Dưới góc độ người tiêu dùng lẻ, chúng ta đều biết thời trang cùng với nhà thiết kế, những thương hiệu, nhà sáng lập, cửa hàng vật lý, người mẫu, thợ trang điểm, show diễn catwalk,... đều không thể thiếu mạng xã hội, influencers và những bữa tiệc thường niên.

Tuy nhiên, ngoài những khía cạnh bề nổi, thời trang còn là thành quả của người nông dân “trồng” sợi, thợ kéo sợi, thợ nhuộm vải, thợ dệt, thợ may, nghệ nhân và một số lượng rất lớn công nhân nhà máy, những người sản xuất nguyên liệu thô và tạo nên chất liệu cho thời trang.

Có rất nhiều giai đoạn sản xuất cần đến sự can thiệp của hóa chất, đồng thời là cường độ sử dụng điện, nước, năng lượng, đất và dầu mỏ.

Với tốc độ, quy mô và mức độ đổi mới công nghệ như ngày nay, không chỉ ở Việt Nam mà bất kì đâu trên thế giới, ngành công nghiệp thời trang đang hướng tới một tương lai không bền vững và không chắc chắn. 

Thế nhưng, đại dịch đã khiến chúng ta thay đổi.

Có vẻ mọi người đang dần tiếp cận một cách gần gũi hơn với những cách thức mới đầy hứa hẹn cùng sự can thiệp của một đội ngũ các nghệ sĩ 3D, “photographers” và “videographers”.

Màn trình diễn thời trang 3D không cần người mẫu trên sàn diễn:


Trong khi thế giới đang không ngừng phát triển những “hệ thống xoay vòng” tuổi thọ của một món đồ thời trang, đại dịch khiến chúng ta tiếp cận với cách thức quảng bá sản phẩm mới: những thước phim thời trang.

Chỉ riêng mùa Thu Đông 2020, Tuần lễ thời trang New York cùng những BST di chuyển nửa vòng hành tinh để được bước lên sàn diễn đã thải ra không khí 241.000 tấn CO2, và tiêu tốn số năng lượng đủ để vận hành Quảng trường Thời đại trong 58 năm (theo nghiên cứu của báo The Cut – New York).

Như vậy, chắc hẳn ai cũng có thể suy đoán được lượng khí thải sẽ suy giảm ra sao nếu thời trang chấp nhận cắt bớt “thời lượng” của những buổi trình diễn.

Cũng chính vì thế, nhiều "fashion film" đã được sản xuất dưới mọi hình thức.

Trong khoảng thời gian này, chúng ta bắt gặp cụm từ “Fashion Week goes online” trên khắp các mặt báo nổi tiếng.

Nhiều show diễn thời trang phải thực hiện trên nền tảng trực tuyến do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19. Nhiều show diễn thời trang phải thực hiện trên nền tảng trực tuyến do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19.

Việc sản xuất phim thời trang thay cho một show diễn có lẽ đã trở thành màn khởi động khiến số đông bắt đầu dành sự chú ý trở lại cho nhưng ý tưởng thời trang kết hợp công nghệ. 

Tại thị trường nội địa, dù chúng ta chưa có nhiều sản phẩm phim ảnh thời trang đến từ các NTK, xuyên suốt mùa dịch, Nguyễn Hoàng Tú đã có tới 2 lần ra mắt phim thời trang của mình cho khán giả trong nước. 

Những thước phim của Nguyễn Hoàng Tú được dựng từ những hình ảnh look book tối giản thay thế cho một show diễn hoàn chỉnh với nhiều công đoạn chuẩn bị hậu kỳ.

Hai thước phim thời trang của NTK Nguyễn Hoàng Tú:

Sau bước tiến đầu tiên cùng phim ảnh thời trang, sự xuất hiện của công nghệ 3D chắc hẳn là trào lưu mạnh mẽ nhất.

Thị trường nội địa đã bắt đầu xuất hiện những thương hiệu sử dụng hình ảnh 3D làm chiến dịch quảng bá.

Chúng ta có Un Necessary – một cái tên còn rất mới ưa chuộng người mẫu ảo và hình ảnh thời trang ảo.

Thương hiệu trẻ này sẽ để nhân vật 3D mặc những chiếc áo thun của mình thay vì thuê người mẫu vật lý.

Với mỗi “drop” sản phẩm, Un Necessary sẽ giới thiệu một hệ thống nhân vật khác nhau. Tuy mới mẻ và độc đáo, Un Necessary không phải cái tên duy nhất có khả năng vẽ và thể hiện trang phục cùng 3D.

UN Necessary. UN Necessary.

Điển hình như bài dự thi tại cuộc thi Fashion Cinemagic đã hoàn toàn sử dụng công nghệ 3D để tái hiện thời trang và những ý tưởng “đồ sộ” mà nếu thực hiện một cách vật lý, chắc chắn sẽ tốn rất nhiều công sức, tiền bạc cũng như nguồn tài nguyên sẵn có.

Tuy việc thể hiện rõ nét chất liệu vải bằng một phần mềm 3D vẫn còn nhiều hạn chế nhưng thị trường thời trang và người trẻ trong nước đều đang rất hào hứng được đón chào những sản phẩm 3D tích hợp trong chiến dịch quảng bá.

Bộ trang phục 3D tại cuộc thi Fashion Cinemagic. Bộ trang phục 3D tại cuộc thi Fashion Cinemagic.

Thời gian gần đây, chúng ta được chứng kiến những chiến dịch quảng bá sản phẩm với sự can thiệp của 3D từ màn ra mắt BST mới đến từ La Lune và AAH.

Tiết kiệm thời gian sản xuất hậu kỳ, hạn chế những show diễn mà quy mô một thương hiệu nội địa sẽ gần như không thể thực hiện, tiết kiệm chi phí và ủng hộ các nghệ sĩ 3D nội địa, đây vẫn chưa phải tất cả những gì một chiến dịch ra mắt sản phẩm ảo có thể mang lại. 

Không chỉ ở nước ngoài, thời trang Việt Nam cũng đang mở ra cho thế hệ nghệ sĩ trẻ yêu thích công nghệ 3D những cánh cửa mới, tiếp xúc gần gũi hơn với công nghệ và hoà mình vào xu hướng chung.

Thời trang có sự can thiệp của công nghệ không chỉ tạo nên xu hướng mà còn là giải pháp bền vững, tạo cơ hội việc làm cho nhiều bạn trẻ học thời trang và đồ họa.

Theo L'OFFICIEL