Dipo là gì?

DIPO (Digital Initial Private Offering) là nền tảng kỹ thuật số cung cấp các giải pháp tài chính và đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn thế giới.

DIPO là nền tảng kỹ thuật số cung cấp giải pháp tài chính đầu tư.
DIPO là nền tảng kỹ thuật số cung cấp giải pháp tài chính đầu tư.

DIPO cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể gia tăng vốn dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm hơn bằng phương pháp số hóa các cổ phiếu, cổ phần hoặc chứng khoán của công ty và giao dịch trên nền tảng giao dịch kỹ thuật số của DIPO.

Bằng cách hỗ trợ này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tập trung nỗ lực vào công việc quan trọng nhất:

Phát triển sản phẩm và tăng cường tính ứng dụng.

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm là mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa.
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm là mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa.

Những nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ có thể sử dụng DIPO để tiếp cận cơ hội đầu tư vào những doanh nghiệp tại các quốc gia khác mà thông thường là quá khó khăn hoặc không thể nắm bắt được do những khác biệt về quy trình và thủ tục tài chính.

Từ đó mở ra những cánh cửa mới cho nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến trình sản sinh lợi nhuận.

DIPO sẽ giúp các doanh nghiệp đang hoạt động có cơ hội tham gia vào lĩnh vực Blockchain, góp phần Blockchain hoá tài chính truyền thống, đồng thời giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục.

Ngoài các Startup Blockchain và nhà đầu tư, một đối tượng nữa mà DIPO hướng đến chính là các doanh nghiệp chưa tham gia vào Blockchain, giúp các doanh nghiệp này chuyển đổi thành Blockchain hóa, từ đó phát triển Tokenization và phát hành kêu gọi vốn.

Doanh nghiệp chưa tham gia Blockchain cũng là một trong những khách hàng DIPO hướng đến.
Doanh nghiệp chưa tham gia Blockchain cũng là một trong những khách hàng DIPO hướng đến.
DIPO có thể được xem là bệ phóng giúp các dự án Blockchain kêu gọi vốn đầu tư và tăng khả năng tiếp cận của các dự án tới khắp hệ sinh thái tiền mã hoá. 

Hàng loạt thử thách cần vượt qua của các Startup Blockchain

Công nghệ Blockchain đang được xem là xu thế tất yếu và có nhiều tiềm năng lớn song các Startup Việt cũng đang đối mặt với khá nhiều thách thức để phát triển lĩnh vực này.

1. Chưa xây dựng được hành lang pháp lý cụ thể

Thách thức lớn nhất chính là hiện tại Việt Nam chưa có hành lang pháp lý cụ thể, rõ ràng cho công nghệ Blockchain.

Nhận định về những khó khăn và thách thức đối với các Startup trong lĩnh vực Blockchain, TS. Trịnh Công Duy - Giám đốc Trung tâm Phát triển phần mềm Đại học Đà Nẵng - nhà sáng lập Bizverse cho biết:

“Làm Startup rất khó, Startup thành công trong lĩnh vực như Blockchain tại một thị trường chính sách vẫn chưa đầy đủ như Việt Nam thì lại càng khó khăn hơn.”

Bizverse là thế giới thực tế ảo kết hợp giữa mô hình mạng xã hội và nền kinh tế không tiếp xúc.
Bizverse là thế giới thực tế ảo kết hợp giữa mô hình mạng xã hội và nền kinh tế không tiếp xúc.
Theo TS. Trịnh Công Duy, các Startup trong lĩnh vực này, khi xây dựng giải pháp và chiến lược phát triển cần phải tính ngay đến việc "go global" (đi ra toàn cầu).

null
Việc thiếu đi hành lang pháp lý đã đẩy Startup Việt vào tình thế vừa chớm nở đã phải nghĩ ngay đến việc "go global".
Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến các Startup Blockchain người Việt thường đặt trụ sở tại nước ngoài để dễ dàng hoạt động và gọi vốn.


Trên thực tế, Việt Nam có hơn 10 kỳ lân nhưng hầu hết các công ty này đều đặt văn phòng ở nước ngoài.

