Bất động sản vẫn chưa thoát khỏi bóng đen của COVID-19 

Khi bất động vẫn chưa thoát khỏi bóng đen của đại dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa phát một tín hiệu được giới chuyên môn đánh giá sẽ phần nào tác động đến nguồn vốn trên thị trường.

Theo các chuyên gia, động thái này là cần thiết, nhất là sau sự kiện "bom nợ" Evergrande liên quan đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao. Song, thông tư này có thể sẽ gây khó khăn hơn cho hoạt động phát hành trái phiếu, trong đó có cả doanh nghiệp bất động sản.

null

Phải nói thêm, trái phiếu không phải là kênh duy nhất để các doanh nghiệp bất động sản huy động vốn. Trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh, vấn đề dòng tiền bị ảnh hưởng nặng nề thì việc chuẩn bị nguồn vốn rất quan trọng đối với các nhà phát triển dự án.

Do đó, xu hướng nguồn vốn vào bất động sản trong thời gian tới sẽ diễn biến như thế nào đang là một câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là vào giai đoạn cuối năm.

“Bắt mạch" 3 xu hướng thị trường bất động sản năm 2022

Làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ tư ở Việt Nam, diễn biến ngày càng phức tạp gây ra những ảnh hưởng rất lớn cho tình hình phát triển kinh tế và cả thị trường bất động sản.

Nhiều chuyên gia đã mổ xẻ và đưa ra những nhận định khác nhau về thị trường bất động sản trong những tháng cuối năm 2021 và dự báo thị trường bất động sản trong năm 2022. 

Giá bất động sản sẽ tăng trong năm tới?

Giá bất động sản sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm và sẽ đạt đỉnh vào đầu năm 2022. Dự đoán này dựa vào yếu tố nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. 

null

Cùng với đó là các thông tin, phát triển kinh tế như thị trường Việt Nam ký hiệp định tự do thương mại, việc nới lỏng tiền tệ làm cho lạm phát có xu hướng tăng. Kéo theo nguồn vốn đổ dồn vào thị trường bất động sản.

Thông qua đó, thị trường bất động sản sẽ có cơ hội đạt đỉnh, khi mà đại dịch COVID-19 được đẩy lùi và nền kinh tế hoạt động lại bình thường.

Cơ hội dành cho các khu vực phía Nam

Giá bất động sản năm 2022 có xu hướng tăng mạnh ở các khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận như Đồng Nai, Long An, Bình Dương. Nhưng tổng thể cả nước sẽ theo chiều hướng giảm, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục hoành hành.

null

Bất động sản sẽ trở về vùng đáy?

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát, số lượng vaccine tiêm cho người dân chưa đủ để miễn dịch cộng đồng sẽ gây khó khăn cho thị trường bất động sản nói riêng và tình hình xã hội phát triển nói chung. Khi đó nhà đất sẽ vùng đáy và “nằm bất động".

Theo báo cáo thị trường của các đơn vị nghiên cứu: vào đầu tháng 4/2021, hầu hết các điểm nóng bất động sản đã hạ nhiệt. Thị trường hiện đã “cất sốt" và đang quay trở lại thời điểm giảm cả về giao dịch lẫn mức độ quan tâm.

Các địa phương xảy ra tình trạng “sốt nóng" như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng,... mức độ người tìm kiếm đã giảm, không có giao dịch. 

null

Thị trường đã xuất hiện tình trạng cất lỗ, bỏ cọc lên vài trăm triệu đồng. Có thể thấy động lực tăng giá thời điểm đầu năm bắt đầu từ nhiều xung lực liên quan đến hạ tầng, quy hoạch.

Đây là thông tin “vàng" thu hút các nhà đầu tư tham gia thị trường đông đảo; mức độ tăng giá cao đã tạo ra một con sóng đầu năm 2021.

Sau những “cơn sốt" đẩy giá lên, các nhà đầu tư chưa thể tham gia ngay mà cần chờ thị trường tự điều chỉnh một ngưỡng hợp lý. Trong khi một vài điểm "sốt nóng" có giá tăng hợp lý, thì không ít nơi lại xuất hiện giá ảo, gây rủi ro cho nhà đầu tư và hệ luỵ cho các tổ chức, hoạt động kinh tế.

Nhìn chung, dù theo dự đoán nào đi nữa thì thị trường hiện nay cũng ghi nhận giá đất ở nhiều nơi cũng có dấu hiệu tăng nhẹ. Các nguồn tiền từ thị trường tài chính và nguồn vốn đầu tư đổ vào thị trường trong bất động sản. Những điều này cho thấy khả năng phát triển của thị trường bất động sản trong thời gian tới. 

Tổng hợp, nguồn: CafeF, VnExpress