Đô thị thông minh được sinh ra từ Cách mạng 4.0

Đô thị thông minh là một không gian đô thị với các cơ sở hạ tầng, mạng lưới thông minh chứa hàng triệu các bộ cảm biến và bộ dẫn động tương tác với con người thông qua hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông.

Nói ngắn gọn, đó là đô thị vận hành dựa trên 2 chân trụ là nền tảng công nghệ số và kết nối Internet, kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI).

Thế nhưng trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về khái niệm đô thị thông minh, và không đi đến thống nhất cuối cùng.

Nguyên nhân chủ yếu được cho là do yếu tố “thông minh” đối với đô thị này hoàn toàn có thể không phải là thông minh đối với đô thị khác.

Bản chất của đô thị thông minh là tăng trưởng thông minh, nhằm đối phó với những thay đổi khí hậu và các vấn đề xã hội. Bản chất của đô thị thông minh là tăng trưởng thông minh, nhằm đối phó với những thay đổi khí hậu và các vấn đề xã hội.

Quan trọng hơn cả là việc phát triển một đô thị thông minh cần có sự tham gia đầy đủ của các thành phần như chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng.

Thành phần cấu tạo nên đô thị 4.0

Các hoạt động kết nối thành phố đa chiều, đa cấp, linh hoạt đòi hỏi phải có cơ chế liên kết, phối hợp từ quản trị, đầu tư đến vận hành và thụ hưởng.

Chính quyền điện tử

Chính quyền điện tử gồm các giải pháp mà giúp cải thiện và tăng hiệu quả tương tác trong quản lý đô thị, đặc biệt cần song hành với hoạt động số hóa, trực tuyến hóa các dịch vụ công.

Điều này sẽ tối ưu được chức năng của các đơn vị hành chính cũng như tạo sự tiện lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục qua Internet.

null

Cư dân thông minh

Cư dân thông minh bao gồm các giải pháp phát triển con người không chỉ về nâng cao trình độ học vấn và chất lượng đào tạo mà còn thúc đẩy tư duy sáng tạo và năng lực đổi mới, cũng như tăng cường tương tác, trao đổi để hướng đến một xã hội mở về thông tin.

Môi trường thông minh

Thành phần này yêu cầu các giải pháp về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giám sát mức độ ô nhiễm môi trường, quản lý mạng lưới điện tiêu thụ,...

Cuộc sống thông minh

Khi môi trường xung quanh đã đạt tiêu chuẩn “thông minh” thì chính cuộc sống người dân - những người tạo nên đô thị thông minh cũng cần được chú trọng và nâng cao nhiều hơn.

Đó là những giải pháp về tiêu dùng, lối sống, an ninh và cả y tế.

Kinh tế thông minh

Kinh tế thông minh bao gồm các giải pháp hợp tác, đầu tư, sản xuất, thương mại sáng tạo hiệu quả và thị trường lao động linh hoạt gồm cả trong và ngoài nước.

Kinh tế thông minh là một trong những thành phần quan trọng cấu tạo nên đô thị 4.0. Kinh tế thông minh là một trong những thành phần quan trọng cấu tạo nên đô thị 4.0.

Di chuyển thông minh

Vấn đề ách tắc giao thông tại các thành phố lớn chưa bao giờ là hết “nóng”, và để giải quyết vấn đề này, các đô thị cần đáp ứng những điều sau:

Hệ thống chỉ dẫn giao thông, dự báo tình trạng ách tắc giao thông gắn với đèn giao thông thông minh, chỗ đỗ xe gắn cảm biến, hệ thống chia sẻ ô tô, xe đạp, phương tiện giao thông công cộng…

Và đó cũng là những gì giao thông thông minh cần có: hệ thống giao thông, vận tải đồng bộ, kết nối an toàn, xanh và sạch giúp tiết kiệm chi phí, giảm tối đa khí thải.

Đô thị thông minh trải khắp từ châu Âu, châu Mỹ đến châu Á

Ý tưởng phát triển đô thị thông minh đã manh nha từ khá lâu; tuy nhiên, phải đến năm 2005, chủ đề này mới thực sự được dấy lên mạnh mẽ nhờ sự ra đời cách mạng 4.0 và phát triển nhanh chóng của các công ty công nghệ.