Điều này dẫn tới tình trạng bỏ lỡ những cơ hội thu hút nguồn tài chính lớn đang đầu tư vào lĩnh vực Blockchain.

Các Startup Blockchain hầu hết có trụ sở ở nước ngoài.
Các Startup Blockchain hầu hết có trụ sở ở nước ngoài.

Thậm chí, có những Startup Blockchain người Việt nổi tiếng thế giới, có định giá tới hàng tỷ USD, nhưng toàn bộ doanh thu lại được ghi nhận ở quốc gia khác.

Bên cạnh đó, bài toán về phát triển nguồn nhân lực vẫn luôn là thách thức lớn cần phải vượt qua, đặc biệt tìm kiếm lực lượng kỹ sư công nghệ Blockchain đang là một trong những vấn đề bức thiết nhất để phát triển ngành công nghiệp này tại Việt Nam.

2. Tình trạng “khát” nhân sự

Việt Nam đang thuộc nhóm nước dẫn đầu về công nghệ Blockchain.

Ứng dụng công nghệ Blockchain đã lan rộng sang các ngành nghề, lĩnh vực như tài chính, giáo dục, y tế, Logistics, nông nghiệp…

“Với Blockchain, chúng tôi thấy đã được ứng dụng vào hơn 50 lĩnh vực khác nhau”, ông Vũ Anh Tú, Giám đốc công nghệ Tập đoàn FPT đánh giá.

Trong đó, riêng nhánh GameFi (game kết hợp công nghệ Blockchain và tài chính phi tập trung), số dự án Blockchain đã lên đến con số 600, trong đó chủ yếu là các dự án về GameFi.

FOTA - Dự án game MOBA ứng dụng công nghệ Blockchain, ưu tiên trải nghiệm người chơi trong Metaverse.
FOTA - Dự án game MOBA ứng dụng công nghệ Blockchain, ưu tiên trải nghiệm người chơi trong Metaverse.

Ông Trịnh Ngọc Đức, Giám đốc Công ty Phát triển tựa game Fight Of The Ages (FOTA) chia sẻ:

“Một thách thức đến từ việc phát triển quá nhanh của Blockchain là các lập trình viên tuy nhiều, nhưng số lượng người làm được và hiểu rõ sức mạnh của mảng này lại không có bao nhiêu.

Tình trạng này đã khiến quá trình tuyển dụng nhân sự trong ngành khá khó khăn, trong khi Việt Nam chưa có nhiều chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu.

Sự khan hiếm lập trình viên Blockchain có kinh nghiệm dẫn đến ứng tuyển không liên tục thành một chuỗi, ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm và buộc nhiều dự án tiềm năng phải bỏ ngỏ.”

Nếu tính theo công thức một quốc gia cần 1% dân số để phát triển những ngành mới, thì Việt Nam phải cần ít nhất 1 triệu nhân lực Blockchain.

Ở Việt Nam, số lượng nhân sự hiện nay trong lĩnh vực Blockchain mới đáp ứng được 1-2% nhu cầu của thị trường.
Ở Việt Nam, số lượng nhân sự hiện nay trong lĩnh vực Blockchain mới đáp ứng được 1-2% nhu cầu của thị trường.

3. Khó khăn trong gọi vốn và thẩm định đầu tư

Ông Nguyễn Thanh Nam, Chủ tịch HĐQT OneBlock Labs chia sẻ, OneBlock Labs đã từng giới thiệu gọi vốn cho một vài dự án và nhận được vốn đầu tư ở Silicon Valley.

Mặc dù phần giới thiệu ban đầu rất tốt, nhưng khi đi vào vận hành thì gặp khó khăn ở các khâu Marketing và hoàn thiện sản phẩm.

Chủ tịch OneBlock Labs chia sẻ:

“Đầu tư vào dự án Blockchain có tỷ lệ thành công rất thấp, đặc biệt là giai đoạn vận hành.
Vì vậy, khi đánh giá một dự án, cần quan sát con người trước, sau đó là sản phẩm”

Đặc thù của các dự án Startup Blockchain là hình thành rất nhanh, thời gian dường như chỉ tính theo tuần hoặc tháng.

