Gạo A An ra mắt trên thị trường Nhật Bản - Nâng tầm nông sản Việt

Hôm 30/6 vừa qua, Tập đoàn Tân Long, ngân hàng Kiraboshi Nhật Bản (đơn vị kết nối doanh nghiệp) đơn vị nhập khẩu Sun-Tommy và đơn vị phân phối Spice House tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm gạo A An tại Nhật Bản.

Trước đó, Tập đoàn Tân Long (chủ sở hữu thương hiệu gạo A An) đã xuất khẩu thành công lô hàng gạo ST25 mang thương hiệu A An vào Nhật sau khi vượt qua quy trình kiểm nghiệm khắt khe đối với hơn 450 chỉ tiêu.

null
Đại sứ Vũ Hồng Nam (thứ 3 từ trái qua), đại diện Tập đoàn Tân Long, Ngân hàng Kiraboshi Nhật Bản và các đối tác tại sự kiện ra mắt gạo A An ở Nhật Bản (Ảnh: VnExpress).

Sự kiện lần này góp phần nâng tầm gạo đặc sản Việt Nam, đưa nước ta tiến một bước hội nhập sâu rộng vào chuỗi nông sản toàn cầu, nâng cao giá trị và đáp ứng xu thế phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

Thêm vào đó, sự kiện gạo A An lần đầu ra mắt tại thị trường Nhật còn là dấu mốc hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản vào năm 2023. 

null
Những túi gạo A An tại sự kiện ra mắt ở Nhật Bản (Ảnh: VnExpress).

Đồng thời, theo đại diện Tân Long, sự kiện lần này còn có ý nghĩa quan trọng khi một thương hiệu gạo Việt xuất khẩu và phân phối thành công tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.

Thị trường Nhật - Tiêu chuẩn để xuất khẩu và phân phối gạo sang Nhật Bản

Trong xu hướng tự do hóa thương mại diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, Nhật Bản vẫn là nước có sự bảo hộ ở mức cao đối với nền nông nghiệp nội địa. 

Gạo cũng là mặt hàng nhạy cảm mà Nhật Bản muốn bảo hộ và đưa ra khỏi danh sách đàm phán cắt giảm thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do. 

Hiện nay, trong các FTA mà Việt Nam và Nhật Bản là thành viên (gồm các Hiệp định AJCEP, VJEPA, CPTPP, RCEP), Nhật Bản không có cam kết ưu đãi đặc biệt nào cho gạo nhập khẩu từ Việt Nam. 

null
Ông Nguyễn Chánh Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long tham quan siêu thị Nhật bày bán gạo A An ST25 (Ảnh: VnExpress).
Gạo Việt Nam muốn xuất khẩu sang Nhật Bản phải tham gia vào các gói đấu thầu quốc tế (theo các cơ chế tiếp cận thị trường thông thường - OMA, hoặc cơ chế mua bán song song - SBS). 

Tại thị trường Nhật Bản, gạo Việt Nam chưa có đủ sức cạnh tranh so với gạo của Hoa Kỳ, Thái Lan, Trung Quốc hay Úc.

Vậy nên, trong những năm gần đây gạo Việt Nam vào thị trường Nhật chủ yếu qua đường phi mậu dịch với số lượng không đáng kể và chủ yếu dùng làm nguyên liệu chế biến các thực phẩm khác như bánh, tương miso... 

Tuy nhiên, người Nhật hiện muốn đa dạng, làm phong phú khẩu phần ăn của họ đặc biệt là nhu cầu “bản địa hoá”. 

Ví như họ muốn ăn món người Ấn thì mua gạo của Ấn Độ, mua gạo của Thái Lan để chế biến món Thái Lan, món ăn Việt Nam phải có gạo từ Việt Nam… xuất phát từ nhu cầu này, người Nhật đang tìm mua gạo Việt Nam.

null
Hạt gạo Việt to hơn phù hợp với đồ ăn Việt và cả những món cà ri Ấn Độ hay Thái (Ảnh: Gạo A An).
Đặc biệt, năm 2019, gạo ST25 Việt Nam được đánh giá là loại gạo ngon nhất thế giới, giá cả phù hợp nên người Nhật cũng muốn sử dụng, tiêu thụ sản phẩm gạo này của Việt Nam.

