Câu chuyện về nguồn gốc của bánh hamburger và sự du nhập vào nước Mỹ
George Motz, một học giả về hamburger, đã dành hơn 20 năm cuộc đời của mình đi khắp nước Mỹ để nghiên cứu về bánh mì kẹp thịt.
Ông Motz từng hóm hỉnh nói: "Tôi muốn nói rằng tôi đã ăn nhiều hamburger ở nhiều nơi hơn bạn là cái chắc“.
Theo chia sẻ, ông ước tính có thể đã ăn khoảng 20.000 chiếc hamburger trong đời và chưa hề có kế hoạch dừng lại.
Motz nói rằng câu chuyện về nguồn gốc của bánh hamburger bắt đầu từ đất nước Mông Cổ vào thế kỷ 13 khi người Mông Cổ và người Tatars đối đầu.
Người Tatars có sở thích ăn thịt cừu sống, họ mang theo thịt cừu sống dưới yên ngựa của mình.
Khi dựng trại, họ sẽ lấy thịt cừu sống còn ấm băm nhỏ, có thể thêm một số gia vị hoặc một cái gì đó và ăn nó theo cách nguyên thủy này.
Món ăn này cuối cùng đã được đưa đến cho các công nhân và các cảng dọc theo Biển Baltic.
Sau đó, món ăn này lan rộng đến nhiều vùng phía tây của châu u bao gồm cả Scandinavia.
Cuối cùng nó cũng đã đến được Đức và cảng Hamburg.
Tại Đức, nhiều thế kỷ sau, món ăn này đã chuyển từ thịt cừu sống sang thịt bò nấu chín băm nhỏ, ngày nay được gọi là frikadellen.
Motz giải thích rằng người Đức đã ăn frikadellen như một lựa chọn bữa ăn ngon và rẻ trên hành trình di cư chờ đợi tàu của họ.
Khi rời Hamburg đến Mỹ vào giữa thế kỷ 19, những người Đức di cư đã mang theo kiến thức về món ăn này.
"Frikadellen cuối cùng đã đến được nước Mỹ, và tôi có thể tưởng tượng rằng Frikadellen chẳng có nghĩa lý gì đối với hầu hết những người đang sống ở Mỹ trừ khi bạn là người Đức.
Vì vậy, họ phải đổi tên vào thời điểm đó thành 'bít tết theo phong cách của Hamburg, 'hay đơn giản là bít tết Hamburg."
Khi những người di cư Đức di chuyển về phía tây trên khắp Hoa Kỳ để làm trang trại, các hội chợ cấp nhà nước cũng bắt đầu xuất hiện.
Nông dân từ mọi tầng lớp xã hội sẽ tham dự các hội chợ này để tìm hiểu về các phương pháp cũng như thiết bị nông nghiệp khác nhau.
Những người di cư Đức đã thành lập quầy riêng của họ để phục vụ bít tết Hamburg, món ăn được coi là món ăn dân tộc vào thời điểm đó.
Ông Motz tiết lộ, xúc xích có mặt trước hamburger và ông tin rằng món bánh mì kẹp xúc xích có lẽ đã truyền cảm hứng cho một số nơi để đưa bít tết Hamburg vào bánh mì.
Từ đó, bánh mì Hamburg được hình thành và cuối cùng là món hamburger của ngày này.
Top 5 nhà hàng bảo tồn hamburger chính gốc của Mỹ
Trong các chuyến du lịch của mình, George Motz đã tìm thấy một số cơ sở kinh doanh hamburger vẫn tiếp tục theo sát những tiêu chuẩn và quy trình chế biến bánh mì kẹp thịt giống như xu hướng của 1 thế kỷ trước.
Trái ngược với vô số các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh ngày nay, các cơ sở như vậy còn lại rất ít, nhưng họ lại nắm giữ chiếc chìa khóa cho lịch sử của chiếc hamburger biểu tượng của nước Mỹ.
1. Louis' Lunch
Louis 'Lunch ở New Haven, Connecticut là một trong số những cửa hàng lâu đời nhất phục vụ bánh mì kẹp thịt cổ điển.
Bắt đầu phục vụ khách hàng từ năm 1895, hiện cửa hàng đã thuộc thế hệ sở hữu thứ tư.
Bánh mì kẹp thịt xay tươi hàng ngày tại đây được nấu theo chiều dọc trong ba lò nướng thịt bằng gang thẳng đứng có niên đại từ năm 1898.
Sau đó, chúng được được trượt vào bếp và nướng chín bằng lửa ở cả hai mặt.
