TỔNG GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU của danh sách 2020 đạt hơn 12,6 tỉ USD, tăng 22% so với danh sách lần thứ tư.

10 thương hiệu dẫn đầu xét về giá trị bao gồm các tên tuổi quen thuộc như:

Viettel, Vinamilk, VNPT, Sabeco, Vinhomes, MobiFone, Masan Consumer, Vietcombank, FPT và Vincom Retail.

Danh sách 50 thương hiệu dẫn đầu năm 2020 được xếp theo từng ngành. Phần lớn có bề dày hoạt động trên 10 năm, thời gian đủ dài để các công ty khẳng định tên tuổi.

Xét theo lĩnh vực, hai nhóm ngành có nhiều đại diện nhất gồm nhóm hàng thực phẩm - đồ uống và nhóm dịch vụ tài chính đều có 9 đại diện, chiếm tỷ trọng nhiều nhất xét theo số lượng, tiếp theo là bất động sản, công nghệ, nguyên liệu, bán lẻ.

Đứng đầu danh sách năm nay là Viettel, với giá trị thương hiệu hơn 2,9 tỉ USD, tiếp theo là Vinamilk, với giá trị thương hiệu hơn 2,4 tỉ USD. Đây là hai thương hiệu có giá trị vượt trội so với phần còn lại của danh sách.

10 thương hiệu đứng đầu xét theo giá trị chiếm hơn 60% tổng giá trị của danh sách.

Thị trường chứng khoán suy giảm khiến hệ số P/E của một số ngành giảm, kéo theo giá trị thương hiệu giảm theo dù lợi nhuận tăng.

- Bà Nguyễn Hà Thành, giám đốc truyền thông Viettel, đại diện công ty lên nhận vinh danh của Forbes Việt Nam.

Thương hiệu Viettel bắt đầu đạt đến giá trị tỉ đô từ 2018 với 1,397 tỉ USD - tăng vọt từ 752,8 triệu USD của năm 2016 và 849,6 triệu của năm 2017. Năm 2020 Viettel chính thức trở thành thương hiệu giá trị nhất Việt Nam với trị giá 2,948 tỉ USD.

- Vinamilk là một trong hai thương hiệu tỉ đô của Việt Nam.

Góp mặt trong danh sách từ năm đầu tiên (2016) với giá trị 1,52 tỉ USD, Vinamilk liên tục gia tăng giá trị thương hiệu, chạm mốc 2,443 tỉ USD trong năm nay.  

- Masan Consumer là một trong những công ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam.

Thành lập năm 1996, Masan Consumer sở hữu các thương hiệu chủ chốt như Chin-Su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi...

- Novaland là nhà phát triển bất động sản lớn ở khu vực phía Nam.

Novaland tập trung vào các dự án trung và cao cấp tại TP.HCM như Sunrise City, Palm Marina, NovaWorld Ho Tram, Aqua City... 

- MobiFone là thương hiệu viễn thông có trị giá gần 398 triệu USD, xếp thứ 7 trong 50 thương hiệu hàng đầu của Việt Nam.

- Thế Giới Di Động, nhà bán lẻ số 1 Việt Nam.

Hình ảnh quảng cáo gắn với hình tượng "người xanh", Thế Giới Di Động, nhà bán lẻ số 1 Việt Nam có mạng lưới hơn 3.400 cửa hàng trên toàn quốc với ba hệ thống bán lẻ quy mô Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh và Bách Hoá Xanh.  

- Đường Quảng Ngãi, một công ty thành lập năm 2006 ở khu vực miền Trung.

Đường Quảng Ngãi sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng như sữa đậu nành Fami và Vinasoy, đường Quảng Ngãi, Bia Dung Quất, bánh kẹo Biscafun, nước khoáng Thạch Bích...  

- Vietjet Air, hãng hàng không tư nhân giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam.

Với giá trị thương hiệu 108,9 triệu USD năm 2020, Vietjet Air đã cán cột mốc phục vụ khách hàng thứ 100 triệu năm 2019. Hãng chuyên chở gần 25 triệu lượt khách toàn mạng lưới, chiếm 44% tổng số lượt khách hàng không Việt Nam. 

- Thành lập ngày 9/9/2004, VNG công ty Internet và công nghệ hàng đầu.

