỳ COVID-19.
- Vua Nệm phát triển đa kênh và ứng dụng Al, tăng điểm chạm tiếp cận sản phẩm và trải nghiệm khách hàng.
- Tiki sử dụng Robot vào quy trình Logistics, tạo ra những đột phá trong quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động.
- IKEA ứng dụng công nghệ AR cho khách hàng xem trước sản phẩm tại nhà.
- Nike mang công nghệ thực tế ảo tăng cường, kỹ thuật học máy, trí tuệ nhân tạo vào ứng dụng Nike Fit, khắc phục vấn đề đặt giày sai kích cỡ.

Mua sắm trực tuyến - Hướng đi đúng của Sakuko trong thời kỳ COVID-19

Trước đại dịch, Sakuko là mô hình kinh doanh trực tiếp tới khách hàng. 

Nhưng khi tình hình dịch bệnh phức tạp, Sakuko đã sớm triển khai hệ thống bán hàng trực tuyến, khuyến khích khách mua sắm qua các nền tảng online: 

Website, Fanpage hoặc thông qua các phương tiện chăm sóc khách hàng như Zalo. 

Được biết, để giãn cách xã hội không làm đứt gãy công tác bán hàng, Sakuko đã thực hiện livestream giới thiệu sản phẩm trung bình hai lần mỗi tuần. 

Một buổi livestream bán hàng của nhân viên Sakuko - nỗ lực “luôn có mặt” ở những nơi khách hàng cần trong thời đại số (Ảnh: Sakuko).
Một buổi livestream bán hàng của nhân viên Sakuko - nỗ lực “luôn có mặt” ở những nơi khách hàng cần trong thời đại số (Ảnh: Sakuko).
Trong cái khó, Sakuko lại không thấy đó là trở ngại, mà coi dịch bệnh là cơ hội để mình chăm sóc lại khách hàng, tạo sự thân thiết với khách hàng. 

Bà Cao Thị Dung - Chuyên gia tư vấn chiến lược cho hệ thống SAKUKO Hàng Nhật nội địa chia sẻ: 

“Dịch bệnh cũng là cơ hội để Sakuko nhận thấy bản thân doanh nghiệp đã nhận được sự yêu quý của khách hàng rất nhiều. Khách hàng đã chủ động hỏi, mua hàng, chủ động đăng trên các hội nhóm (trên các mạng xã hội, trên các group chung cư, tòa nhà), tham gia để hỗ trợ Marketing cho Sakuko”.

Ngoài ra, sau thời điểm COVID-19, Sakuko đã nhanh chóng thích nghi với trạng thái “bình thường mới”. 

Doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc xây dựng App bán hàng Sakuko nhằm gia tăng trải nghiệm mua hàng online của khách hàng.

“Cửa hàng” online này hiện có 5600 sản phẩm. 

Điều này làm tăng tỷ trọng mua hàng online lên đến 10%-20%. 

Mới ra mắt app được hơn 2 tháng trở lại đây (ra mắt chính thức ngày 15/6/2022) nhưng Sakuko đã đạt tỷ lệ khách hàng quay lại mua hàng trên App lên tới 65%.

Những con số trên đã khẳng định được sự hiệu quả của App thương hiệu riêng. 

Việc phát triển App riêng giúp cho doanh nghiệp "tăng tốc" phát triển kinh doanh (Ảnh: Sakuko).
Việc phát triển App riêng giúp cho doanh nghiệp "tăng tốc" phát triển kinh doanh (Ảnh: Sakuko).

Ngoài việc tăng trưởng từ tệp khách hàng tải App, Sakuko còn có những chiến dịch tiếp thị liên kết ngay trên App, mở rộng tệp khách hàng mới.

Ứng dụng vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, vừa là công cụ để doanh nghiệp có thể triển khai hoạt động của mình theo hướng hiện đại, tiện ích hơn. 

Việc giao dịch qua App cho phép người dùng mua sắm dễ dàng hơn, cũng như có thể quay trở lại mua hàng ngay lập tức mà không cần phải trải qua nhiều bước phức tạp.

Xem thêm:

- Doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu “vượt khó” thời COVID-19

- COVID-19 là cơ hội để doanh nghiệp chăm sóc khách hàng toàn diện

- [Case Study] Điểm nhấn trong chiến lược tái định vị của Sakuko

Thương mại điện tử - Trải nghiệm mua sắm xuyên suốt và tiện ích

Các kênh bán hàng online với trải nghiệm mua sắm xuyên suốt phát triển bùng nổ trong thời kỳ đại dịch COVID-19 và trở thành những ông lớn trong ngành bán lẻ, điển hình như các tập đoàn Amazon, Alibaba,...

Tại Việt Nam, theo khảo sát của Nielsen vào tháng 2/2020, các nhà bán lẻ trực tuyến như Tiki, Shopee, Lazada, SpeedLotte… ghi nhận số đơn hàng trung bình trong một ngày tăng ít nhất 2-4 lần. 

Các kênh thương mại điện tử vững vàng qua đại dịch (Ảnh: Internet).
Các kênh thương mại điện tử vững vàng qua đại dịch (Ảnh: Internet).

