Du lịch nông thôn - Phát triển trải dài khắp đất nước và các loại hình cơ bản

Hiện cả nước có trên 1.300 khu, điểm du lịch thuộc các địa phương quản lý, trong đó khoảng 70% là các điểm du lịch thuộc khu vực nông thôn.

null
Việt Nam có thế mạnh trong phát triển du lịch gắn với nông thôn và đang được quan tâm đầu tư đúng mức (Ảnh: Unsplash).

Xem thêm: Du lịch nông thôn được đầu tư 2500 tỷ để phát triển

Du lịch nông thôn đang trên đà phát triển và trải dài trên khắp Việt Nam.

Nhìn chung, du lịch nông thôn Việt Nam có thể xếp vào 3 loại hình cơ bản là: du lịch cộng đồng, du lịch canh nông và du lịch sinh thái. 

1. Du lịch sinh thái - Phổ biến ở mọi địa phương

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. 

null
Du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Tiên (Ảnh: Internet).

Hoạt động du lịch này thúc đẩy công tác bảo tồn, ít tác động tiêu cực đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương ở các khu vực thiên nhiên còn tương đối hoang sơ. 

Hầu như địa phương nào cũng có loại hình du lịch sinh thái.

2. Du lịch cộng đồng - Phát triển dựa trên đặc trưng của cộng đồng dân cư

Du lịch cộng đồng là mô hình du lịch khai thác các nét nguyên bản chưa được khám phá hết trong cộng đồng.

Du lịch cộng đồng được khai thác dựa trên nét đặc trưng của địa phương như cộng đồng dân tộc thiểu số hay văn hóa nguyên sơ của vùng miền hoặc làng nghề truyền thống.

null
Trải nghiệm du lịch với nét văn hóa chèo ghe của đồng bằng sông Cửu Long (Ảnh: vietnam.tm).

Trong đó, cộng đồng địa phương là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho du khách, cũng được chia sẻ các nguồn lợi kinh tế do phát triển du lịch tạo ra (có thêm công ăn việc làm, thêm thu nhập). 

3. Du lịch canh nông - Tham quan trang trại, nơi canh tác nông nghiệp gắn với đặc sản địa phương

Du lịch canh nông hay du lịch trang trại nông nghiệp là hoạt động trải nghiệm tại trang trại trồng trọt hoặc chăn nuôi, bao gồm canh tác nông nghiệp, thưởng thức sản phẩm nông trại và lưu trú.

null
Mô hình sản xuất nông nghiệp và các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn (Ảnh: Internet).
Có thể kể đến như: du lịch trang trại trái cây đồng bằng sông Cửu Long, du lịch vườn chè ở Thái Nguyên, 1 ngày làm nông dân Hội An, du lịch canh nông ở Lâm Đồng, du lịch trang trại cà phê ở Đắk Lắk...

Đặc biệt, du lịch canh nông là loại hình du lịch đặc sắc ở tỉnh Lâm Đồng, với các trang trại nông nghiệp công nghệ cao sản xuất rau, hoa, trà... rất hấp dẫn. 

4. Các loại hình du lịch nông thôn khác - Đa dạng và có sự kết hợp với nhau

Các loại hình du lịch khác diễn ra ở nông thôn, như du lịch làng nghề, du lịch lễ hội... thực ra đều gắn kết với 3 loại hình du lịch chủ đạo trên. 

null
Du lịch mùa lễ hội (Ảnh: Unsplash).

Du lịch nông thôn cũng bao gồm:

- Các chuyến thăm vườn quốc gia và công viên công cộng, 
- Tham quan danh lam thắng cảnh, 
- Nghiên cứu truyền thống và di sản trong khu vực nông thôn để du khách được trải nghiệm những nét hấp dẫn khác vùng đô thị, 
- Tiếp xúc với người dân nông thôn, 
- Nghỉ ngơi, giải trí và chăm sóc sức khỏe... 

