Vì sao nhân viên chán việc?
Thật tiếc khi các bản đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên chẳng mục nào gọi là “đánh giá mức độ hạnh phúc của nhân viên”.
Việc nhân viên đi làm với niềm vui và hứng khởi thật ra quan trọng không kém với độ uy tín của công ty, vì họ chính là từng lạp tử của công ty, dâng hiến mồ hôi nước mắt và tâm trí cho thành công của công ty.
Thực tế, người ta chán ghét công việc của mình vì ba lí do chính: công việc không phù hợp, môi trường làm việc nghèo nàn, nhà quản lý kém cỏi và chẳng giúp gì cho nhân viên.
Các nhà quản lý thường quên mất việc quan tâm đến nhân viên. Việc thúc đẩy nhân viên làm việc cũng quan trọng như những lời chào xã giao hằng ngày: Muốn nhân viên làm việc tốt, người quản lý cần kỹ năng thay vì những cuộc thi, chỉ tiêu, cuộc họp hay những bài nói chuyện truyền cảm hứng.
Nhà quản lý thay vì mải chạy đua với sự hào nhoáng bên ngoài, hãy làm cách nào đó nâng cao kỹ năng quản lý của mình để thật sự có thể ngồi xuống trò chuyện với nhân viên bằng tấm lòng chân thành và đầy sự thấu hiểu.
Nhà quản lý không thể nào có được sự vững mạnh nếu thiếu chiến lược tạo động lực cho nhân viên.
“Nhà quản lý tài ba sẽ luôn ưu tiên việc phát triển năng lực nhân viên. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của những nhiệm vụ mà họ giao phó cho đội nhóm, đồng thời nó cũng tạo cơ hội cho nhân viên học hỏi và đảm nhiệm thêm nhiều vai trò mới trong tổ chức.”
Đặc điểm của một nhà lãnh đạo vĩ đại
Nhà quản lý giỏi thường quan tâm đến nhân viên nhiều hơn là công việc mà nhân viên phải làm. Nhà quản lý kém thì ngược lại, họ lạnh lùng và đối xử với cấp dưới chẳng khác gì những cỗ máy.
“Quản lý vừa là một nghệ thuật vừa là một môn khoa học. Nhà quản lý giỏi sẽ quan tâm đến sự phát triển của cả tổ chức lẫn nhân viên. Họ còn biết ưu tiên hoàn thành những việc quan trọng nhất.”
Đã đến lúc thay đổi cách quản lí. Loại bỏ các quy trình cồng kềnh, khuyến khích sự sáng tạo và gắn kết đội nhóm, thấu hiểu nhân viên là các cách để đánh bại căng thẳng nơi công sở.
“Hãy xem những nhân viên làm việc trong tổ chức của bạn là quan trọng nhất, quan trọng hơn cả khách hàng và lợi nhuận. Đến lúc cần thiết, họ sẽ thể hiện năng lực của bản thân và góp phần vào việc xây dựng một hệ thống bền vững.”
“Những sự việc bên ngoài có thể khơi gợi sự căng thẳng bên trong chúng ta. Nhưng hãy nhớ rằng, chính ý nghĩa mà ta gán cho những sự việc này mới là thứ tạo ra căng thẳng.”
Tổng kết
Quản lý vừa là một nghệ thuật vừa là một môn khoa học. Nhà quản lý giỏi sẽ quan tâm đến sự phát triển của cả tổ chức lẫn nhân viên. Họ còn biết ưu tiên hoàn thành những việc quan trọng nhất.
Với 'Đắc nhân tâm cho nhà quản lý', mục tiêu của tác giả Craig Nathanson là cung cấp những công cụ và phương pháp vừa đơn giản vừa hiệu quả để cải thiện quá trình quản lý trong các tổ chức.
Quyển sách sẽ là nguồn ý tưởng thiết thực cho những nhà quản lý còn non trẻ, các sinh viên ngành quản lý, và tất nhiên là, cho những nhà quản lý có thâm niên đang cần thêm ý tưởng mới.