Nhiều chuyên gia cho rằng sự phát triển của quảng cáo nhiều tập (Commercial Serial) trên hệ thống truyền hình phương Tây cuối những năm 1980 là thời điểm hình thành nên hình thức Digital Storytelling.

Xu hướng Digital Storytelling là một trong những Xu hướng 2022 của Báo cáo MARKETING TRENDS REPORT 2022 tại Trends Việt Nam. 

Digital Storytelling - Kể câu chuyện trên các nền tảng kỹ thuật số

Digital Storytelling (Kể chuyện kỹ thuật số) là sự kết hợp của việc kể một câu chuyện trên các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.

Digital Storytelling có thể hiểu đơn giản là việc kể lại một câu chuyện không theo cách truyền thống như in ấn, viết tay, lời nói,… mà có sự tham gia của âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo, có nhân vật, tình huống, trải nghiệm,…

Hình thức tiếp thị này được nhiều Marketer ngày nay sử dụng trong các chiến dịch truyền thông nhằm tác động đến cảm xúc của khách hàng, đồng thời truyền tải thông điệp của doanh nghiệp một cách tự nhiên nhất.

null
Những câu chuyện kỹ thuật số được thiết kế với nội dung hấp dẫn về mặt cảm xúc để tạo sự kết nối với khách hàng mục tiêu.

Khi thương hiệu đưa ra thông điệp quảng cáo thông qua Digital Storytelling, thương hiệu không trực tiếp thuyết phục khách hàng mua sản phẩm mà chỉ đang chia sẻ câu chuyện và để khách hàng tự ra quyết định.

Điều này sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và dễ đón nhận hơn khi khách hàng nhận thấy mình là người tự đưa ra lựa chọn.

Sự khác nhau giữa Digital Storytelling và Content Marketing

Digital Storytelling có thể nói là một phần trong Content Marketing.

Storytelling được doanh nghiệp sáng tạo một cách độc đáo, dễ tạo ra cảm xúc với người xem khiến khách hàng đồng cảm, thấu hiểu được thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải qua một câu chuyện.

Tuy nhiên, câu chuyện thương hiệu kể có thể liên quan hoặc không liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu đang kinh doanh.

Với Content Marketing thì hướng tới việc cung cấp thông tin cần thiết về thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ, hoặc thúc đẩy khách hàng thay đổi hành vi mua hàng qua các nội dung xuất bản trên các kênh Online.

Một vài “tip” nhỏ để sở hữu một Digital Storytelling thành công lớn

1. Trở thành khách hàng để cảm nhận khách hàng

Đặt bản thân vào vị trí của khách hàng để thấu hiểu những gì mà khách hàng muốn nghe và muốn được xem để không gây cảm giác khó chịu cho người xem.

Từ đó Marketer có thể tạo ra những câu chuyện chạm cảm xúc khách hàng và tăng tương tác gần gũi giữa thương hiệu và khách hàng.

Một câu chuyện gần gũi, truyền cảm hứng, có ý nghĩa nhân văn, gắn yếu tố tình cảm gia đình, sự chia sẻ cộng đồng,... sẽ khiến khách hàng cảm giác thích thú và gần gũi hơn với hình ảnh thương hiệu.

Thay vì ngồi đọc một mẫu quảng cáo với ngôn từ rập khuôn về sản phẩm/dịch vụ, lồng ghép khéo léo âm thanh, bối cảnh, cốt truyện,... sẽ khơi gợi cảm xúc của người xem và giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu lâu hơn.

2. Đơn giản hóa câu câu chuyện và thông điệp

Kể chuyện kỹ thuật số cần sự đơn giản hóa trong câu chuyện và sự chỉnh chu trong công đoạn là điều quan trọng nhất.

Kịch bản có thể bao gồm sứ mệnh thương hiệu, cam kết thương hiệu hay một lời hứa vì môi trường, cộng đồng là những yếu tố giúp tạo niềm tin tốt hơn với khách hàng, tạo ra được giá trị của thương hiệu trong lòng của họ.

Khi đã có một cốt truyện, một câu chuyện hoàn chỉnh thì Marketer phải kết hợp các bối cảnh thành một tổng thể hợp lý, súc tích và hài hòa từ âm thanh cho đến con người.

3. Nguyên tắc G.R.E.A.T trong Storytelling

Nguyên tắc G.R.E.A.T gồm các yếu tố sau:

  • Glue – Sự gắn kết

Câu chuyện cần có sự gắn kết với độc giả/ khách hàng để có thể chạm đến cảm xúc của độc giả, từ đó sẽ lan tỏa thông điệp, kích cầu và nâng độ nhận diện cũng như uy tín của thương hiệu

  • Reward – Phần thưởng

Phần thưởng là những lợi ích mà người đọc/khách hàng có thể nhận được khi lựa chọn thương hiệu và tin dùng sử dụng/dịch vụ.

  • Emotion – Cảm xúc

Đã là Storytelling thì cần có yếu tố cảm xúc bởi đó là điều kiện cốt lõi thu hút khách hàng.

Nếu không tác động được tới cảm xúc của khách hàng/người nghe, bạn rất khó để đạt được mục đích của mình khi kể câu chuyện ấy.

  • Authentic – Đáng tin cậy

Ngoài chất lượng dịch vụ, sản phẩm, uy tín của thương hiệu thì niềm tin của khách hàng/người đọc cũng cần được đảm bảo duy trì.

  • Target – Mục tiêu

Bạn cần luôn bám theo mục tiêu hướng đến, xác định đối tượng khách hàng bạn phục vụ là ai sẽ giúp bạn thu hút nhiều khách hàng.

Câu chuyện về tình yêu bố mẹ của Comfort

Câu chuyện Comfort mềm dịu như tình yêu bố mẹ đã rất thành công trong việc chuyển sang đánh vào tâm lí và lối sống của người tiêu dùng, nâng cao sự gắn kết giữa hình ảnh quảng cáo với tâm lí và lối sống người tiêu dùng.

Video chỉ có thời lượng 30 giây, nhưng khái quát phần nào cuộc sống của các vợ chồng khi có con nhỏ, đó là “bắt trọn khoảnh khắc bố mẹ và con cùng nâng niu áo quần mềm dịu cho em bé bên sản phẩm Comfort Cho Da Nhạy Cảm.

Dù sản phẩm chỉ xuất hiện một cách tinh tế, nhưng với bối cảnh tự nhiên này, Comfort hoàn toàn có thể gợi liên tưởng được những đặc điểm nổi bật về tính năng sản phẩm đã giúp video chiếm trọn lòng tin người tiêu dùng.

null
Trong các câu chuyện từ Comfort, người tiêu dùng luôn cảm nhận tình yêu thương to lớn của bố mẹ dành cho con cái.

Kết luận

Nghệ thuật kể chuyện Digital Storytelling là phương pháp Marketing hiệu quả trên nhiều nền tảng bằng nhiều cách khác nhau.

Để có một câu chuyện thành công yếu tố cảm xúc và đưa giải pháp tích cực cho khách hàng là điều kiện cần trong mỗi Digital Storytelling.