Từ một công ty cung cấp trò chơi trực tuyến, VNG đã mở rộng thành một hệ sinh thái với cổng thông tin giải trí Zing, trang nghe nhạc Zing MP3, ứng dụng mạng xã hội Zalo, ví điện tự Zalo Pay... 

- Thiên Long, thương hiệu bút bi chiếm 60% thị phần nội địa.

Bút viết Thiên Long chiếm 60% thị phần nội địa, sản phẩm công ty phân phối qua hơn 65.000 điểm bán lẻ. Thời gian gần đây thương hiệu 65 tuổi đã cho thấy sự đổi mới trong tiếp thị, đẩy mạnh quảng cáo trên các kênh truyền thông số.   

- Minh Long - thương hiệu gốm sứ nổi tiếng của Việt Nam.

Minh Long - thương hiệu gốm sứ nổi tiếng của Việt Nam, mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Sản phẩm được xuất khẩu đến nhiều nơi trên thế giới và đạt nhiều giải thưởng quốc tế.

- Thương hiệu giày Việt Biti’s quen thuộc với người tiêu dùng qua thông điệp “Nâng niu bàn chân Việt".

Hình ảnh Biti's ngày càng hiện đại hơn thông qua các chiến dịch như “Proudly Made in Vietnam” (Tự hào Việt Nam), khơi gợi lòng tự hào dân tộc qua những sản phẩm “Made in Vietnam”, bằng cách kể các câu chuyện văn hóa, bản sắc đa dạng của người dân Việt Nam.

- Viglacera là nhà sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu miền Bắc.

Viglacera được nhớ đến với các sản phẩm kính, sứ vệ sinh và gạch chủ yếu phân khúc trung và phổ thông. Thời điểm dịch bệnh bùng phát, công ty đã đưa ra quảng cáo "Viglacera cùng bạn rửa tay đánh bay Covid".  

- Logo với biểu tượng ba bông mai trên nền đỏ, Vissan là thương hiệu quen thuộc với hàng triệu hộ gia đình tại Việt Nam. Giá trị thương hiệu năm nay đạt 11,5 triệu USD. 

- PVOil  hiện có khoảng 3.000 cửa hàng khắp cả nước, chiếm khoảng 15% thị phần.  

Giữa năm 2020, PVOil và EVNCPC phối hợp biến cửa hàng PVOil tại Đà Nẵng thành trạm xăng đầu tiên ở Việt Nam có trạm sạc ô tô điện từ nguồn cung năng lượng mặt trời trên mái cửa hàng.

- FPT là công ty công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam.

FPT là đối tác chuyển đổi số quan trọng của các tập đoàn tại Việt Nam. Ngoài ra công ty cũng được biết tới với công ty con FPT Telecom trong mảng viễn thông, tờ báo VnExpress có nhiều người đọc nhất Việt Nam.

- Năm 2020, Vietcombank vượt qua Vingroup trở thành doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán. 

Cuối năm 2019, Vietcombank có 111 chi nhánh, 472 phòng giao dịch tại Việt Nam. Giữa năm 2020, ngân hàng thành lập năm 1963 ra mắt thương hiệu dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank, đồng nhất các kênh giao dịch trên ứng dụng di động và trình duyệt web. 

- GreenFeed công ty thức ăn chăn nuôi hàng đầu Việt Nam.

GreenFeed được thành lập năm 2003. Công ty hiện có 9 nhà máy, nằm trong top 4 công ty thức ăn chăn nuôi quy mô nhất Việt Nam với các thương hiệu chủ chốt GreenFeed, GreenFarm, Thịt sạch G.  

- Duy Tân là thương hiệu nhựa gia dụng quy mô nhất. 

Ngoài sản phẩm mang thương hiệu Duy Tân, công ty còn đứng sau sản xuất bao bì, chai lọ cho nhiều thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng.

- Đường Biên Hoà là thương hiệu có bề dày hơn 50 năm, đang nắm 40% thị phần đường Việt Nam theo tự bạch. 

Trải qua M&A, công ty mở rộng quy mô và đổi tên thành Thành Thành Công - Biên Hoà.  

- Vincom Retail trực thuộc Vingroup phát triển và quản lý các thương hiệu như Vincom Mega Mall, Vincom Center, Vincom Plaza... 

Theo Forbes Việt Nam