Thị trường nông thôn - Đầy tiềm năng phát triển với nông sản sạch, thủy hải sản, bất động sản nông nghiệp

Ngoài du lịch, nông sản, thủy hải sản, bất động sản nông nghiệp cũng là những tiềm năng mà nông thôn có thể mang lại cho các doanh nghiệp nếu biết đầu tư và sử dụng đúng cách.

Hai thị trường hứa hẹn tiềm năng là thực phẩm hữu cơ và bất động sản nông nghiệp.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã tận dụng được tiềm năng từ nông thôn như mô hình kinh doanh tinh bột kháng từ đậu xanh, hay ứng dụng chuyển đổi số đối với tép bạc.

1. Thực phẩm hữu cơ - Thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng

Thực phẩm hữu cơ ngày càng xuất hiện nhiều từ kệ hàng ở siêu thị đến các cửa hàng thực phẩm sạch. 

Tại các siêu thị như Co.opmart, LOTTE Mart, GO!, Trung tâm MM Mega Market, Vinmart dành hẳn những quầy riêng cho thực phẩm hữu cơ. 

null
Một bộ phận khách hàng đã tin dùng sản phẩm hữu cơ bán tại các siêu thị Co.opmart (Ảnh: Người lao động).

Đặc điểm chung của các sản phẩm hữu cơ đang được bày bán trên thị trường là có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phần lớn từ các vùng sản xuất được công nhận chuẩn VietGAP, trên mỗi sản phẩm đều có mã QR giúp người tiêu dùng có thể truy xuất được nguồn gốc và quá trình vận chuyển sản phẩm. 

Theo khảo sát, thực phẩm organic có giá cao hơn thực phẩm cùng loại bày bán tại rau an toàn và các chợ từ 20-30%.

Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng cho biết, không quan tâm nhiều lắm và sẵn sàng chi trả để có được sản phẩm an toàn bảo vệ sức khỏe của gia đình.

Đây sẽ là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp muốn đầu tư về nông sản sạch tại quê nhà.

2. Bất động sản nông nghiệp - Vẫn còn nhiều thách thức 

Bất động sản nông nghiệp là một loại hình bất động sản tích tụ đất nông nghiệp quy mô lớn để đầu tư, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, sử dụng công nghệ cao, hiện đại đảm bảo yếu tố môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

Sự hình thành mô hình này, ban đầu chỉ nhằm mục đích kinh doanh trang trại, chăn nuôi hoặc trồng cấy như trồng rau sạch, trồng hoa có giá trị cao, chăn nuôi bò, cừu, đà điểu, trâu, cá tôm, cá sấu, nuôi trai lấy ngọc, thủy hải sản...

Sau đó, mô hình phát triển thành mô hình cho thuê phát triển du lịch sinh thái, phục vụ khách du lịch tham quan, trải nghiệm khi có nhu cầu.

null
Mô hình nông nghiệp công nghệ cao (Ảnh: Internet).

Dù đã có một số mô hình doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn đạt được những kết quả nhất định tại các địa phương như Vĩnh Phúc, Hà Nam, Lâm Đồng... 

Bên cạnh những yếu tố như thời gian thu hồi vốn lâu, rủi ro thời tiết, thị trường, vướng mắc về pháp lý thì với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao thì thị trường này vẫn rất tiềm năng.

null
Xây dựng bất động sản thành các điểm đến du lịch (Ảnh: Khu du lịch Lan Vương).
Mặt khác, các nhà đầu tư có thể đầu tư một khoản tài chính để thu lợi nhuận xuất phát từ việc có được các vườn cây, vườn hoa để khách hàng có nhu cầu quay phim, chụp ảnh… sau đó là kết hợp nghỉ dưỡng gia đình, tập thể, đồng thời cho khách thuê làm nơi thăm quan du lịch.

Xem thêm: Ý tưởng kinh doanh: Chớ có coi thường thị trường nông thôn

3. Nghiên cứu từ nguyên liệu nông nghiệp và sản xuất tại xưởng nông thôn - Mô hình sản xuất tinh bột kháng

Gần đây, CEO Nguyễn Tuấn Dương đã xuất hiện trên Shark Tank mùa 5 và trình bày về mô hình sản xuất tinh bột kháng.