Đặc biệt, ở những giai đoạn “nóng” của các dự án này, việc gọi vốn ở Việt Nam và trên thế giới khá dễ dàng.

Sau giai đoạn phát triển vừa qua, quy mô các quỹ đầu tư vào dự án Blockchain Việt đã bị “sóng sánh”.

Startup Blockchain phải trải qua nhiều vòng gọi vốn, dẫn đến tình trạng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm quỹ đầu tư.
Startup Blockchain phải trải qua nhiều vòng gọi vốn, dẫn đến tình trạng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm quỹ đầu tư.

Khá nhiều tín hiệu cho thấy, sức hút của các dự án đang có dấu hiệu chững lại.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Khôi, CEO Koru Capital cho rằng, quy mô đầu tư vào các dự án Blockchain sẽ không giảm, vấn đề là các quỹ chưa tìm được những công ty Startup đủ sức hấp dẫn để rót vốn.

“Các dự án Startup Blockchain có chất lượng ở Việt Nam khá khan hiếm, nhưng chắc chắn sẽ có, khi thị trường trở nên hấp dẫn hơn với môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho việc đầu tư trong lĩnh vực này”, ông Khôi chia sẻ.

Từ thách thức đến sự ra đời của giải pháp DIPO

Có thể nhận thấy, các Startup Blockchain hầu hết gặp khó khăn trong việc gọi vốn và các nhà đầu tư bị hạn chế trong việc tiếp cận đến những dự án Blockchain tiềm năng vì thiếu đi khung pháp lý rõ ràng.

Chính vì vậy, DIPO ra đời như một giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn đa dạng hơn từ các tổ chức, cá nhân, đồng thời cho phép các nhà đầu tư nhỏ lẻ có cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp tiềm năng.

DIPO giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn đầu tư hiệu quả.
DIPO giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn đầu tư hiệu quả.

1. Ứng dụng DIPO hiệu quả

Bất kỳ ngành nghề nào có yếu tố chuyển đổi số và có mô hình kinh doanh đều có thể Blockchain hoá.

Doanh nghiệp có yếu tố chuyển đổi số và mô hình kinh doanh rõ ràng đều có thể Blockchain hóa.
Doanh nghiệp có yếu tố chuyển đổi số và mô hình kinh doanh rõ ràng đều có thể Blockchain hóa.

Tuy nhiên, để xác định chính xác khả năng chuyển đổi và ứng dụng giải pháp DIPO một cách tối ưu nhất thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng hai điều kiện.

Điều kiện cần: Chứng minh được mô hình kinh doanh hiệu quả và có lợi nhuận cao, bền vững.
Điều kiện đủ: Đội ngũ doanh nghiệp có kiến thức tài chính, kiến thức công nghệ và có khả năng quản lý, vận hành, Marketing để duy trì giá trị tài sản số gắn liền với giá trị doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động cũng như định hướng ứng dụng Blockchain vào kinh doanh cụ thể.

2. Quy trình hoạt động của DIPO có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực

Quy trình DIPO một doanh nghiệp SME (Small and Medium Enterprise) gồm 4 bước:

- Hoàn thiện hồ sơ tài chính, kế hoạch vận hành, xây dựng mô hình kinh doanh để Tokenize hóa.
- Đăng ký token tại TSS (Trung tâm quản lý tài sản số).
- Nhận vốn từ các quỹ đầu tư như Quỹ FundGo, ký hợp đồng bảo lãnh với quỹ.
- Launchpad, phát hành Token ra thị trường Crypto trên Onus và các nền tảng khác và xác lập giá trị Token.

Quy trình DIPO cho một doanh nghiệp SMEs.
Quy trình DIPO cho một doanh nghiệp SMEs.

3. Khâu chuẩn bị chi tiết cho doanh nghiệp trước khi tham gia sử dụng DIPO

Yếu tố tiên quyết là doanh nghiệp cần phải sở hữu nguồn nhân lực có kiến thức về Blockchain và khả năng duy trì kết nối với cộng đồng nhà đầu tư sau khi tiến hành DIPO.