Cách mạng 4.0 đã giúp xu hướng đô thị thông minh được chú ý nhiều hơn và phát triển mạnh mẽ. Cách mạng 4.0 đã giúp xu hướng đô thị thông minh được chú ý nhiều hơn và phát triển mạnh mẽ.

Trên thế giới, đã có nhiều thành phố lớn ở các châu lục đã triển khai mô hình đô thị thông minh, như là: London, New York, Paris, Singapore,...

Thành phố New York - thành phố thông minh nhất thế giới

Nhiều năm liên tiếp, New York luôn đứng ở vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng các thành phố thông minh trên thế giới.

Theo ghi nhận, thành phố này sử dụng khoảng 3,8 tỷ lít nước mỗi ngày, do vậy thuộc một phần trong kế hoạch thành phố thông minh, Cục Bảo vệ Môi trường thành phố đã triển khai hệ thống đọc đồng hồ tự động quy mô lớn để có được thông tin nhanh hơn về mức tiêu thụ nước.

Đồng thời cung cấp cho khách hàng một công cụ hữu ích để kiểm tra lượng nước mỗi ngày.

Bên cạnh đó, thành phố cũng đã bắt đầu sử dụng các thùng rác thông minh, chạy bằng năng lượng mặt trời để theo dõi mức độ xả rác và đảm bảo việc thu gom rác được thực hiện thường xuyên.

Thùng rác thông minh được đặt tại thành phố New York. Thùng rác thông minh được đặt tại thành phố New York.

Singapore với hệ thống giao thông thông minh

Một trong những điểm nổi bật của đô thị thông minh tại Singapore chính hệ thống giao thông thông minh.

Tại đây, một hệ thống có tên gọi là One Monitoring - cổng thông tin toàn diện và theo dõi người dân qua việc truy cập thông tin giao thông được cung cấp từ các camera giám sát trên đường và GPS trên xe taxi.

Hình ảnh được chụp từ hệ thống One-monitoring ở Singapore. Hình ảnh được chụp từ hệ thống One-monitoring ở Singapore.

Thành phố Paris và những nỗ lực trong giao thông vận tải

Nhờ những cố gắng trong lĩnh vực di chuyển và vận chuyển, Paris đã được công nhận là thành phố thông minh.

Hiện thành phố đang trong giai đoạn phát triển hệ thống tàu điện Grand Paris, bao gồm đường tàu điện ngầm tự động 100% kéo dài 127 dặm và 68 nhà ga mới.

Theo như kế hoạch, Paris sẽ thay thế toàn bộ 4500 bus bằng xe điện hoặc chạy bằng khí đốt tự nhiên vào năm 2050.

Hệ thống tàu điện Grand Paris. Hệ thống tàu điện Grand Paris.

Nếu như đô thị thông minh tại nhiều quốc gia đã được đưa vào hoạt động thì xu hướng này tại Việt Nam hiện mới chỉ đang trong quá trình thực hiện

Theo Bộ Xây dựng, hệ thống đô thị thông minh tại Việt Nam đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, tỷ lệ đô thị hóa 37,5% với hơn 813 đô thị trên cả nước.

Việt Nam xác định phát triển đô thị thông minh và bền vững là một hướng đi có tính đột phá, góp phần nâng cao tính cạnh tranh quốc gia.

Đến nay, trên cả nước đã có 41 trên 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án về đô thị thông minh.

Bên cạnh, đã có 30 tỉnh, thành phố ký kết thỏa thuận hợp tác với Viettel để xây dựng thành phố thông minh.

Sở dĩ doanh nghiệp này kết nối được với nhiều tỉnh, thành phố như vậy bởi Viettel có thể tư vấn mô hình thành phố thông minh phù hợp với văn hóa, kinh tế và nguồn lực của địa phương.

Trên thực tế, từ 5 năm trước, thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, duy trì mục tiêu thiết lập một hệ thống công nghệ thông tin theo hướng tổng thể, đồng bộ, thống nhất sử dụng chung trên địa bàn toàn thành phố…

Và khu đô thị “Thành phố thông minh” ở Đông Anh, Hà Nội do chủ đầu tư Liên doanh Sumimoto (Nhật Bản và Tập đoàn BRG) ra mắt năm 2018 với diện tích 272ha và được phát động khởi công vào năm 2019.

