Nhắc tới cách thức quảng bá giúp doanh nghiệp tìm kiếm nhiều khách hàng tiềm năng thì không thể không nhắc đến phương pháp tiếp thị từ nhân viên.

null

Và hiển nhiên, tiếp thị nội dung là một lĩnh vực tất yếu không thể bỏ qua.

Nội dung được xây dựng từ nhân viên là một chiến lược tiếp thị hiệu quả về chi phí, điều này có thể giúp thương hiệu nâng cao danh tiếng và tăng phạm vi tiếp cận.

Các thương hiệu B2B sử dụng các giải pháp ủng hộ rõ ràng để tiếp cận tốt hơn các khách hàng tiềm năng - cụ thể là thông qua mạng xã hội cá nhân của nhân viên.

Đây là năm lợi ích riêng biệt mà doanh nghiệp của bạn có thể gặt hái được bằng cách triển khai một nền tảng vận động từ nhân viên.

1. Xây dựng uy tín thương hiệu khách hàng có nhiều khả năng tin tưởng thông tin được công ty đẩy một cách ẩn danh. 

55% người tiêu dùng coi các tài liệu tiếp thị có thương hiệu là đáng tin cậy. Lượng lớn khán giả tin tưởng nội dung chia sẻ của nhân viên gấp 2 lần so với giám đốc điều hành.

2. Nhân viên tạo sự tương tác cao với khách hàng trên nền tảng xã hội

Nhân viên có thể tạo ra sự tương tác của khách hàng bằng cách chia sẻ nội dung với các kết nối trực tuyến của họ, bao gồm và đặc biệt là thông qua phương tiện truyền thông xã hội.

Phạm vi tiếp cận nội dung có thương hiệu tăng 561% khi được chia sẻ bởi nhân viên thay vì các kênh của công ty.

3. Thu hút nhân tài gắn bó

Lãnh đạo doanh nghiệp nên tận dụng các chiến lược xây dựng thương hiệu của nhà tuyển dụng để tìm kiếm và có được những nhân viên có năng lực.

69% người xin việc có khả năng xin việc cao hơn khi nhà tuyển dụng tích cực duy trì thương hiệu của mình.

4. Tạo ra các nhà lãnh đạo tư tưởng từ nhân viên

Những nhân viên có thành tích tốt nhất trở thành những nhà lãnh đạo tư tưởng khi họ thường xuyên chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về nội dung thương hiệu của họ.

35% khách hàng của các nhà lãnh đạo B2B dành khoảng 1-3 giờ mỗi tuần để đọc các bài viết về lãnh đạo tư duy.

5. Tăng doanh thu đối với nhóm bán hàng

Các nhóm bán hàng nên hoạt động tích cực trên phương tiện truyền thông xã hội, vì đây thường là tương tác đầu tiên mà khách hàng có với thương hiệu.

Khi người sử dụng lao động cải thiện văn hóa nơi làm việc, kết quả là doanh thu tăng trung bình 33%.

Những thử thách trong việc tận dụng tối đa nội dung

Đầu tiên, thách thức trong việc làm nội dung một các tự nhiên. Nhà tiếp thị cần tối ưu hóa nội dung cho tìm kiếm. Điều này có nghĩa nội dung cần theo một quy tắc chuẩn SEO:

  • Tối ưu hóa cho các từ khóa phù hợp.
  • Viết một tiêu đề tốt.
  • Cung cấp thông tin hữu ích.

Phương tiện thông tin lựa chọn nên được tối ưu hóa bằng cách bao gồm tiêu đề, tag và từ khóa.

Phạm vi tiếp cận có thể lan rộng ra ngoài thông qua các kỹ thuật tiếp thị truyền thông như email.

Địa chỉ email của những người theo dõi và khách hàng mà nhà tiếp thị thu thập được cần tuân theo luật quy định cách nhà tiếp thị có thể gửi email tiếp thị cho họ.

null

Ngoài ra, việc khách hàng cài đặt spam cũng làm ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận nội dung, nghĩa là không phải lúc nào email cũng là công cụ hiệu quả nhất để phổ biến.

Cuối cùng, các nỗ lực tiếp thị nội dung có thể được thúc đẩy thông qua quảng cáo PPC và cung cấp nội dung.

Tiếp thị Employee Advocacy là một kỹ thuật tiếp thị có ngân sách phù hợp, chi phí thấp.

Làm thế nào để nội dung tiếp thị được quảng bá rộng rãi?

Bất chấp những thách thức tồn tại đối với các nhà tiếp thị nội dung, có một số chiến lược có thể giúp đảm bảo nội dung có thương hiệu thực sự được chú ý.

null

Một trong những cách tốt nhất là chạy chương trình vận động thông qua mạng xã hội cá nhân của nhân viên.

