Hóa đơn điện tử - Chứng từ dân sự đang được hệ thống hóa trong các doanh nghiệp

1. Hóa đơn điện tử là gì ?

Hoá đơn điện tử là chứng từ dân sự để xác định nguồn gốc, giá trị hàng hoá khi người dân mua hàng hoá, dịch vụ và là cơ sở trong giải quyết tranh chấp dân sự (nếu có).

2. Hóa đơn điện tử - Đang dần hệ thống hóa trên cả nước

Trên cả nước, đã có 764.314 doanh nghiệp (tương đương 92,6% tổng số doanh nghiệp) và 52.778 hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã đăng ký và chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử.

Từ tháng 7, 100% doanh nghiệp phải dùng hóa đơn điện tử và ngành thuế đã áp dụng QR Code để xuất hóa đơn ngay trên điện thoại của người dân.

Đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, việc chuyển sang dùng hoá đơn điện tử cũng là quá trình chuyển đổi số.

null
Các doanh nghiệp này cũng đã sử dụng phần mềm kế toán điện tử nên việc dùng hóa đơn điện tử rất thuận tiện (Ảnh: Internet).

Trong khi đó, gần 1,8 triệu hộ gia đình kinh doanh gặp khó khăn trong kế toán chuyên nghiệp do chủ yếu nộp thuế theo hình thức khoán.

Tuy nhiên, đến nay đã có 500.000 hộ kinh doanh chuyển sang dùng hóa đơn điện tử.

3. Lý do nên hệ thống hóa hóa đơn điện tử - Số hóa đi kèm với công khai và minh bạch

Việc có thể kết nối trực tiếp dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế là nút thắt cuối cùng trong quá trình số hóa của ngành thuế, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý của các cấp chính quyền.
null
Đồng thời, hệ thống hóa hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể bỏ qua được những công đoạn kê khai thuế rườm rà (Ảnh: Unsplash).
Không những vậy, khi toàn bộ dữ liệu về hóa đơn được công khai, minh bạch trên cổng thông tin của ngành thuế cũng sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng kiểm tra thông tin đối tác.

Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được những rủi ro nhất định như “dính” phải giao dịch hóa đơn với các công ty “ma”, công ty đã không còn hoạt động hoặc bỏ trốn.

null
Thêm vào đó là tránh tình trạng bị sai lệch nội dung giữa các liên của hóa đơn hay bị làm giả hóa đơn… (Ảnh: Unsplash).

Cơ quan thuế cũng sẽ kiểm soát hiệu quả hơn việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách của tổ chức, doanh nghiệp, người dân.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử - VNPT, BKAV, Misa, Viettel

Dịch vụ hóa đơn điện tử là dịch vụ giúp cho các Tổ chức, Doanh nghiệp có thể phát hành, phân phối, xử lý các nghiệp vụ và lưu trữ hóa đơn điện tử thay thế cho việc phát hành và sử dụng hóa đơn giấy.

Hiện nay, đã có một số công ty cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, nổi bật là VNPT, BKAV, Misa, Viettel.

Hóa đơn điện tử Misa meInvoice - Đơn vị tiên phong tích hợp công nghệ blockchain

Misa là đơn vị tiên phong cung cấp hóa đơn điện tử tích hợp công nghệ blockchain.

Hiện tại, phần mềm này đang được hơn 150.000 doanh nghiệp tin dùng.
null
Công nghệ này giúp hệ thống xác thực đa điểm và tăng cường độ bảo mật cho dịch vụ hóa đơn (Ảnh: VnExpress).

Ưu điểm nổi trội của Misa meInvoice là khả năng tích hợp hóa đơn trên phần mềm giúp tiết kiệm thời gian nhập liệu và quản lý toàn diện hệ thống sổ sách, bán hàng của công ty.

null
Đồng thời, Misa cũng là đơn vị với hơn 25 năm trong lĩnh vực kế toán, phần mềm được cập nhật liên tục các chính sách thuế mới nhất (Ảnh: VnExpress).

Dịch vụ này không giới hạn số lượng người dùng, duy trì hàng năm và khách hàng có thể mua trước nhiều gói hóa đơn để sử dụng và được chuyển sang năm tài chính tiếp theo nếu sử dụng không hết.

null
Báo giá của dịch vụ Misa meInvoice (Ảnh chụp màn hình: Misa meInvoice).

