Lần đầu tiên trong suốt 17 năm, Mark Zuckerberg chính thức trở thành CEO của Meta - công ty mẹ của Facebook, tương tự cách Google thực hiện khi thành lập Alphabet.
Facebook đã chính thức đổi tên công ty thành Meta vào ngày 28/10/2021.
Việc tái cấu trúc thay đổi thương hiệu nhằm củng cố vị thế của gã khổng lồ về truyền thông mạng xã hội nhằm phát triển nền tảng Metaverse - thứ mà Mark coi là tương lai của Internet.
Nói về việc đặt tên, phải nói Mark xoăn đã nhanh chân đi trước thời đại. Khi kỷ nguyên Metaverse còn đang rất mơ hồ với nhiều người thì Mark đã đóng đinh "meta" trong tâm trí khách hàng, như cách anh từng làm với Facebook.
Chỉ riêng năm nay, Mark đã rót ít nhất 10 tỷ đô là đầu tư vào Metaverse, được biết đây là nền tảng “thế giới ảo” tương tự bộ phim Ready Player One được lấy cảm hứng từ tiểu thuyết viễn tưởng Snow Crash.
Metaverse là một thế giới ảo được tạo nên từ mạng Internet và các công cụ hỗ trợ thực tế ảo tăng cường (như VR, AR hoặc các công nghệ tiền điện tử), nhằm giúp người dùng có được những trải nghiệm chân thật nhất.
Đó là một vũ trụ ảo - nơi mọi người sẽ được tự do di chuyển thông qua các nhân vật đại diện ảo, tham dự các cuộc họp kinh doanh ảo, mua sắm trong các cửa hàng ảo và giao lưu tại các buổi gặp gỡ ảo.
Ông chủ Facebook chia sẻ với The Verge: “Tôi nghĩ về cơ bản chúng tôi đang chuyển từ việc ưu tiên tập trung vào Facebook sang Metaverse”.
Thông báo về việc đổi tên thương hiệu thành Meta được Mark phát biểu tại hội nghị Connect thường niên của công ty.
Dự án đồi tên thương hiệu chỉ mới chính thức khởi động chỉ hơn sáu tháng trước.
Các nhận viên liên quan buộc phải ký các thỏa thuận không tiết lộ, riêng Mark từ chối tiết lộ bất cứ thông tin cho giới truyền thông trước thềm diễn ra sự kiện Connect.
CEO Mark Zuckerberg cho biết: “Tôi đã suy nghĩ về việc đổi thương hiệu của công ty kể từ khi chúng tôi mua Instagram và WhatsApp vào năm 2012 và 2014, nhưng phải đến đầu năm nay tôi mới nhận ra phải đến lúc thay đổi”.
Động thái này diễn ra khi Facebook "sa lầy" vào những tranh cãi về các cáo buộc cho rằng, mạng xã hội của họ đã theo dõi một cách riêng tư và tỉ mỉ các nội dung gây phẫn nộ trong thế giới thực, phớt lờ cảnh báo từ nhân viên về rủi ro trong các quyết định thiết kế.
Điều này khiến các cộng đồng người dùng dễ bị tổn thương trên khắp thế giới tiếp xúc với nội dung nguy hiểm.
Trước đó, mạng xã hội lớn nhất thế giới phải hứng chịu hàng loạt chỉ trích liên quan đến các tài liệu nội bộ bị rò rỉ do một nhân viên cũ tên là Frances Haugen cung cấp cho giới truyền thông.
Việc đổi thương hiệu được các chuyên gia nhận định là một “chiến thuật trốn tránh” trong việc tái xây dựng hình ảnh không mấy “thân thiện” của Facebook hiện nay trước công chúng.
Để đạt được điều đó, anh đang thúc đẩy các đội ngũ xây dựng công nghệ cho phép chúng ta xuất hiện dưới hình ảnh 3D toàn cơ thể, tương tác hay hoạt động giống như thế giới thực.
Công ty có kế hoạch giới thiệu bộ kính thực tế ảo cao cấp Project Cambria trước thềm sự kiện Connect trong năm sau.
Ngoài ra, trong bộ kính bao gồm một cặp kính AR có tên gọi là Nazaré.
Nhìn chung, bên cạnh “vũng lầy” chỉ trích từ dư luận và chính quyền, việc Facebook đổi tên cho thấy rõ tham vọng to lớn trong việc khẳng định vị thế tiên phong và dẫn đầu trong kỷ nguyên thế giới số.
Phát Nguyễn - Trends Việt Nam, lược dịch từ The Verge.