Cụm từ "người Daigou" bắt đầu phổ biến hơn khi Chanel Hàn Quốc được cho rằng có động thái sẽ giới hạn mỗi người một chiếc túi, dẫn đến nhu cầu săn túi hàng hiệu lên cực điểm.

null

Tuy nhiên, vì sao cụm từ và cộng đồng mua sắm này có ảnh hưởng ít nhiều đến ngành hàng xa xỉ? Đặc biệt là trong cuộc đua của Chanel và Hermès.

Rất khó để có thể để xác định thương hiệu đó có hot không nếu chỉ nhờ vào số lượng cửa hàng trên toàn cầu bởi Hermès có 305 cửa hàng, Chanel cũng có khoảng 310 trên toàn thế giới.

Sự có mặt của cộng đồng “Daigou” – ý chỉ những người đi mua sắm hàng hiệu hộ.

Họ ăn mặc chỉn chu, sành điệu và hiểu được trải nghiệm mua sắm xa xỉ chuyên nghiệp.

Theo SCMP, Daigou có thể có mặt tại các cửa hàng sang trọng ở Rue Saint Honoré (Paris, Pháp) hay Harrods, Harvey Nichols và Selfridges (London, Anh) để mua giúp hàng xa xỉ cho các khách hàng (chẳng hạn từ Châu Á, Trung Quốc, Hàn Quốc…).

Bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có du lịch, Daigou sẽ đến giao hàng cho vị khách của họ ở các quốc gia.

Trước đây, các thương hiệu xa xỉ từng không thích những Daigou.

Nhưng gần đây, Daigou là một trong những cách hãng xa xỉ phải tiếp cận, lý do đơn giản:

Khách hàng trực tiếp không thể đến cửa hàng vì đóng cửa du lịch hoặc công việc bận rộn, doanh số giảm sút.

null

Daigou cũng là một trong những nhân tố khiến thị trường bán lại sôi động.

Tuy nhiên, Daigou cũng gặp phải có nhiều đợt siết chặt hải quan từ phía chính phủ.

Năm 2018 được coi là thời điểm đen tối của cộng đồng Daigou Trung Quốc, khi chính phủ siết chặt việc mang hàng xách tay, đánh thuế hải quan từ sân bay quốc tế về Trung Quốc của những người chuyên buôn hàng xách tay.

Chính sách này từng khiến nhiều Daigou phải từ bỏ công việc.

“Các thương hiệu hàng đầu như Chanel, Louis Vuitton và Hermès luôn được khách hàng của tôi ưa chuộng, nhưng các quy định nghiêm ngặt từ chính phủ khiến Daigou khó khăn hơn và chúng tôi không thể mua chúng với số lượng lớn,” một Daigou chia sẻ trên Jing Daily năm 2018

Theo LUXUO