Đây là một trong những dự án khu đô thị đầu tiên về thành phố thông minh tại Việt Nam.

Hay như khu đô thị Vinhome Smart City - Đại đô thị Thông minh năng động của tập đoàn Vingroup được phát triển dựa theo 4 trục cốt lõi:

Smart Security (an ninh thông minh), Smart Management (vận hành thông minh), Smart Community (cộng đồng thông minh) và Smart Home.

Đô thị 4.0 được xem như là cách thức hội nhập quốc tế và bắt kịp với thời thế 4.0 phát triển như vũ bão.

Đặc biệt, đô thị thông minh được kỳ vọng là một phương án giải quyết các vấn đề gây nhức nhối bấy lâu nay như tăng trưởng dân số nhanh, ô nhiễm, suy thoái môi trường, những nguy cơ toàn cầu trong đó có cả vấn đề tội phạm, ùn tắc giao thông, dịch vụ kém hiệu quả và đình trệ phát triển kinh tế…

Đô thị 4.0 - một mảnh ghép lớn tạo nên bức tranh Proptech

Việc sử dụng PropTech cho các tòa nhà thông minh đang trở nên hấp dẫn hơn vì các cảm biến thu thập dữ liệu mini cắm trực tiếp vào hệ thống BM (Business Manager) và phân tích đang được sử dụng.

Proptech - Công nghệ bất động sản. Proptech - Công nghệ bất động sản.

Proptech là tên gọi chung của công nghệ mà tại đó cho phép số hóa thị trường bất động sản và bao gồm nhiều giải pháp mang tính đổi mới sáng tạo và được thiết kế nhằm hợp lý hóa quá trình mua bán và quản lý tài sản.

Cụ thể, proptech được thông qua bởi chủ nhà, người cho vay, người môi giới bất động sản và các đại lý bất động sản.

Bên cạnh đó, công nghệ này cũng bao gồm các nền tảng chia sẻ bất động sản như thanh toán trực tuyến tự động và Fintech bất động sản để mua và bán tài sản – công nghệ sử dụng blockchain và cloud – cho phép giao dịch mượt hơn và giảm thiểu chi phí.

Sử dụng công nghệ đám mây giúp giao dịch bất động sản trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Sử dụng công nghệ đám mây giúp giao dịch bất động sản trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.

Chia sẻ trong khuôn khổ Chương trình TECHFEST Việt Nam 2021 lần thứ 7, ông Nguyễn Hòa Bình – Chủ tịch Tập đoàn NextTech cho biết:

“Điều kiện phát triển các đô thị thông minh tại Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản, thách thức về mặt thủ tục, hồ sơ, giấy tờ, quy trình. COVID-19 với tỷ lệ phát tán cao tại các khu đô thị tập trung đông dân cư, mật độ dân số cao… càng cho thấy quyết tâm về các đô thị thông minh tại Việt Nam cần được chú trọng hơn nữa. Và cốt lõi của các đô thị này chính là các đơn vị phát triển chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản.”

Ông Nguyễn Hòa Bình – Chủ tịch Tập đoàn NextTech. Ông Nguyễn Hòa Bình – Chủ tịch Tập đoàn NextTech.

Nhận thấy, từ năm 2020, thị trường Việt Nam cũng đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mạnh tay đầu tư cho các trang giao dịch trực tuyến và ứng dụng công nghệ đa nền tảng để kết nối.

“Tuy vậy, có đến 80% các công ty công nghệ bất động sản tại Việt Nam là các công ty nước ngoài hoặc vốn đầu tư nước ngoài. Chuyển đổi số phải là cuộc cách mạng toàn dân, ai ai cũng phải dùng công nghệ số, từ đó chúng ta mới có được các đô thị thông minh đúng nghĩa”, ông Nguyễn Hòa Bình chia sẻ thêm.

Các chuyên gia cân nhắc lĩnh vực bất động sản như một “đại dương xanh” tiềm năng để các đơn vị công nghệ có thể triển khai, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch đô thị thông minh trên toàn quốc.

Thục San - Trends Việt Nam