Nhân viên có các trang mạng cá nhân và kết nối trực tuyến của riêng mình (LinkedIn Facebook, Twitter và Instagram), và từ đó, họ có thể chia sẻ với tư cách là người ủng hộ và giúp phát triển thương hiệu là hợp lý.

Đây là lý do tại sao một chương trình vận động nhân viên là điều cần thiết khi đề cập đến một chiến lược tiếp thị nội dung hiệu quả.

Nếu thương hiệu muốn chiến lược tiếp thị nội dung có ROI cao thì không thể bỏ qua việc xây dựng chương trình vận động nhân viên.

Đầu tiên, tiếp thị truyền miệng là một trong vô số lợi ích của việc vận động nhân viên.

Các nghiên cứu cho thấy 92% mọi người tin tưởng các đề xuất từ những người họ biết, điều đó có nghĩa là khi nhân viên của bạn quảng bá nội dung của bạn, những người theo dõi của họ có nhiều khả năng tin tưởng rằng đó là nội dung đáng để xem.

Ngoài ra, 76% người nói rằng họ tin tưởng nội dung được chia sẻ bởi những người bình thường hơn các thương hiệu, vì vậy, việc có nội dung đến từ các thành viên trong công ty thay vì chỉ từ công ty sẽ rất hữu ích.

Tiếp theo, một chương trình vận động nhân viên thúc đẩy sự gắn bó và tinh thần của nhân viên.

Trên thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng những nhân viên thảnh thơi có thể khiến công ty tiêu tốn hơn 450 tỷ USD mỗi năm.

Tuy nhiên, những nhân viên tích cực trong việc quảng bá thương hiệu và cảm thấy được tham gia vào tổ chức lớn hơn có xu hướng hạnh phúc hơn, gắn bó và làm việc hiệu quả hơn.

Các công ty hợp tác nhân viên trong việc quảng bá thông điệp của họ đã được chứng minh là phát triển nhanh hơn.

Trên thực tế, 31% trong số tất cả các doanh nghiệp tăng trưởng cao có các chương trình vận động nhân viên.

Việc giới thiệu chương trình vận động nhân viên sẽ không chỉ mang lại một nơi làm việc gắn bó hơn mà bạn còn có một công ty hoạt động tốt hơn.

Cuối cùng, lợi ích quan trọng nhất của việc vận động nhân viên là tác động đến các mục tiêu của công ty.

Bằng cách sử dụng nhân viên trong biên chế giúp quảng bá thương hiệu, thương hiệu có thể tiết kiệm tiền tiếp thị và thu được lợi nhuận lớn hơn.

Làm thế nào để bắt đầu một chương trình vận động nhân viên thành công?

null

Nếu nhà tiếp thị muốn bắt đầu một chương trình vận động nhân viên, cần đảm bảo phạm vi tiếp cận, số lần hiển thị và mức độ tương tác mà chiến lược có thể chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng và hợp lý hóa chi tiêu.

Chương trình phải được hiểu và phổ biến rộng rãi trong toàn bộ công ty, vì vậy trước khi chạy chương trình, nhà tiếp thị nên có một buổi họp phổ biến kế hoạch để tất cả các giám đốc điều hành và thành viên cấp C-suite đều có mặt.

Đào tạo nhân viên cũng là bước quan trọng. Nhân viên cần được hiểu rõ về các quy tắc và và quy định về nội dung chia sẻ.

Cho nhân viên tần suất đăng bài, cách viết bài đăng bám sát thương hiệu và nền tảng hoạt động tốt nhất.

Nếu công ty đang sử dụng một công cụ riêng để chia sẻ xã hội. Thương hiệu cần huấn luyện công ty về việc sử dụng thương hiệu đó.

Cuối cùng, theo dõi kết quả của các nỗ lực tiếp thị của nhân viên để có thể điều chỉnh chiến lược hiệu quả.

Khen thưởng những nhân viên đạt kết quả tốt. Những món quà tặng như: món đồ hữu hình, cốc cà phê, áo nỉ và mũ logo thương hiệu, hoặc có thể những thẻ quà tặng của nhà hàng hoặc bữa tiệc nhỏ tại văn phòng.

Chiến lược Employee Advocacy có rất nhiều lợi ích, một trong những lợi ích quan trọng nhất là một kênh mạnh mẽ để quảng bá nội dung và giúp tạo nhận thức về thương hiệu và "lôi kéo" khách hàng tiềm năng.

Hồng Trâm - Trends Việt Nam lược dịch từ PostBeyond