Đồng thời, Misa meInvoice cũng hỗ trợ lưu trữ, tra cứu hóa đơn miễn phí trong thời gian 10 năm và miễn phí tư vấn thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với Cơ Quan Thuế.

Dịch vụ Hóa đơn điện tử VNPT-Invoice - Nổi bật nhờ tính pháp lý và khả năng thích ứng cao

Dịch vụ Hóa đơn điện tử (VNPT-Invoice) là giải pháp hóa đơn điện tử của VNPT, đáp ứng đầy đủ các thông tư, nghị định và điều kiện pháp lý để thay thế hóa đơn giấy theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế.
null
Từ năm 2012, VNPT đã tiến hành xây dựng, triển khai thử nghiệm và hoàn thiện hệ thống, dịch vụ Hoá đơn điện tử VNPT-Invoice (Ảnh: Báo Pháp luật).
VNPT Invoice của VNPT đã rất quen thuộc trong thời gian vừa qua bởi tính pháp lý, khả năng thích ứng cao trong các hệ thống sẵn có của doanh nghiệp.

null
Báo giá của dịch vụ VNPT-Invoice (Ảnh chụp màn hình: VNPT-Invoice).

Khách hàng là các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có phát hành hóa đơn/chứng từ dùng kê khai thuế đến khách hàng:

1. Bưu chính, viễn thông, truyền hình.
2. Điện, nước, xăng dầu, hệ thống siêu thị.
3. Ngân hàng, tín dụng, chứng khoán, bảo hiểm.
4. Nhà hàng, khách sạn, bán hàng trực tuyến.
5. Các doanh nghiệp cung cấp Dịch vụ, hàng hóa khác…

VNPT-Invoice kết nối nhanh chóng với các phần mềm có sẵn của doanh nghiệp như phần mềm bán hàng, phần mềm kế toán, phần mềm CRM, phần mềm ERP thông qua API Web Service.

null
Đồng thời, VNPT-Invoice còn cho phép doanh nghiệp thống kê, báo cáo, xuất dữ liệu ra các chương trình khai thuế như HTKK, TVAN... giảm thời gian lập tờ khai thuế (Ảnh: Báo Pháp luật).

Ngoài ra, VNPT-Invoice cũng tạo bố cục hóa đơn của riêng bạn, đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu, vận hành phương án chữ ký số USB-Token cho doanh nghiệp.

Hóa đơn điện tử BKAV- eHoadon - Điểm mạnh là hướng tới nhu cầu tiện dụng và tính bảo mật

BKAV-eHoadon do Tập đoàn công nghệ Bkav phát triển, được xem là phần mềm hóa đơn điện tử dễ sử dụng nhất vì: hoàn toàn online, không cần cài đặt, không giới hạn thời gian sử dụng.
null
Đồng thời, Bkav là công ty hàng đầu về lĩnh vực an ninh mạng nên dữ liệu hóa đơn luôn được an toàn, bảo mật (Ảnh: Unsplash).
Hàng loạt thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam đang sử dụng Bkav-eHoadon có thể kể đến như Tập đoàn Hoa Sen, Tập đoàn Sơn Hà, Tập đoàn Bitexco, Tân Hiệp Phát…

Thay vì viết hoá đơn giấy, bạn chỉ cần đăng nhập để: nhập thông tin khách hàng, tên hàng hoá dịch vụ, số tiền… và bấm nút phát hành là bạn đã có một hoá đơn điện tử.

null
Báo giá của dịch vụ BKAV-eHoadon (Ảnh chụp màn hình: BKAV-eHoadon).

Khách hàng của bạn sẽ nhận được hoá đơn điện tử qua tin nhắn, email, và có thể xem được trên điện thoại, máy tính.

null
BKAV-eHoadon cũng dễ dàng tích hợp với mọi phần mềm kế toán, bán hàng của doanh nghiệp (Ảnh: Tuổi Trẻ).

