Bùng nổ xu hướng dinh dưỡng thực vật
Có thể thấy, nhu cầu “ăn khỏe - sống lành” trỗi dậy khắp thế giới.
Data Bridge Market Research dự báo thị trường dinh dưỡng thực vật toàn cầu đạt giá trị 88,00 tỷ USD vào năm 2029.
Trong đó, ngành sữa thực vật dự kiến sẽ đạt giá trị ấn tượng 123,20 tỷ USD vào năm 2029.
Tại Việt Nam, tiêu dùng sản phẩm từ thực vật cũng ngày càng gia tăng.
Một khảo sát vào 11/2021 của Rakuten Insight chỉ ra rằng.
Trong 4000 người khảo sát, có đến 86% đã tiêu thụ các sản phẩm thay thế từ thực vật cho động vật; 87% đã thử các loại sữa thay thế từ thực vật; 61% người dùng chọn thực phẩm có nguồn gốc thực vật vì nó tốt cho sức khỏe hơn
VEYO Yogurt - Bước mở đầu dẫn lối Vinasoy đến thị trường tiềm năng
Sau gần 20 năm, độc chiếm thị phần sữa đậu nành, Vinasoy nhận ra dinh dưỡng thực vật mới thực sự là sân chơi xứng tầm của mình.
Vừa qua, Vinasoy ra mắt sữa chua 100% từ thực vật đầu tiên tại Việt Nam gây dậy sóng đông đảo giới trẻ.
Chia sẻ về sản phẩm mới, bà Nguyễn Thị Hồng Yến – Giám đốc Marketing Vinasoy cho biết:
“Vinasoy mong muốn tối ưu sản phẩm này bằng cách đem vị ngon mới lạ và năng lượng lành từ sữa thực vật, cùng đặc tính không chứa lactose của VEYO Yogurt đến người dùng để dễ dàng theo đuổi một lối sống khỏe mạnh”.
Chỉ một tháng sau ra mắt, VEYO Yogurt đã có mặt trên khắp các kệ hàng của nhiều hệ thống siêu thị lớn.
Từ Coop Mart, BigC, Satra đến cả các cửa hàng tiện lợi như GS 25, Circle K, Mini Stop,...
Mang đến nhiều tác động tích cực cho sức khỏe, VEYO Yogurt nhận được “cơn mưa lời khen” từ đông đảo người tiêu dùng
Đồng thời, sữa chua VEYO cũng đánh dấu một bước đột phá nữa của Vinasoy trong ngành dinh dưỡng thực vật toàn cầu sau khi đứng trong top 5 thị trường sữa đậu nành toàn cầu trong ba năm liên tiếp (2018-2021).
Vinamit bắt kịp xu hướng “ăn lành”
Xu hướng ăn “thực vật” đang làm khuynh đảo thị trường Việt Nam khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe của mình.
Thấu hiểu được nỗi lo đó, Vinamit đã cho ra đời một sản phẩm vô cùng mới lạ “Thịt mít non Lá Mới”.
Trên thực tế, thịt làm từ thực vật đã không còn quá xa lạ trong thị trường quốc tế.
Một tín hiệu đáng mừng là thị trường thực phẩm thuần chay toàn cầu dự kiến tăng trưởng với tốc độ trung bình 10,5% mỗi năm và đạt khoảng 31,4 tỷ USD năm 2026.
Thịt mít non Lá Mới không chỉ là thương hiệu mới mà còn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.
Các bài toán về "giải cứu hay không giải cứu" mít, thanh long hay khoai lang sẽ không còn là vấn đề nan giải nữa khi ta mở được một ngành công nghiệp chế biến mới, đầy hứa hẹn là thay thế đạm.
Lời kết
Dinh dưỡng thực vật dù tiềm năng nhưng tại Việt Nam phân khúc này dường như nhưng đang bị bỏ ngỏ bởi còn nhiều thách thức.
Vì vậy để đặt chân vào “sân chơi” này, các doanh nghiệp cần chuyên tâm nghiên cứu những nguồn dinh dưỡng xanh lành để trở nên nổi bật trên đường đua này.
Đồng thời, doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ càng từ việc phát triển, đầu tư trang thiết bị, nhà mày đến chú tâm vào vùng nguyên liệu để mang lại chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.