Đầu tiên, doanh nghiệp cần phải nắm rõ kiến thức và khả năng ứng dụng Blockchain vào mô hình kinh doanh.

Doanh nghiệp phải có hiểu biết về Blockchain cũng như khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain vào mô hình kinh doanh.
Doanh nghiệp phải có hiểu biết về Blockchain cũng như khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain vào mô hình kinh doanh.

Về cơ bản, doanh nghiệp tối thiểu phải quản trị được tài sản Blockchain hoá, hiểu được nguyên lý hoạt động của Blockchain và các smart contract có liên quan đến tài sản được Blockchain hoá của doanh nghiệp, có khả năng điều phối dòng tiền và đảm bảo tính thanh khoản của tài sản số.

Thứ hai, doanh nghiệp cần phát triển các hoạt động Marketing và kết nối với nhà đầu tư.

Cụ thể, Startup cần đảm bảo thông tin phải được cập nhập tức thời, minh bạch và đầy đủ nhất cho cộng đồng nhà đầu tư nhằm duy trì uy tín và niềm tin đối với dự án.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị networking kết nối nhà đầu tư để thu hút vốn đầu tư.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị networking kết nối nhà đầu tư để thu hút vốn đầu tư.
Cuối cùng, một Startup thực lực cần bổ trợ thêm kiến thức và khả năng quản trị tài chính.

Việc trang bị khả năng quản trị tài chính sẽ giúp doanh nghiệp lập xây dựng được các kế hoạch cụ thể cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp để chi trả lợi nhuận tối ưu, giữ chân nhà đầu tư.

Kỹ năng quản trị bao gồm quản lý về thời gian, kế hoạch tài chính, lộ trình phát triển kinh doanh,...
Kỹ năng quản trị bao gồm quản lý về thời gian, kế hoạch tài chính, lộ trình phát triển kinh doanh,...
Ngoài ra, để thích ứng với DIPO, các công nghệ, nền tảng cũng như hệ thống Blockchain phải phát hành Token hoặc các loại NFT đại diện cho khoản đầu tư vào doanh nghiệp, qua đó đảm bảo tính minh bạch vì dễ dàng kiểm tra các giao dịch cũng như cung cầu trên thị trường.

Doanh nghiệp cần phát hành Token hoặc các NFT đại diện cho khoản đầu tư vào doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần phát hành Token hoặc các NFT đại diện cho khoản đầu tư vào doanh nghiệp.

DIPO được cấu thành từ các thành phần quan trọng của nền kinh tế

DIPO được hình thành từ: doanh nghiệp, nhà đầu tư, tổ chức thẩm định và tổ chức phát hành tài sản số.

- Về yếu tố doanh nghiệp:

Doanh nghiệp là bên phát hành tài sản số để nhận vốn đầu tư từ nhà đầu tư.

Một doanh nghiệp cần phải có mô hình kinh doanh hiệu quả, có khả năng ứng dụng thực tiễn và chứng minh được tiềm năng của mình để thu hút nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải có hoạt động thực, đội ngũ uy tín và được thẩm định, xác minh bởi tổ chức thẩm định do LiveTrade uỷ quyền nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.

LiveTrade sẽ tiến hành thẩm định doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.
LiveTrade sẽ tiến hành thẩm định doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.
- Về nhà đầu tư tổ chức/Nhà đầu tư cá nhân:
Các nhà đầu tư sẽ là bên rót vốn đầu tư cho doanh nghiệp thông qua việc mua tài sản số do doanh nghiệp phát hành.

Nhà đầu tư được tự do lựa chọn doanh nghiệp trong hệ thống các dự án DIPO để đầu tư và nhận lợi nhuận từ việc đầu tư đó thông qua lãi suất do doanh nghiệp chi trả hoặc thông qua giá trị tăng thêm của tài sản số đã đầu tư.

Bên cạnh lợi nhuận, nhà đầu tư cũng có thể nhận các quyền lợi tài chính, ưu đãi khác tùy vào từng doanh nghiệp hoặc dự án.