Hơn nữa, người Việt là cộng đồng nước ngoài đông thứ hai tại thị trường Nhật Bản, nên ngoài bún, miến, phở, gia vị… gạo cũng là sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Việt tại Nhật Bản rất lớn.

Vì vậy, sự kiện lần này của gạo A An là tín hiệu đáng mừng cho gạo Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản.

Điều này chứng tỏ năng lực sản xuất đã được nâng cao, chất lượng sản phẩm gạo Việt Nam đáp ứng được yêu cầu khắt khe của người Nhật. 

Gạo A An - “Lành gạo ngon cơm”, an toàn sức khỏe

Thương hiệu gạo A An ra mắt vào tháng 7/2019. 

Gạo A An được sản xuất trên những cánh đồng mẫu lớn, cam kết không đấu trộn, không chất tạo mùi và chất bảo quản, không dư lượng thuốc trừ sâu.

Đồng thời, gạo được áp dụng công nghệ dây chuyền hiện đại từ Châu u theo đúng tiêu chí lành gạo ngon cơm, an toàn sức khỏe. 

null
Lúa tươi luôn được vận chuyển kịp thời từ cánh đồng đến nhà máy trong khoảng "thời gian vàng“ (Ảnh: Gạo A An).
Tại A An, quá trình xử lý sấy - trữ - xay xát lúa bằng trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Châu Âu cùng công nghệ bảo ôn hiện đại giúp chất lượng lúa luôn đồng đều, giữ được hương thơm và đặc tính hoàn hảo nhất trong suốt cả năm, không bị ảnh hưởng bởi mùa vụ.

null
Nhà máy tiêu chuẩn sản xuất gạo A An (Ảnh: Gạo A An).

Thêm vào đó, việc kiểm soát chặt chẽ quy trình khép kín từ khâu chọn lúa giống đến cả giai đoạn sau thu hoạch chính là tiêu chuẩn tại A An nhằm tạo nên những bao gạo sạch an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

null
Một số loại gạo A An (Ảnh: Gạo A An).

Ba sản phẩm đặc trưng của A An là:

- Hạt gạo khỏe lành từ gạo ST24 hữu cơ, dành riêng cho người chơi hệ sống khỏe. 
- Hạt gạo thơm ngon từ gạo ST25 Lúa - Tôm lừng danh từ giống lúa ST25 ngon nhất thế giới, sản phẩm cận hữu cơ hảo hạng cho hội tìm kiếm sự hoàn hảo. 
- Hạt gạo dẻo mềm từ gạo Nhật Japonica, đảm bảo biến tấu vạn món ngon từ Âu đến Á. 

null
Gạo A An nhận được vinh danh Top 10 tin dùng Việt Nam 2021, mặt hàng nông sản - thực phẩm, đồ uống (Ảnh: Gạo A An).

Ngoài ra, A An đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành thương hiệu gạo Việt chất lượng cho mọi gia đình với những thành tựu nhất định: 

- Top 10 sản phẩm tin và dùng cho người tiêu dùng bình chọn (2020 & 2021). 
- Nhân được hơn 15.000 chữ ký người tiêu dùng công nhận hương vị, chất lượng gạo A An và cam kết đồng hành cùng nhãn hàng ủng hộ nông nghiệp Việt. 
- 50 nhà phân phối & 25.000 điểm bán trải rộng khắp toàn quốc. 
- Đồng hành với hơn 200.000 bữa cơm của các gia đình Việt.
- Và sự kiện ra mắt thị trường tại Nhật là một thành công mới đánh dấu bước tiến ngoạn mục của thương hiệu. 

null
Gạo A An đang dần chinh phục thị trường nội địa và quốc tế (Ảnh: Gạo A An).

Thời gian tới, tập đoàn sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các dòng sản phẩm gạo chủ lực khác như ST24, ST24 Organic và Japonica sang Nhật. 

Doanh nghiệp hướng đến cộng đồng người châu Á, đặc biệt là kiều bào Việt Nam tại Nhật có cơ hội tiếp cận và sử dụng các sản phẩm gạo đặc sản, chất lượng cao của Việt Nam.

Việc gạo Việt ra mặt một trong những thị trường khắt khe, Nhật Bản lần này cho thấy, chất lượng gạo Việt đang dần chinh phục những thị trường cao cấp bậc nhất thế giới.