Anh đã nghiên cứu các loại hạt, ngũ cốc khác nhau như: Đỗ đen, lạc, đậu đỏ, đậu xanh, óc chó, hạnh nhân… 

null
Một giai đoạn chế biến tinh bột kháng từ đậu xanh (Ảnh: Internet).
Và cuối cùng, anh đã thành công với đậu xanh, hàm lượng tinh bột kháng từ 0,14% trong 100 gram đã tăng lên 100 lần, đạt 14% và đã được Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia công nhận. 

Tuấn Dương cho biết nguyên liệu lớn nhất đang nhập từ Hải Dương và Hòa Bình. 

null
Ngoài ra, anh đang xây dựng một vùng nguyên liệu 3ha tại Mộc Châu, Sơn La (Ảnh: Internet).

Hiện tại, công ty đã có tệp khách hàng nhất định và đã thành công gọi vốn tại Shark Tank, hứa hẹn sự phát triển trong tương lai gần.

Xem thêm: Tiềm năng của tinh bột kháng

4. Thị trường thủy hải sản - Ứng dụng chuyển đổi số cho tép bạc

Làm thủy sản thì phải hiểu về môi trường, nguồn nước, sinh lý động vật…, song đa phần nông dân Việt Nam lại thiếu các kiến thức này.

Đây là lý do khiến trang tin về thuỷ sản (tepbac.com) vào năm 2012 ra đời, nhằm cập nhật những kiến thức, kinh nghiệm trong ngành và phát triển trở thành ứng dụng hoàn chỉnh, 4 năm sau đó.

Ứng dụng Farmext không chỉ, đo được các chỉ số về độ pH, oxy, nhiệt độ, độ mặn trong ao nuôi thủy sản theo thời gian thực, dự báo được sản lượng trong ao theo từng thời điểm, mà còn có thể tính toán, nếu thu hoạch ở thời điểm hiện tại (hoặc một tuần sau…), mỗi kilogram tôm sẽ có bao nhiêu con, cùng giá bán tương ứng, lợi nhuận thu về…

null
Sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân (Ảnh: Internet).

Start-up này hiện đang cung cấp giải pháp cho Tập đoàn Minh Phú các modun điều khiển tự động. 

Ngoài ra, Farmext còn là đối tác của Bayer, Neovia (Pháp), Viện Nuôi trồng thủy sản 2… và các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ nông dân.

Xem thêm: Chuyển đổi số ngành thuỷ sản, quán quân Startup Việt 2020 làm gì để nông dân không còn "đánh cược với trời''?

Khởi nghiệp ở nông thôn - Xu hướng bỏ phố về quê và làm giàu tại quê nhà

Nắm bắt cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn thế giới và mong muốn làm giàu tại quê nhà, nhiều startup trẻ đang tạo ra sự thay đổi về diện mạo mới cho nông thôn.

Một số mô hình nổi bật được khởi nghiệp tại nông thôn có thể nhắc đến như: những bạn trẻ “bỏ phố về quê” để xây dựng nông nghiệp hạnh phúc hay làm giàu từ nấm, hoặc thậm chí, mong muốn cùng bà con quê nhà làm giàu với mô hình trồng rau sạch hay phát triển homestay tại địa phương.

Những ý tưởng mới lạ cùng sự sáng tạo và áp dụng công nghệ cao, các startup trẻ đã nâng cao năng suất các mặt hàng nông sản và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

1. Nông nghiệp hạnh phúc - Tạo được công ăn việc làm cho người dân địa phương

Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Công nghệ Thực phẩm và đi làm một thời gian để tích luỹ kinh nghiệm, chị Thạch Thị Chal Thi quyết định trở về khởi nghiệp tại quê nhà. 

Với tư duy nhạy bén của một kỹ sư, chị Chal Thi nhận ra tiềm năng lớn từ cây dừa và thành lập doanh nghiệp chuyên sản xuất mật dừa, “Sokfarm” (tiếng Khmer có nghĩa là “Nông nghiệp hạnh phúc”) . 