Ngoài ra, hàng loạt siêu thị lớn tại Việt Nam đã phát triển ứng dụng mua sắm trực tuyến như Co.opmart, BigC, VinID,…

Dịch vụ mua sắm trực tuyến của Co.opmart tăng 4-5 lần trong cùng giai đoạn. 

Các doanh nghiệp này thậm chí còn tăng trưởng trong và sau thời kỳ COVID-19.

Đa số các nền tảng thương mại điện tử hiện tại đều có tích hợp với dịch vụ thanh toán trực tuyến, giao hàng tận nhà, mang lại tiện ích cho khách hàng, nhất là trong giai đoạn giãn cách và hậu COVID-19, khi thói quen người tiêu dùng đã thay đổi. 

Thương mại điện tử có những lợi ích ưu việt trong thời đại số (Ảnh: Internet).
Thương mại điện tử có những lợi ích ưu việt trong thời đại số (Ảnh: Internet).

Nếu đang hoạt động ở cửa hàng hay bán hàng qua Website hoặc Facebook, doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng phát triển nhiều hình thức:

- Thanh toán tiện ích như: thanh toán qua thẻ quốc tế, qua ví điện tử, chuyển khoản, quét mã, sử dụng thẻ tích điểm,... 
- Giao hàng tận nơi;
- Liên kết với các sàn thương mại điện tử.

Đây sẽ là xu hướng dài hạn mà các doanh nghiệp cần phải thích nghi để có thể phát triển trong tình hình mới.

Xem thêm: Thương mại điện tử - “Ông hoàng” trong thời đại số hóa

Phát triển đa kênh và ứng dụng Al - Vua Nệm tăng điểm chạm tiếp cận sản phẩm và nâng cao trải nghiệm khách hàng

Vua Nệm cũng phát triển đa kênh từ trực tiếp đến trực tuyến, mở rộng thương mại điện tử, giúp tăng điểm chạm tiếp cận sản phẩm. 

Đại điện thương hiệu cho biết:

"Vua Nệm đã đạt Top 1 về tổng doanh số trên kênh Lazada và Tiki, đạt Top 3 doanh số vào tháng 11 và tháng 12 năm 2021 trên kênh Shopee. Trong năm 2022, Vua Nệm đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ các sàn thương mại điện tử lên gấp đôi".

Vua Nệm trên kênh Lazada (Ảnh chụp màn hình).
Vua Nệm trên kênh Lazada (Ảnh chụp màn hình).

Không những thế, Vua Nệm đã ứng dụng công nghệ thử nệm bằng cảm biến hàng đầu thế giới - máy đo áp lực cơ thể Reveal By Xsensor vào quá trình thử nệm để giúp khách hàng lựa chọn được tấm nệm phù hợp nhất.

Việc ứng dụng công nghệ giúp tối ưu quy trình chọn lựa nệm chỉ trong ba bước đơn giản: 

- Khách hàng nằm thư giãn trên máy đo với các tư thế ngủ ưa thích;
- Hệ thống cảm biến sẽ đo tự động và hiển thị bản đồ trực tuyến trên màn hình; 
- Hệ thống phân tích AI dựa trên bản đồ áp lực cơ thể để đề xuất loại nệm phù hợp với thể trạng.

Từ đó, khách hàng có thể rút ngắn thời gian tìm hiểu thông tin sản phẩm, thời gian lựa chọn, thậm chí là chi phí "mua thử" (Ảnh: Internet).
Từ đó, khách hàng có thể rút ngắn thời gian tìm hiểu thông tin sản phẩm, thời gian lựa chọn, thậm chí là chi phí "mua thử" (Ảnh: Internet).
Sự đầu tư này cùng với việc miễn phí đổi trả và giao hàng đến tận phòng ngủ của khách mang đến những trải nghiệm mới mẻ và sự hài lòng cho khách hàng.

Từ những chiến lược này, Vua Nệm đã khéo léo biến nguy thành cơ hội hậu COVID-19. 

Sử dụng Robot vào quy trình Logistics - Tiki vững vàng vượt qua “tâm bão" đại dịch COVID-19

Công ty Logistics tại Tiki đã triển khai ứng dụng robot vào Trung tâm Vận hành, hướng tới tầm nhìn trở thành đơn vị vận chuyển đáng tin cậy nhất cho khách hàng.

Ngay giữa “tâm bão” biến động năm 2021, TikiNOW Smart Logistics chính thức ứng dụng robot tự động vào trong quy trình vận hành.

Tiki ứng dụng robot vận hành kho, góp phần xây dựng dây chuyền hiện đại tự động hoá (Ảnh: Tiki).
Tiki ứng dụng robot vận hành kho, góp phần xây dựng dây chuyền hiện đại tự động hoá (Ảnh: Tiki).

Đây là một trong những hoạt động nằm trong chiến lược phát triển dài hạn của Tiki nhằm xây dựng dây chuyền vận hành tiên tiến, tạo ra những đột phá trong quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động. 