Để tăng hương vị, những đồ trang trí như hành tây, pho mát và một lát cà chua có thể được thêm vào, ngoại trừ sốt cà chua.
2. White Manna
Tọa lạc tại Hackensack, New Jersey, White Manna là cửa hàng yêu thích của người dân địa phương cũng như cư dân từ nhiều nơi khác.
White Manna được thành lập vào năm 1939 tại Hội chợ Thế giới ở New York và sau đó chuyển đến Hackensack vào năm 1946.
Nhà hàng cổ điển nổi tiếng với món bánh trượt phục vụ trên Martin's Potato Rolls, sử dụng thêm thịt bò nạc xay được giao tươi hàng ngày.
Bánh mì của nhà hàng có các lựa chọn topping phô mai và hành tây, đây là điểm đến nhất định phải thử của món bánh mì kẹp thịt này nếu ghé thăm nước Mỹ.
3. Powers Hamburgers
Powers Hamburgers đã phục vụ bánh mì kẹp thịt cổ điển tại thành phố Fort Wayne từ năm 1940.
Hành tây là thứ bắt buộc phải có trong tất cả những chiếc bánh mì của nhà hàng, cho dù là một chiếc bánh hamburger thông thường hay một chiếc bánh hamburger phô mai kép.
Tuy nhiên, bánh mì kẹp của nhà hàng lại không có rau diếp hoặc cà chua, và có thể được ăn kèm với tương cà, sốt mayo hay sốt nóng nếu muốn.
Mike Hall, chủ sở hữu và đầu bếp tại Powers ước tính có khoảng 1.300 đến 1.500 bánh mì kẹp thịt ra lò mỗi ngày.
Ông chia sẻ:
"Powers thực sự là một nơi đặc biệt. Chúng tôi phục vụ một chiếc bánh mì kẹp thịt đặc biệt trong một tòa nhà độc đáo và đó là nơi mọi người đến để hồi tưởng lại những kỷ niệm của mình."
4. Cozy Inn
Bắt đầu phục vụ khách từ năm 1922, Cozy Inn là một trong những cửa hàng có truyền thống lâu đời nhất nước Mỹ.
Vào tháng 3 đầu năm 2022, Cozy Inn đã kỷ niệm một thế kỷ phục vụ khách hàng ở Salina, Kansas.
Đây là một trong số ít những cơ sở kinh doanh bánh mì kẹp thịt nổi tiếng được chọn lọc ở Mỹ.
Cozy Inn có một vài bí quyết riêng về cách làm bánh mì kẹp thịt ngon.
Steve Howard, chủ sở hữu cửa hàng, cho biết "Phải đem vào nhiều tâm huyết thì mới làm ra được những thứ này.
Chúng tôi đem đến những nguyên liệu thật đơn giản: thịt nạc, muối và tiêu, hành tươi, sau đó bạn có thể tự lựa chọn tương cà, mù tạt và dưa chua. Chúng tôi đã làm theo cách này trong 100 năm."
Thịt trong món bánh ở đây được xay tươi từ Smoky River Meats, một cửa hàng bán thịt địa phương.
5. Hamburger Wagon
Trước khi có những chiếc xe tải thực phẩm thì chiếc xe Hamburger Wagon đã lăn bánh trên đường đến Miamisburg, Ohio, vào năm 1913.
Ban đầu, Hamburger Wagon được tạo ra để cung cấp thực phẩm cho những người tị nạn trong trận Đại hồng thủy ở Miamisburg.
Sau khi cơn lũ qua đi, người dân đã rất yêu thích những chiếc bánh mì của Hamburger Wagon, và nó đã trở thành một trong những trải nghiệm ăn uống phổ biến nhất của thành phố kể từ thời điểm đó.
Các nhân viên đã vận chuyển nhà hàng di động này trong hơn một thế kỷ.
Giống như nhiều cửa hàng bánh mì kẹp thịt lâu đời nhất trong nước, thực đơn của Hamburger Wagon cơ bản gồm bánh mì đôi lát hoặc đơn lát, ăn kèm với dưa chua, hành tây, muối và hạt tiêu.
Giống như rất nhiều thứ sau khi được tạo ra đã bị "biến tướng" đi rất nhiều so với ban đầu, hamburger đã được hàng hóa, từ dạng chả và bánh cho đến cách làm đông lạnh chả.
Một số cửa hàng trông bóng bẩy, một số nơi trong cũ kỹ nhàu nát nhưng cái cần được đánh giá cao là những gì mà các cửa hàng có ở bên trong những chiếc bánh mì, đó là hamburger chính gốc của Mỹ.