- Đối với tổ chức thẩm định:

Tổ chức thẩm định sẽ là đơn vị nhận thông tin doanh nghiệp, từ đó tiến hành xác minh các yếu tố cơ bản về đội ngũ, mô hình kinh doanh, hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Tổ chức này cũng sẽ tiến hành niêm yết thông tin doanh nghiệp để nhà đầu tư theo dõi và bảo vệ nhà đầu tư khi xảy ra sự cố.

- Tổ chức phát hành tài sản số:

Đây là tổ chức có đủ nền tảng công nghệ cho phép nhà đầu tư thực hiện đầu tư bằng cách mua tài sản số của doanh nghiệp.

Ngoài ra nhà đầu tư cũng có thể quản trị khoản đầu tư của mình trên nền tảng của tổ chức đó và thực hiện giao dịch mua – bán tài sản số theo quy định của doanh nghiệp và của tổ chức phát hành tài sản số.

Từ những yếu tố cấu thành trên, giải pháp DIPO tự tin đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành tất cả các yếu tố này.

DIPO đóng vai trò tư vấn viên trong việc ứng dụng Blockchain, hướng dẫn về công nghệ cho doanh nghiệp làm quen với lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, DIPO cũng là cầu nối giúp kết nối các bên thẩm định đầu tư, các quỹ đầu tư cũng như nền tảng phát hành với doanh nghiệp.

Đặc biệt nhất là DIPO sẽ đứng ra làm một tổ chức phát hành tài sản số, đảm bảo tuân thủ quy định luật pháp ban hành.

Tại thị trường Việt Nam, DIPO đang có rất nhiều tiềm năng để có thể phát triển tất cả các tính năng nêu trên.

Giá trị mà DIPO đem lại cho nền kinh tế và thị trường kinh doanh

1. Đối với doanh nghiệp

DIPO giúp doanh nghiệp gọi vốn nhanh hơn bằng cách tiếp cận phạm vi nhà đầu tư lớn hơn, bao gồm các tổ chức và cá nhân mà không bị giới hạn về địa lý.

Doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận nhanh và nhận nguồn vốn trực tiếp với cộng đồng nhà đầu tư và các quỹ đầu tư thay vì phải trải qua nhiều bước trung gian khi vay vốn thông qua ngân hàng, lãi suất chi trả thấp hơn và dòng tiền linh hoạt hơn.

Với DIPO, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhà đầu tư một cách dễ dàng hơn mà không cần trải qua quy trình vay vốn phức tạp.
Với DIPO, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhà đầu tư một cách dễ dàng hơn mà không cần trải qua quy trình vay vốn phức tạp.

2. Đối với nhà đầu tư

DIPO rút ngắn thời gian giao dịch, nhà đầu tư có thể giao dịch phần vốn của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng, chủ động hơn.

Nhà đầu tư có thể rót vốn với giá trị tuỳ thích mà vẫn nhận được lợi nhuận từ phần vốn đó thay vì phải đầu tư số lượng lớn.

Nhà đầu tư có thể rót vốn với giá trị tuỳ thích với tỷ giá lợi nhuận tương ứng theo ứng dụng của DIPO.
Nhà đầu tư có thể rót vốn với giá trị tuỳ thích với tỷ giá lợi nhuận tương ứng theo ứng dụng của DIPO.
Nói một cách dễ hiểu, DIPO chính là Pre-IPO (cổ phiếu IPO trước) mở rộng, có thêm Blockchain và sử dụng phương pháp định giá bổ sung dựa vào user, giá trị user holder và các yếu tố thị trường.

DIPO chính là Pre-IPO phiên bản mở rộng.
DIPO chính là Pre-IPO phiên bản mở rộng.

Các phương pháp cũ tổng lợi nhuận thường sẽ bị giới hạn theo công thức lấy doanh thu trừ đi chi phí, trong khi đó các giá trị tài sản vô hình như tài sản trí tuệ gần như không được công nhận.

Riêng với DIPO, toàn bộ lợi nhuận từ hữu hình đến vô hình, từ các giá trị thực tế cho đến giá trị của việc sở hữu user từ khách hàng, đối tác và holder sẽ tăng khả năng nhận diện thương hiệu và hiệu quả kinh doanh.