Xem thêm: 

Robot kho hàng tăng mạnh: Dự đoán Robot sẽ tham gia vào các thị trường nào ở Việt Nam?

Ứng dụng AR - IKEA mang sản phẩm đến tận nhà của khách hàng

Đi ra thị trường quốc tế, nhà bán lẻ IKEA đã sử dụng AR để cho phép khách hàng xem trước đồ nội thất trông như thế nào trên điện thoại trước khi mua. 

Khách hàng sử dụng Ikea Place, một trong những ứng dụng đầu tiên sử dụng công nghệ ARKit của Apple, để có thể hình dung và đặt mua đồ nội thất của IKEA.

Tại Ikea Place, khách hàng có thể xem kết xuất 3D từ các góc độ khác nhau của hơn 2.000 sản phẩm, và có thể đặt mua nếu ưng ý.

Ứng dụng Ikea Place để xem và đặt mua sản phẩm (Ảnh: Internet).
Ứng dụng Ikea Place để xem và đặt mua sản phẩm (Ảnh: Internet).

Bộ phận chuyển đổi số tại Inter IKEA, công ty mẹ của IKEA, cho biết: 

“Nhìn thấy các phiên bản giống như thật của các sản phẩm IKEA trong nhà cho phép người mua sắm đưa ra quyết định ‘mua hàng đáng tin cậy’. Ứng dụng tự động cân đối sản phẩm, dựa trên kích thước phòng, với độ chính xác 98%.”

IKEA đã phải đối mặt với vấn đề về doanh số một phần do việc áp dụng công nghệ chậm chạp. 

Người dùng có thể xóa bất kỳ món đồ nội thất nào khỏi bản quét và thay thế nó bằng một món đồ nào đó từ danh mục IKEA (Ảnh: VnEconomy).
Người dùng có thể xóa bất kỳ món đồ nội thất nào khỏi bản quét và thay thế nó bằng một món đồ nào đó từ danh mục IKEA (Ảnh: VnEconomy).

Vừa qua, IKEA đã cho biết sự gia tăng tiềm năng về doanh số bán hàng từ AR là một "viễn cảnh trong mơ" cho IKEA.

Công ty nhắm mục tiêu 5 tỷ euro (5,9 tỷ USD) doanh số bán hàng trực tuyến vào năm 2020, tăng từ 1,4 tỷ euro (1,6 tỷ USD) mà công ty đã tạo ra vào năm 2016. 

Với nhiều khả năng như giải trí, hình ảnh hóa, thúc đẩy tương tác, trò chơi hóa và cải thiện quy trình ra quyết định, AR sẽ là một khoản đầu tư hiệu quả, có thể tạo ra nhiều doanh số hơn cho các doanh nghiệp bán lẻ.

Xem thêm: Công nghệ AR đã thổi một làn gió mới vào lĩnh vực F&B

Nike ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường, kỹ thuật học máy, trí tuệ nhân tạo - Nike Fit khắc phục vấn đề đặt giày sai kích cỡ

Mới đây, Nike đã cho ra mắt một tính năng cho phép các khách hàng chọn cỡ (size) giày thông qua công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality) trên ứng dụng di động của Nike.

Có tên là Nike Fit, ứng dụng của Nike thu thập dữ liệu duy nhất của người dùng dựa trên 13 điểm đóng vai trò tạo nên hình thái của khuôn bàn chân. 

Từ đó, hệ thống sẽ kết hợp hình ảnh sản phẩm, dữ liệu, kỹ thuật học máy (machine learning), trí tuệ nhân tạo, và thuật toán đề xuất để gợi ý, đồng thời cho phép người dùng chọn những mẫu giày Nike phù hợp.

Nike ứng dụng tổng hợp các công nghệ mới để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng (Ảnh: Internet).
Nike ứng dụng tổng hợp các công nghệ mới để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng (Ảnh: Internet).

Theo báo cáo từ Nike, khoảng 60% người dùng trên thế giới đang đi giày sai kích cỡ chuẩn, và có khoảng nửa triệu người Mỹ, Canada than phiền về vấn đề này khi họ mua giày qua hệ thống đặt hàng online. 

Đây cũng là hạn chế lớn nhất đối với người tiêu dùng khi họ đặt mua các sản phẩm thời trang qua mạng Internet.

Bởi lẽ đó, ứng dụng Nike Fit được Nike kỳ vọng không chỉ khắc phục vấn đề đặt giày sai kích cỡ, mà còn tạo ra nhiều cơ hội, triển vọng trong ứng dụng công nghệ nhằm tăng giá trị và trải nghiệm của nhãn hàng.

Xem thêm: Ấn tượng với những ứng dụng của AI vào chăm sóc khách hàng

Lời kết

Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam khẳng định: 

"Công nghệ và sáng tạo là hai yếu tố tiên quyết để cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Việt Nam". 

Thị trường bán lẻ đang cực kỳ cạnh tranh nên dù ở bất kỳ quy mô nào, nhà bán lẻ cần học hỏi và vận dụng các xu hướng công nghệ để tăng năng lực cạnh tranh của mình.