Dịch vụ hóa đơn điện tử Viettel Sinvoice - Độ phủ khắp rộng lớn cùng cam kết đồng hành lâu dài

Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, cam kết đồng hành lâu dài cùng doanh nghiệp.
null
Dịch vụ hóa đơn điện tử S-Invoice của Viettel cung cấp giải pháp quản lý hóa đơn trên nền tảng điện tử cho doanh nghiệp (Ảnh: Viettel-invoice).
Hóa đơn được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử; được ký bằng chữ ký điện tử (ký số), có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn giấy thông thường; có thể chuyển đổi thành hóa đơn giấy khi có nhu cầu.
Doanh nghiệp có thể phát hành hàng triệu hóa đơn trong ngày, hệ thống S-Invoice sử dụng công nghệ bảo mật nhiều lớp, an toàn tuyệt đối, khởi tạo tài khoản cho doanh nghiệp ngay sau khi ký hợp đồng.
null
Báo giá của dịch vụ Viettel Sinvoice (Ảnh chụp màn hình: Viettel Sinvoice).
Viettel có các Trung tâm công nghệ thông tin trên khắp 63 tỉnh và thành phố, sẵn sàng triển khai, tích hợp khi có yêu cầu, hỗ trợ 24/7.

Doanh nghiệp có thể mở rộng phù hợp với nhiều loại hóa đơn đặc thù; đáp ứng đa dạng các loại hình Doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn cùng khả năng tích hợp với đa dạng các phần mềm kế toán, bán hàng, quản lý doanh nghiệp.

null
Doanh nghiệp có cơ hội dùng nhiều dịch vụ đồng bộ trên hạ tầng của Viettel như: chữ ký số, tin nhắn thương hiệu, email server… (Ảnh: Viettel-invoice).

Dịch vụ hóa đơn điện tử VNPAY-Invoice - Nền tảng hạ tầng lớn mạnh đi kèm những dịch vụ tiện ích

Hệ sinh thái dịch vụ của VNPAY-Invoice được đồng bộ trên nền tảng Hạ tầng lớn mạnh của Tập đoàn VNLife, bao gồm các gói dịch vụ tiện ích:

SMS Banking, cổng thanh toán, dịch vụ thu hộ-chi hộ; POS365… đem lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của VNPAY.

Phần mềm được xây dựng thân thiện với người dùng, dễ sử dụng, tổ chức lưu trữ dữ liệu khoa học, hỗ trợ việc tìm kiếm thuận lợi.

null
Báo giá của dịch vụ VNPAY-Invoice (Ảnh chụp màn hình: VNPAY-Invoice).

Đồng thời, giải pháp VNPAY-Invoice tương thích với nhiều phần mềm quản lý, phần mềm bán hàng, minh bạch trong giải trình thanh kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.

null
Khách hàng của VNPAY-Invoice được hỗ trợ 24/7 thông qua hotline tổng đài (Ảnh: Pexels).

VNPAY-Invoice có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh thuộc các ngành:

Điện, xăng dầu, bưu chính, vận tải đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; kinh doanh nước sạch, tín dụng tài chính, bảo hiểm, y tế, thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị.

Công cuộc chuyển đổi số và đặc biệt là việc sử dụng hoá đơn điện tử giờ đây là “không còn lựa chọn nào khác”.

Các doanh nghiệp thay vì thụ động tiếp nhận và thực thi chính sách thì nên chủ động khai thác như một lợi thế mới trong thời đại số.

Không chỉ các doanh nghiệp phần mềm mới nhanh chân khai thác thị trường màu mỡ này, nhiều doanh nghiệp số hoá dịch vụ cũng nhìn nhận nó như một cơ hội để tối ưu các tiện ích, dịch vụ cho các khách hàng của mình.

Điển hình như là nền tảng công nghệ đặt chỗ Gotadi là đơn vị tiên phong trong ngành du lịch số đơn giản hoá việc thanh toán cho người dùng.

Gotadi đã tối ưu hóa tất cả các khâu, từ việc giải quyết khiếu nại khi gặp sự cố 24/24 cho đến xuất hóa đơn tài chính, cũng dễ dàng hơn.

Đó là chưa kể đến phương thức thanh toán linh hoạt hơn, từ tiền mặt, đến chuyển khoản ngân hàng, thẻ ghi nợ… thay vì chỉ áp dụng thẻ tín dụng quốc tế của các trang OTA nước ngoài.

null
Ứng dụng đặt chỗ Gotadi tiên phong đưa hóa đơn điện tử vào trong toàn hệ thống vận hành (Ảnh: Gotadi).