Chỉ trong vòng 5 năm tỉ lệ các công ty châu Á lọt vào danh sách Global 500 của Fortune đã tăng từ 38% lên 42,2%. Và Châu Á trong năm 2020 đã có lượng kỳ lân lớn thứ 2 toàn cầu, riêng Trung quốc đã chiếm 23,8% tổng số kỳ lân toàn cầu.
Tuy điều này đáng mừng nhưng các công ty châu Á cũng không nên tự mãn mà phải nỗ lực hơn nữa, vì chặng đường bắt kịp những công ty công nghệ phương Tây còn rất xa.
Công nghệ châu Á phát triển, nhưng phương Tây cũng không dậm chân
Mặc dù không ai có thể phủ nhận được tốc độ phát triển thần kỳ của nền kinh tế châu Á, đặc biêt là kỳ tích sông Hàn hay gần đây là Trung Quốc. Nhưng nhiều người không nhận ra rằng những nước châu Âu cũng không hề dậm chân tại chỗ, đặc biệt là họ đã cơ cấu nền kinh tế để tập trung cho công nghệ.
Mức vốn hóa các công ty công nghệ phương Tây vô cùng khổng lồ
Mặc dù báo chí nói rất nhiều về những kỳ lân và những công ty công nghệ châu Á nhưng trên thực tế chỉ có 5 trong số 20 công ty công nghệ hàng đầu thế giới tính theo vốn hóa thị trường đến từ châu Á.
Hiện tại Apple đang dẫn đầu toàn cầu với mức định giá hơn 2.200 tỉ USD trong khi Tencent dẫn đầu châu Á với mức định giá 776 tỉ USD.
Khi so sánh định giá tổng hợp của 10 công ty công nghệ lớn nhất châu Á với phương Tây, công ty phương Tây chiếm tổng vốn hóa thị trường cao gấp 3 lần so với công ty phương Đông. Các công ty công nghệ phương Tây cũng tập trung nhiều hơn về mặt địa lý, với 9/10 trong số họ có trụ sở chính tại Mỹ.
Điều thú vị là ¼ các công ty được đánh giá cao là các nhà sản xuất phần cứng máy tính như nhà nhà sản xuất chất bán dẫn TSMC có trụ sở tại Đài Loan với định giá tổng hợp thấp hơn tới 75% so với định giá của Apple.
Các con số cho thấy định giá tổng hợp của các công ty công nghệ phương Tây lớn hơn nhiều so với các công ty châu Á về con số tuyệt đối.
Công ty công nghệ phương Tây đóng góp rất lớn cho GDP của nước họ
Còn khi lấy những con số này làm tỉ lệ phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia sở tại của các công ty, xu hướng là giống nhau.
Các công ty phương Tây đóng góp rất lớn cho các nền kinh tế mà họ hoạt động, cao hơn khoảng 2,5 lần so với đóng góp của các công ty công nghệ hàng đầu châu Á cho thị trường địa phương của họ.
Phần lớn các công ty công nghệ phương Tây có trụ sở tại Mỹ, điều này đã trở thành một nhân tố trong các cuộc thảo luận về bất bình đẳng doanh nghiệp.
Điều gì làm nên sự khác biệt trên?
Đầu tiên, các công ty công nghệ lớn của Mỹ, cụ thể là Apple, Alphabet, Microsoft, Amazon và Facebook, vốn đã thống trị bục vinh quang trong suốt khoảng thời gian dài. Do vậy, những đối thủ mới nổi như Tencent hay Alibaba chắc chắn phải chạy đua để thu hẹp khoảng cách với cách Big Tech phương Tây.
Thứ hai, các công ty công nghệ lớn của Mỹ cũng tỏ ra vượt trội so với đối thủ theo thời gian. Năm 2016, định giá kết hợp của họ là 2.600 tỉ USD. Con số này cao hơn gần 1,5 lần so với mức định giá kết hợp của 17 công ty châu Á. Đến năm 2020, con số đó đã tăng lên 1,64 lần.
Thứ ba, không thể nhầm lẫn rằng khoảng cách giữa 5 công ty công nghệ hàng đầu của phương Tây và các đồng nghiệp châu Á của họ đang ngày càng rộng ra.
Vào năm 2016, Tencent và Alibaba có vẻ như sẽ bắt kịp và thậm chí vượt qua Facebook và Amazon. Vẫn có khả năng 1 trong 2 công ty có thể giành được vị trí thứ 5 từ Facebook, nhưng họ sẽ cần phải tăng gấp đôi nếu muốn thu hẹp khoảng cách với Amazon và các công ty dẫn đầu khác.
Theo Nhịp cầu đầu tư.