Doanh nghiệp đang tạo công ăn việc làm cho gần 20 công nhân với mức lương trên 5 triệu đồng/tháng, đồng thời mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ trồng dừa. 

null
Đặc biệt, sản phẩm của Sokfarm đã bắt đầu thâm nhập thị trường nước ngoài (Ảnh: Sokfarm).

Chị hứa hẹn doanh nghiệp sẽ chuyển giao kỹ thuật thu mật cho một số nhà vườn, để bà con tự khai thác mật cung cấp cho công ty trong thời gian gần. 

2. Về quê trồng nấm - Mô hình làm giàu và giải quyết việc làm cho địa phương

Anh Nguyễn Thành Luận (Quảng Nam) trở về quê khởi nghiệp bằng mô hình trồng nấm Đông trùng hạ thảo sau khi tốt nghiệp Đại học Thể dục Thể thao TP. Hồ Chí Minh. 

null
Năm 2018, anh Luận đầu tư thiết bị, giống và dựng trại để xây dựng mô hình trồng nấm ở quê nhà (Ảnh: Thanh niên).
Đến nay, Hợp tác xã nấm Đông trùng hạ thảo của anh Luận có quy mô 80.000 phôi nấm, doanh thu mỗi năm đạt trên 3 tỷ đồng, giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương. 

Xem thêm một số bài viết về về quê khởi nghiệp tại:

- Bỏ phố về quê: Người khởi nghiệp kiếm tiền tỷ, người chọn cuộc sống thảnh thơi 

- Xu hướng bỏ phố về quê khởi nghiệp làm giàu của người trẻ, hết lên núi cao, về lại biển sâu lại ra cánh đồng

3. Khởi nghiệp tại quê nhà - Cùng nhau làm giàu

Anh Nguyễn Việt Thế, dân tộc Tày ở tỉnh Bắc Kạn là một điển hình cho phong trào thanh niên nông thôn quyết tâm sáng tạo trên con đường khởi nghiệp tại quê nhà. 

null
Anh quyết định gắn bó với mảnh ruộng và làm giàu trên chính ruộng đất quê mình (Ảnh: Cafebiz).

Năm 2017, sau thời gian tìm hiểu, anh Nguyễn Việt Thế vận động thêm một số thanh niên địa phương thành lập Tổ hợp tác trồng rau sạch. 

Kết quả sau vài vụ, sản phẩm rau xanh của Tổ hợp tác Trồng rau sạch của anh Thế đã được biết đến rộng rãi và hiện mỗi năm Tổ hợp tác của anh Thế thu về gần 500 triệu đồng.

4. Bỏ phố về quê - Nhận thức được tiềm năng của bất động sản nông nghiệp kết hợp với du lịch

Lê Trọng (quê Sóc Trăng) cũng quyết định nghỉ việc ở Thành phố Hồ Chí Minh để lên Đà Lạt làm du lịch.

Đầu tháng 6.2020, chàng trai trẻ này góp vốn đầu tư một homestay ở Vũng Tàu với khao khát muốn được trải nghiệm, muốn có cuộc sống mới hơn. 

null
Mô hình homestay hứa hẹn khai thác nhiều tiềm năng du lịch và bất động sản tại nông thôn (Ảnh: Unsplash).
Chỉ khoảng 6 tháng sau, Trọng thu hồi được vốn và thêm một phần lãi, đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, du lịch lưu trú tại Đà Lạt theo đúng kế hoạch. 

Với số vốn tích lũy ban đầu gần 500 triệu đồng, Lê Trọng nhận sang lại một căn homestay diện tích khoảng 90m2 (4 phòng ngủ, 6 giường) tại khu biệt thự An Sơn (Đà Lạt). 

Nhìn chung, thị trường nông thôn có nhiều tiềm năng về du lịch, nông sản, bất động sản và hiện đang tỏa sáng nhờ xu hướng “bỏ phố về quê", khởi nghiệp tại quê nhà gần đây, cùng sự quan tâm về những giá trị về sức khỏe, tinh thần của người dân đang ngày càng được nâng cao hậu COVID-19.